Xóa độc quyền từ chiếc xe thang
Chuyện chiếc xe thang ở sân bay Cát Bi đã kết thúc có hậu khi Cục Hàng không Việt Nam có văn bản chỉ đạo Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng Cty Hàng không Việt Nam thực hiện việc cụ thể như sau:
Bổ sung cho Cảng hàng không Cát Bi và Cảng hàng không Vinh mỗi cảng thêm 1 xe thang và nhân lực để khai thác phương tiện, báo cáo kết quả về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 26.7.2014.
Mua thêm xe thang là đương nhiên, bởi vì không thể chấp nhận được chỉ vì thiếu một chiếc xe thang mà làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo đúng giờ của các chuyến bay. Đúng ra, việc này đã phải làm từ lâu, chẳng cần đến ông Bộ trưởng ngành giao thông dọa “các ông phải lên máy bay cõng từng hành khách xuống” thì mới chịu sắm xe thang.
Dù chậm nhưng cũng rất hoan nghênh Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai việc mua hai chiếc xe thang cho hai cảng hàng không, đồng thời yêu cầu Tổng Cty Cảng Hàng không phải đảm bảo đủ số lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhân lực có chứng chỉ phù hợp theo quy định đáp ứng cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất cho số chuyến bay trong giờ cao điểm.
Hành khách có quyền hy vọng sẽ được đi máy bay đúng giờ hoặc ít nhất là ít khi bị hoãn chuyến trong thời gian tới.
Video đang HOT
Nhưng đáng hoan nghênh hơn, đó là tư duy xóa bỏ độc quyền của Cục Hàng không Việt Nam bằng một chỉ đạo rõ ràng: “Tổng công ty Hàng không Việt Nam xem xét lại thứ tự ưu tiên phục vụ kỹ thuật mặt đất trong hợp đồng ký kết với các hãng hàng không.
Chỉ đạo Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài yêu cầu các Tổ phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không Cát Bi, Cảng hàng không Vinh phục vụ tàu bay theo thứ tự: Tàu bay đến trước phục vụ trước, tàu bay đến sau phục vụ sau”.
Chỉ một chi tiết nhỏ thôi, nhưng là cả một tồn tại và là vấn đề rất lớn trong việc tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các hãng hàng không. Chiếc xe thang, chiếc xe kéo hành lý cho đến đường lồng, đường vào điểm đỗ tàu bay, đường ra đường băng đều cần một sự công bằng như nhau. Ai đến trước sẽ được cung cấp dịch vụ trước, không hãng nào được ưu tiên sử dụng dịch vụ tại các hàng không.
Quy luật đến trước ưu tiên trước bắt buộc các hãng hàng không phải tổ chức hoạt động kinh doanh thật tốt, và cuối cùng là lợi ích được tạo ra không chỉ cho các hãng mà còn cho hành khách và toàn xã hội.
Xóa bỏ độc quyền ở từng khâu trong hệ thống hoạt động của ngành hàng không thì mới có sự phát triển tốt của các hãng hàng không.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến về chậm, hủy chuyến bay do Báo Giao thông tổ chức ngày 16.7, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nêu ý kiến: “Thời gian qua, việc thực hiện, chấp hành các qui định của hàng không vẫn chưa đồng bộ. Tại sao thời gian qua lại xảy ra chậm, hủy chuyến nhiều như vậy. Giờ có 3 hãng, vẫn có sự cạnh tranh chưa lành mạnh”.
Muốn các hãng hàng không cạnh tranh lành mạnh thì phải xóa bỏ độc quyền, xây dựng các chính sách minh bạch, công bằng, hỗ trợ cho các hãng hàng không kinh doanh hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững.
Theo Lao động
Thiếu thang, lãnh đạo Cục Hàng không phải cõng khách xuống
- "Tuần tới, tại sân bay Cát Bi không có đủ thang, ông sẽ phải cõng từng hành khách xuống máy bay", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với Cục phó Hàng không Đinh Việt Thắng.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, tai cuộc làm việc giưa Bô trương Bô GTVT Đinh La Thăng với lãnh đạo TP Hải Phòng ngày 17/7, liên quan đến tiến độ GPMB phục vụ dự án mở rộng sân bay Cát Bi, khi ông Đinh Việt Thắng - Phó Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, hiện tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi chỉ có hai xe thang của Hãng Vietnam Airlines.
Ngay sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng không và phía sân bay Cát Bi ngay trong tuần sau phải điều thêm xe thang để phục vụ hành khách, đồng thời nói với Cục phó Đinh Việt Thắng: "Nếu trong tuần sau mà không có xe thang thì ông Thắng phải cõng hành khách từ máy bay xuống".
Bộ trưởng Thăng yêu cầu sân bay Cát Bi (Hải Phòng) phải điều thêm xe thang ngay trong tuần tới (Ảnh minh họa).
Còn theo thông tin trên báo Tiền phong, lãnh đạo Bộ GTVT cũng hỏi rõ chi phí xe thang và ống lồng (đường dẫn vào máy bay), sau đó nói rõ đó là việc không khó để triển khai.
Hãng Vietjet Air (VJA) đang phải ký một hợp đồng "lép vế" là khi có máy bay của VNA thì VJA phải chờ chứ không theo nguyên tắc bên nào xuống trước thì được quyền sử dụng xe thang trước. Thực tế này đã góp phần làm tăng thêm nhiều chuyến bay bị chậm và hành khách phải chờ đợi với lý do vô lý là "thiếu xe thang".
Sở dĩ có tình huống này do các hãng hàng không nội địa phản ánh, nhiều khi chậm huỷ chuyến bay có nguyên nhân thiếu thang lên xuống máy bay.
Có những lúc, cơ trưởng của Vietjet Air phải đứng chặn thang (tại sân bay Cát Bi) để hành khách xuống máy bay. Hiện, ngành hàng không đang trong chiến dịch cải tổ.
Từ Cục trưởng tới nhân viên các sân bay, doanh nghiệp vận tải đang tìm mọi cách để cải thiện hình ảnh, đảm bảo an toàn bay và nâng cao chất lượng phục vụ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dự án sân bay Long Thành: Sẽ trình Chính phủ trong tháng 4 Quy mô đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) đảm bảo mức tối thiểu với phương án xây dựng 1 đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách công suất khoảng 17 triệu HK/năm. Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ báo cáo đầu tư trong tháng 4 này. Chỉ đạo này của Bộ trưởng Bộ Giao...