Xóa ngay 7 ứng dụng này nếu không muốn mất tiền
Tatyana Shishkova, một chuyên gia tại công ty bảo mật Kaspersky vừa phát hiện hàng loạt ứng dụng bị nhiễm mã độc Joker xuất hiện trên cửa hàng Google Play.
Mã độc Joker là một loại trojan, có khả năng đánh cắp dữ liệu cá nhân từ điện thoại Android của bạn. Nó có thể xâm nhập vào điện thoại và tự động đăng ký hàng loạt dịch vụ tính phí đắt đỏ. Những dịch vụ này sẽ âm thầm trừ tiền trong tài khoản của người dùng.
Chuyên gia đã phát hiện có 7 ứng dụng chứa mã độc Joker. Hiện tại, những ứng dụng này đã bị xóa khỏi cửa hàng Google Play nhưng đã có một lượng lớn người dùng vô tình tải xuống chúng từ trước.
Ứng dụng chứa mã độc Joker ngang nhiên xuất hiện trên cửa hàng Google Play
Vì vậy, bạn hãy kiểm tra ngay chiếc smartphone Android của mình xem có xuất hiện những phần mềm độc hại này hay không. 7 ứng dụng có chứa mã độc Joker bao gồm:
Video đang HOT
- Now QRcode Scan (hơn 10.000 lượt cài đặt)
- EmojiOne Keyboard (hơn 50.000 lượt cài đặt)
- Battery Charging Animations Battery Wallpaper (hơn 1.000 lượt cài đặt)
- Dazzling Keyboard (hơn 10 lượt cài đặt)
- Volume Booster Louder Sound Equalizer (hơn 100 lượt cài đặt)
- Super Hero-Effect (hơn 5.000 lượt cài đặt)
- Classic Emoji Keyboard (hơn 5.000 lượt cài đặt)
Thời gian gần đây, các công ty bảo mật đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng, phần mềm độc hại trên nền tảng Android. Trước đó, công ty phần mềm an ninh mạng Avast cũng đưa ra cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo có tên UltimaSMS .
Chiến dịch này bao gồm 151 ứng dụng lừa đảo, tấn công vào các smartphone Android. Những ứng dụng này đã ngụy trang thành các phần mềm như trình chỉnh sửa ảnh, bộ lọc máy ảnh, trò chơi hoặc công cụ quét mã QR. Những ứng dụng này sẽ tự động đăng ký các dịch vụ SMS với chi phí đắt đỏ.
Lừa đảo trong ứng dụng nhắn tin đang nở rộ
Theo dữ liệu được ghi nhận từ Kaspersky, ứng dụng nhắn tin là một trong những nguồn lừa đảo phổ biến nhất.
Các ứng dụng nhắn tin đang bị tin tặc lợi dụng
Phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện từ tháng 12.2020 đến tháng 5.2021 được gửi qua WhatsApp (89,6%), tiếp theo là Telegram (5,6%). Viber đứng ở vị trí thứ ba với 4,7% và Hangouts chưa đến 1%. Các quốc gia có số lượng các cuộc tấn công lừa đảo cao nhất là Nga (46%), Brazil (15%) và Ấn Độ (7%). Trên toàn cầu, 480 sự cố được ghi nhận mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, các ứng dụng nhắn tin vượt xa mạng xã hội khoảng 20% vào năm 2020, về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng (công cụ được yêu thích nhất để giao tiếp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỉ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỉ vào năm 2023 - gần 40% dân số thế giới.
Theo thống kê, Kaspersky phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là trình nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỷ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.
Liên kết độc hại được ghi nhận ở ứng dụng Telegram có số lượng ít nhất nhưng có phân bổ địa lý tương tự với WhatsApp, phần lớn ở Nga (56%), Ấn Độ (6%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4%). Số lượng sự cố được ghi nhận cao nhất ở Nga có thể vì người dùng Telegram ở quốc gia này cũng tăng cao.
Dựa trên số liệu thống kê, Viber và Hangouts ghi nhận số lượng liên kết độc hại ít hơn. Sự khác biệt chính giữa 2 ứng dụng này là khu vực bị ảnh hưởng. Số sự cố ghi nhận qua Viber được xác định chủ yếu ở Nga với 89% và Cộng đồng các quốc gia độc lập - Ukraine 5% và Belarus 2%. Phần lớn các phát hiện trên Hangouts là từ Mỹ (39%) và Pháp (39%).
Để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo và nhận các liên kết độc hại trong ứng dụng nhắn tin, Kaspersky khuyến nghị: Cảnh giác và tìm lỗi chính tả hoặc các lỗi bất thường khác trong các liên kết. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng WhatsApp và các ứng dụng khác để liên lạc với những người dùng được tìm thấy trên một nguồn tài nguyên hợp pháp (ví dụ như sàn mua bán và dịch vụ đặt chỗ ở khác nhau) và cũng sử dụng chúng như một phương thức liên lạc trong các tin nhắn độc hại. Ngay cả khi tin nhắn và trang web trông giống như thật, các liên kết ẩn rất có thể sẽ có lỗi chính tả hoặc chúng có thể chuyển hướng bạn đến một trang khác. Cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy và làm theo các khuyến nghị. Các giải pháp bảo mật sẽ tự động giải quyết phần lớn các vấn đề và cảnh báo cho bạn nếu cần thiết.
Ứng dụng hẹn hò năm 2021: Vẫn tồn tại các mối đe dọa về theo dõi và doxing Từ sử dụng robot đến AI để lựa chọn nửa kia hoàn hảo, công nghệ đã gắn bó với hoạt động hẹn hò và tìm kiếm tình yêu, đặc biệt trong bối cảnh kết nối số trở thành loại hình kết nối duy nhất tồn tại sau một năm rưỡi giãn cách xã hội. Để tìm hiểu tác động của xu hướng này...