Xoá đói giảm nghèo bền vững với “chiếc cần câu”
“Đem đến cần câu, không cho con cá” là triết lý trong chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Tập đoàn Viễn thông quân đội khi thực hiện chương trình 30A của Chính phủ. Tuy nhiên, cách làm của Tập đoàn này cũng có những khác biệt.
Đường vào bản Poọng giờ đã được rải đá, dễ đi hơn. Năng suất lúa tại đây cao nhất toàn huyện Mường Lát.
Khi bắt tay vào thực hiện chương trình 30A tại Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), có những thôn bản, tập đoàn của Quân đội dường như bế tắc bởi độ khó, mà bản Poọng là một ví dụ điển hình. Chưa có điện lưới quốc gia, tệ nạn nghiện hút tràn lan, hầu hết nam thanh niên nhiễm HIV… tỷ lệ hộ đói nghèo thì đứng đầu huyện thuộc diện nghèo đói nhất nước.
Vì thế, thay vì tập trung đem lại những phương tiện vật chất như cái ăn, cái mặc hàng ngày, tập đoàn của Quân đội lại hướng vào những góc khác. Hỗ trợ phương tiện liên lạc (hạ tầng mạng viễn thông), hệ thống truyền thanh không dây (tivi, đài)… đến các thôn bản là phương thức đơn vị này đem thông tin đến với vùng nghèo, lạc hậu.
Bên cạnh đó, Viettel cũng hỗ trợ bà con trong việc xóa nhà tranh tre nứa lá, tư vấn cách thức trồng trọt, chăn nuôi và tặng cây, con giống… để người dân có sinh kế, tự vươn lên. Từ năm 2011 đến 2014, năng suất lúa lai của toàn huyện Mường Lát tăng từ 28 lên 42 tạ/ha, riêng tại bản Poọng luôn cao hơn mức bình quân (56-60 tạ/ha). Đây là một điều bất ngờ ở nơi từng có cái tên kinh hoàng “bản Siđa”.
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch huyện Mường Lát chia sẻ, việc hỗ trợ 22 tấn giống ngô lai, 23 tấn giống lúa lai, không đơn thuần là vật chất về giống. Hỗ trợ kèm theo tư vấn trồng trọt giúp người dân nơi đây dần thay đổi nhận thức, thi nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Vị chủ tịch cũng chia sẻ: “Ý thức của bà con về việc tự vươn lên sản xuất để thoát nghèo đã thay đổi rất nhiều. Rất nhiều bà con đã hăng say trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng… để có sinh kế bền vững chứ không dựa vào hỗ trợ hay cứu đói như trước”. Ngoài những đổi thay được coi là điểm sáng ở bản Poọng, cuối năm 2013 và 2014, nhiều hộ gia đình người Mông ở Mường Lát đã làm đơn xin tình nguyện ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Video đang HOT
Với những kết quả bước đầu về xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1, Viettel đang triển khai chương trình 30A ở một bước mới. Đầu năm 2015, Tập đoàn này công bố giai đoạn 2 của chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững (30A) với việc khởi công xây dựng Trạm y tế ĐakRông trị giá tới 4,9 tỷ đồng ở Quảng Trị (diện tích 230 m2 và 10-12 phòng bệnh).
Trên thực tế, trước khi công bố giai đoạn 2, tập đoàn đã tiến hành nhiều hoạt động cho việc xóa đói giảm nghèo bền vững ở một mức độ cao hơn. Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn nàycho biết, việc hỗ trợ người dân giảm nghèo trên cơ sở nhu cầu của bà con, đảm bảo thoát nghèo nhanh và bền vững theo yêu cầu của Chính phủ chứ không phải dựa trên những thế mạnh mà mình có.
Ông Vĩnh bổ sung thêm, trong giai đoạn đầu, tập đoàn chúng tôi tập trung xây dựng nhà tặng hộ nghèo và tặng bò giống để giải quyết 2 nhu cầu tối thiểu là nơi ăn chốn ở và phương tiện kiếm sống. Viettel sẽ hỗ trợ gần 500 hộ gia đình có nhà mới với kinh phí 60 triệu/ căn; tặng gần 1.000 con bò cùng với chuồng nuôi (ở Thanh Hóa và Quảng Trị).
Trong giai đoạn kế tiếp, 80% kinh phí hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục – vốn là nhu cầu cấp bách hiện nay. 20% còn lại sẽ đầu tư vào viễn thông và CNTT, giúp xoá khoảng cách về thông tin của người dân.
Về việc hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình có nhà mới theo chương trình 30A với kinh phí 60 triệu/căn, ông Mai Thức – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao việc Tập đoàn Viễn thông quân đội đã tổ chức đoàn công tác xuống tận từng xã, huyện để tìm hiểu nhu cầu của người dân, khảo sát thực tế các đối tượng hộ nghèo trên địa bàn, đo đạc địa hình để thiết kế nhà cho phù hợp, nắm bắt đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng đánh giá việc tặng bò cùng chuồng đi kèm với tư vấn về phương pháp chăn nuôi. “Khảo sát kĩ, hỗ trợ thiết thực sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công tác xoá đói giảm nghèo bền vững”, ông Mai Thức nhận định.
Ngoài việc hỗ trợ về nơi ăn chốn ở, sinh kế, chăm sóc sức khỏe, Viettel còn hỗ trợ các địa phương khó khăn ở Thanh Hoá và Quảng Trị với các chương trình xã hội lớn như Internet trường học, Vì em hiếu học, hỗ trợ giáo viên vùng cao, hỗ trợ cước cho bộ đội biên phòng, Trái tim cho em…
Hà Nguyễn
Theo Dantri
Đà Nẵng nỗ lực xây dựng thành phố xanh và thông minh
Sáng 14/5, tại Công viên phần mềm Đà Nẵng, Sở Thông tin - Truyền thông Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo "Giải pháp toàn diện hướng đến một TP Đà Nẵng xanh và thông minh".
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang đến hướng mục tiêu xây dựng một đô thị đáng sống, một thành phố năng động và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền của TP Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố.
Trong 6 năm liền, Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số ứng dụng CNTT - ICT Index Việt Nam (2009 - 2014) và vinh dự nhận nhiều giải thưởng quốc tế uy tín về phát triển chính quyền điện tử.
Quang cảnh hội thảo
Năm 2012, TP Đà Nẵng cũng vinh dự là một trong 33 thành phố trên thế giới được tập đoàn IBM trao giải thưởng "Thách thức của các thành phố thông minh hơn". Tiếp theo đó, với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế IBM, thành phố Đà Nẵng đã lập đề án xây dựng thành phố thông minh hơn và được UBND TP ban hành tại quyết định 1797/QĐ -UBND ngày 25/3/2014.
Triển khai đề án này, các sở, ban, ngành, quận, huyện đã chủ động xây dựng các dự án ứng dụng, các giải pháp CNTT nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đô thị khác nhau.
Năm 2013, Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai hệ thống quản lý giao thông công cộng bằng thiết bị giám sát hành trình. Sở Thông tin - Truyền thông cũng phối hợp với Công ty cấp nước triển khai hệ thống giám sát chất lượng nước bằng thiết bị cảm biến tại Nhà máy nước cầu Đỏ. Việc triển khai các hệ thống nói trên là bước đi ban đầu trên lộ trình hướng đến xây dựng một thành phố thông minh.
Với hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại, mô hình chính quyền điện tử đang hoàn thiện... Đà Nẵng đang ở vị thế sẵn sàng để áp dụng mô hình thành phố xanh và thông minh.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đăng Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng cho hay: với tốc độ và sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay và hạn chế về giao thông công cộng, nếu thành phố không có những giải pháp hữu hiệu bền vững thì tình trạng gia tăng về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông là những nguy cơ trong tương lai. Do đó, chính quyền TP Đà Nẵng đã và đang xem xét, thực hiện các giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý giao thông, trong đó ứng dụng công nghệ giao thông thông minh là cấp thiết, mang lại hiệu quả cao và hướng đến một thành phố xanh và thông minh.
Trong những năm qua, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho thành phố thực hiện các giải pháp, dự án ứng dụng hệ thống giao thông thông minh ở TP Đà Nẵng. Đó là hình thành Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên nền tảng công nghệ thông tin địa lý GIS, ứng dụng camera giám sát các xe quá tải qua cầu Thuận Phước, camera giám sát xe máy đỗ trên đường Nguyễn Văn Linh và hệ thống ITS phục vụ tuyến xe buýt nhanh BRT.
Ông Nguyễn Đăng Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng chia sẻ tại hội thảo
Cũng theo ông Huy, với tầm nhìn phát triển giao thông vận tải đến năm 2030 của thành phố được xác định là xanh - hiện đại - thân thiện nên việc triển khai ứng dụng giao thông thông minh là đòi hỏi tất yếu. Trong đó, hệ thống giao thông thông minh được áp dụng trong các lĩnh vực: Tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng (xe buýt thường, xe buýt nhanh, tàu điện ngầm...) thân thiện, hiện đại, áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến.
Quản lý giao thông hạ tầng với công nghệ tiên tiến như xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng giao thông trên nền tảng công nghệ thông tin địa lý. Nâng cấp Trung tâm điều hành giao thông, lắp đặt các thiết bị kiểm soát giao thông tại hầu hết các tuyến đường... Nghiên cứu ứng dụng quản lý bãi đỗ xe thông minh (trên đường và trong bãi), thu phí tự động để nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu công nhân và thất thoát tài chính.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Người Việt công tác ở Nepal hiến máu giúp nạn nhân động đất Sang công tác ở Nepal, hai thành viên của tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tham gia hỗ trợ những nạn nhân của trận động đất ở đây. Phóng viên thực hiện phỏng vấn qua điện thoại với ông Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế (Viettel Global). Trận động đất kinh hoàng...