Xơ gan khó chữa nhưng dễ phòng
Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.
Xơ gan hay còn gọi là chai gan, đây là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính, là hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan.
Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: lạm dụng và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.
Trong số những nguyên nhân gây xơ gan thì xơ gan do rượu chiếm hơn một nửa số ca tử vong. Hiện nay rượu và virus viêm gan là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xơ gan; đồng thời xơ gan gây ra tất nhiều biến chứng, trong đó có khoảng 30% người xơ gan bị biến chứng chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Ngoài ra, xơ gan còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan, ung thư gan…
Hình ảnh gan bị xơ.
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan
Rượu: Người nghiện rượu chiếm tỷ lệ bị xơ gan cao nhất. Sở dĩ xơ gan xảy ra ở người uống nhiều rượu là vì bị ngấm các chất độc có trong rượu một cách từ từ, ban đầu gan sẽ bị nhiễm mỡ, rồi gây nên tình trạng viêm gan mạn tính rồi sau đó chuyển thành xơ gan, vì vậy xơ gan xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài, có khi đến hàng chục năm sau khi nghiện rượu.
Xơ gan do ứ mật: Là tình trạng mật bị ứ đọng do viêm, do tắc đường mật, cả đường mật và mật sẽ tác động làm ảnh hưởng đến gan, làm tổn thương tế bào gan, dần dần dẫn đến xơ gan.
Xơ gan do viêm gan virus: Khi bị viêm gan do virus có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, nhất là viêm gan virus B và C.
Xơ gan do ký sinh trùng: Có 3 loại ký sinh trùng thường gặp là amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan làm tổn thương tế bào gan và gây ra bệnh xơ gan.
Video đang HOT
Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Là những bệnh lý làm giảm lưu lượng máu như: suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan làm tổn thương gan.
Các nguyên nhân khác: Những người có phản ứng bất thường với một vài loại thuốc điều trị bệnh hay do tiếp xúc lâu ngày với chất độc cũng có nguy cơ bị xơ gan.
Một số bất thường do tích tụ chất độc trong gan dẫn đến phá hủy mô và gây xơ gan như ứ đọng chất sắt do hấp thu quá mức chất sắt từ thức ăn rồi dần dà gây nên các bệnh như: viêm khớp, suy tim do chất sắt làm phá hủy cơ tim, hay ứ đọng chất đồng trong bệnh Wilson.
Trẻ sinh ra không có ống dẫn mật do bị teo ống dẫn mật cũng dẫn đến xơ gan.
Biểu hiện gan bị xơ
Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi các nguyên nhân âm thầm tấn công lá gan, người bệnh thường không có dấu hiệu gì ngoài một vài biểu hiện như: ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân; thậm chí có người lại biểu hiện bằng giảm ham muốn tình dục.
Đến giai đoạn sau, tức là khi bắt đầu có suy gan thì người bệnh có thể có các biểu hiện như: ngứa, da sậm màu, xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da ngực, lưng, cổ, mặt, cánh tay hay còn gọi là nốt sao mạch; trên lòng bàn tay đỏ rực lên còn gọi là dấu hiệu bàn tay son, nước tiểu sậm màu, dễ bị chảy máu răng, máu mũi, da dễ bị bầm hơn khi va chạm, mắt và da bắt đầu vàng.
Ở giai đoạn nặng khi gan không còn khả năng bù trừ thì sẽ xuất hiện vàng da, vàng mắt, phù, bụng to và màng bụng có nước còn gọi là tràn dịch màng bụng.
Cách phòng ngừa
Để phòng bệnh xơ gan, cần chủ động bảo vệ gan bằng các cách sau: Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh. Có lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia. Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng. Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan. Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…
Cô gái được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam mong tái sinh lần 2
Sau gần 17 năm được ghép gan cô gái trẻ Nguyễn Thị Diệp lại đối mặt với nguy cơ tái ghép gan mới giữ được sự sống.
Diệp trên giường bệnh với hy vọng được ghép gan lần 2
Mẹ muốn tiếp nối bố hiến gan cho con, nhưng...
Gần 1 năm nay, Nguyễn Thị Diệp (SN 1995 ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), bệnh nhân ghép gan đầu tiên ở Việt Nam, liên tục nhập viện vì dấu hiệu sơ hóa toàn bộ gan. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sinh mạng của Diệp hoàn toàn phụ thuộc vào lần tái ghép gan.
Cả cơ thể Diệp giờ nhuộm một màu vàng bủng, từ 50kg sau những đợt điều trị giờ em chỉ còn 42kg. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, Diệp khe khẽ nói: "Buồn quá chị ạ, em những tưởng mình khỏe rồi, đi làm được rồi, thế mà giờ lại nằm bẹp ở đây và lại chờ ghép tạng".
Xoa nhè nhẹ lên cánh tay con tím bầm những viết lấy ven để truyền thuốc, chị Phạm Thị Thoa miệng cười nhẹ nhưng giọt lệ cứ đong đầy trong mắt: "Có mỗi cô con gái mà từ bé đến lớn cứ lấy bệnh viện làm nhà. Chị muốn hiến một phần gan để ghép cho con trong lần tới nhưng...".
Tiếp lời mẹ, Diệp chia sẻ: "Em không muốn mẹ hiến gan cho em bởi từ ngày bố hiến gan cho em đã yếu hẳn, trăm sự đều đổ lên đầu mẹ. Giờ mẹ lại hiến nữa thì gia đình em biết phải làm sao".
Trước đó, sau ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam (ngày 31/1/2004) và nhiều năm sau, sức khỏe phục hồi, Diệp lại đi theo ngành dược để có thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm lo cho mọi người. Tốt nghiệp, Học viện Quân y lại tiếp tục cưu mang khi nhận Diệp về công tác ở khoa Dược với công việc nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.
2 năm công tác tại Bệnh viện Quân y 103 là thời gian sức khỏe của Diệp rất tốt, có lẽ cũng vì thế mà Diệp chủ quan hơn. "Ban đầu em thấy cơ thể mệt mỏi, đi ngoài nhiều nhưng không nghĩ bệnh mình trở nặng.
Chỉ đến khi bụng trướng to, không ăn uống được, lúc đó em mới tìm đến bác sĩ. Kết quả xét nghiệm men gan tăng cao, xơ gan. Được điều trị nhưng các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm", Diệp chia sẻ.
Mỗi ngày, để đảm bảo sức khỏe, Diệp được chỉ định truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và cách ngày truyền Abumin... "Diệp ngày càng yếu, chỉ có thể đi lại vệ sinh túc tắc trong phòng còn không thể tự mình đi ra ngoài được.
Hôm trước, bác sĩ điều trị có nói các chỉ số của Diệp rất kém, bệnh viện đã tính đến việc ghép lại gan cho Diệp, đã đưa vào danh sách chờ ghép", chị Thoa cho hay.
Ghép gan lần 2 sẽ phức tạp nhưng cơ hội sống vẫn rộng mở
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá, PGS. TS. Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: "Gan ghép cũng có tuổi thọ, tuy nhiên chúng tôi đánh giá trường hợp của Diệp là thành công lớn khi gần 17 năm Diệp sống với gan mới của bố. Đây là trường hợp ghép gan có kết quả dài nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, gan là tạng lạ của cơ thể nên khi vào cơ thể luôn luôn có xu hướng đẩy tạng ghép ra ngoài (quá trình thải ghép)".
Nhắc đến Diệp, ông Mạnh nhận định: "Quá trình thải ghép âm thầm diễn ra nhiều năm, tuy nhiên gần đây Diệp có những đợt thải ghép mãn tính mạnh khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, tăng men gan, ăn uống kém, mệt mỏi hơn.
Do cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép cho cháu có những biến đổi về mạch máu, về tổ chức, nên chức năng tạng của cháu đã bắt đầu vào giai đoạn xấu, cần phải tính đến chuyện ghép gan. Thời gian ghép lúc nào còn phụ thuộc vào sức khỏe của cháu".
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng và kinh phí để thực hiện ca ghép gan lần 2 cho Diệp. "Cháu có 2 em trai (một đã trưởng thành) và mẹ. Nguồn gan từ huyết thống thân thuộc là tốt nhất. Nếu không có thì cơ hội vẫn còn rộng, từ người chết não hoặc người khác hiến một phần gan cho cháu", ông Mạnh cho hay.
Theo ông Mạnh, so với ghép gan lần 1, nếu Diệp ghép gan lần 2 sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn, vì cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại mảnh ghép và tình hình miễn dịch của bệnh nhân sẽ càng khó khăn hơn. Việc quản lý bệnh nhân sử dụng thuốc và phòng tránh các biến chứng cũng khó khăn hơn lần đầu.
"Nhưng như vậy không có nghĩa là không thực hiện được. Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép, cháu Diệp hoàn toàn có thể ghép gan", PGS. TS. Mạnh nói.
Cảnh giác sỏi đường mật trong gan Sỏi trong gan thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật như: nhiễm trùng đường mật, viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết,... Phát hiện đầy sỏi trong gan vì đau bụng Bệnh nhân nữ 30 tuổi, Nghệ An đau bụng, sút cân, thi thoảng sốt, đi khám...