Xin tiền không được, thiếu nữ lên mạng chửi mẹ là… cave
Mới đây một status của một thiếu nữ chửi mẹ của mình trên Facebook vì xin 2 triệu không được, lại làm cộng đồng mạng nổi sóng.
Facebook chửi mẹ của Nguyen Nhung và dưới là những lời rủa xả của Nguyen Nhung dành cho những ý kiến không đồng tình
Status đăng trên Facebook của một thiếu nữ có nickname Nhung Nguyen.
Lí do mà người này xúc phạm đấng sinh thành của mình rất đơn giản: “*** chưa thấy ai bựa như con mẹ mình, đi nâng mũi sửa ngực sắm quần áo nhìn như con cave nửa mùa thế mà mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho, *** mẹ xấu sẵn rồi thì có đắp vàng cũng *** đẹp, lại còn cong cớn lên đi cặp với mấy thằng trẻ ranh chỉ đáng tuổi mình về thuê nó ***:)) *** bị bố mình bỏ cũng đáng lắm *** con chó” là những câu chửi được đăng tải nổi bật trên facebook của Nguyen Nhung vào ngày 8/10/2012.
Khi nhận được comment từ phía bạn bè, Nguyen Nhung đã trả lời lại với giọng đầy thách thức. Trước sau Nhung vẫn không gọi người đã sinh ra mình bằng mẹ. Lý do mà Nhung dành cho mẹ của mình những lời lẽ như một kẻ giang hồ như vậy cũng chỉ vì lý do: “mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho”.
Nick name Cậu Buồn Vì Em tỏ ra bức xúc “Làm gì mà ghê gớm thế?” thì nhận được câu trả lời của Nhung: “Không gớm đâu. Không gớm không nói lại được nó (mẹ của Nhung – PV)”.
Trước rất nhiều những cái lắc đầu, những lời khuyên chân thành của cư dân mạng dành cho Nhung thì họ lại nhận về những câu “cấm cửa” và tục tĩu của cô bé sinh năm 93 này: “Kệ tao, tao thích chửi đấy, chúng mày đừng có mà xỉa vào. Chúng mày không muốn nghe đọc thì xóa và chặn fb của tao nhá, ***”.
Điều đáng nói là dòng status với những câu nói vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ của bạn có nick name Ilvlliss LLove: “Ai dám thề là chưa bao giờ chửi pap hoặc mama….Chuyện chi cũng có cái lý cuả nó. Mỗi người mỗi hoàn cảnh….biết làm sao??????”.
Theo một số nguồn tin, chủ tài khoản có tên Nguyen Nhung sinh năm 1993, hiện đang sống tại Sơn Tây, Hà Nội với những dòng giới thiệu “cave cũng có cái lý của cave”. Những Hội mà Nhung yêu thích cũng thể hiện bằng những từ ngữ thiếu văn hóa và có hàm ý xúc phạm đời tư người khác… như: “Hội những người phát tởm vì độ đĩ đời của con Ngọc Na Sài Đồng”, “Hội Kinh tởm con cave rẻ tiền có cái tên Maii Ngọc chị thỏ ngọc”…
Thời gian gần đây, hiện tượng một số bạn trẻ lên mạng xã hội facebook dùng những lời lẽ thô tục chửi chính bà ngoại và bố mẹ mình đã làm khuấy đảo, gây nên một làn sóng phản đối, bức xúc cao độ. Nhiều ý kiến lo ngại hiện tượng này sẽ lây lan mạnh trong bộ phận giới trẻ và trở thành một xu hướng sống lệch lạc.
Video đang HOT
Về vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ngắn với PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội, thuộc Viện Xã hội học Việt Nam.
“Tôi nhìn thấy ở đó một hiện tượng, một vấn đề bệnh hoạn, hết thuốc chữa của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để xảy ra hiện tượng đáng buồn ấy, chúng ta cần có cái nhìn thẳng thắn rằng, rõ ràng chuyện giáo dục con cái của một số gia đình ở Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì nuôi nấng, dạy dỗ con cái tới độ tuổi có thể nhận thức được mà con lại có thể thốt ra những lời nói lệch chuẩn như vậy thì chứng tỏ bố mẹ đã buông lỏng con cái trong cả một quá trình dài. Hay nói cách khác, một phần lỗi này thuộc về những đấng sinh thành.
Họ nên tự hỏi lại xem trong cách dạy dỗ, nói năng, cư xử hằng ngày với con cái, với những người xung quanh, thậm chí với bề trên đã đúng mực chưa?
Ngày nay, nói về cách dạy dỗ con cái, người ta vẫn nhắc tới một truyện “ngụ ngôn”. Câu chuyện kể về một gia đình có 3 thế hệ là ông bà, bố mẹ và con cái. Trong đó, bố mẹ đã dựng một túp lều ngoài vườn cho ông bà ở. Khi ông bà mất đi, bố bảo với con đốt túp lều đi. Đứa con nói, không cần phải đốt đi, cứ để đó, khi nào bố mẹ già, con sẽ cho bố mẹ ở đó.
Ở đây, nếu nói các bậc bề trên của các bạn trẻ đang gánh chịu quy luật nhân quả là quá nặng lời. Nhưng rõ ràng, họ đang gánh chịu một phần những sai sót của mình trước đó. Và sự thực, luân lý đạo đức trong gia đình đang bị phá hủy”, ông Bình nói.
“Tôi nhìn nhận chuyện các bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ đầu đường xó chợ, bất kính với bề trên chưa chắc đã thể hiện sự “coi thường” người thân tới mức đó, mà đôi khi chỉ vì học bạn bè và tỏ ra thạo đời mà thôi. Nhưng điều quan trọng là dù biện minh như thế nào, dù là bất kỳ lý do gì thì đây cũng là xu hướng lệch lạc, đáng chua xót của giới trẻ trong xã hội hiện đại ở nước ta.
Vấn đề đạo hiếu đang bị thách thức rất nhiều bởi áp lực của đồng tiền. Người ta vẫn thường nhắc với nhau một câu cửa miệng là: “quan trọng nhất là hiệu quả”. Cách nói, cách nghĩ như thế phần nào đã phủ định những giá trị truyền thống, đạo lý giữa người với người, tình cảm gia đình, vấn đề đạo hiếu, tình bằng hữu… Do đó, cách sống, cách nghĩ của các bạn trẻ phần nào biểu hiện hệ quả của lối sống xã hội”, ông Bình buồn bã nói.
Theo xahoi
Gái gọi "buôn" chuyện ở nơi... tút nhan sắc
Hàng chục em chân dài, váy ngắn, vai trần ngồi xếp hàng "giãi thẻ" chờ đến lượt được trang điểm. Các em bô bô nói chuyện nghề, "tai nạn nghề nghiệp" khi tiếp khách.
Cái câu "không nghe ca-ve kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày" có lẽ không đúng với trường hợp này vì ở đây các em đang tự trải lòng mình...
Nhầm "hàng"
Tôi cùng cô bạn làm ở một công ty liên doanh vào một cửa hàng trang điểm, làm tóc A.T. nằm trong con ngõ nhỏ ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Số là, cô bạn tôi muốn trang điểm đôi chút chuẩn bị đi biểu diễn văn nghệ quần chúng. Bạn tôi khá xinh xắn và mới có thai được 4 tháng nên khi vào cửa hàng đã bị tất cả những ánh mắt đổ dồn săm soi. Mấy em "mắt xanh, mỏ đỏ" quay ra nhìn bạn tôi từ chân đến đầu. Cũng chẳng phải thầm thì, có em quay sang hỏi luôn: "Tai nạn nghề nghiệp à? Khổ thế, xử lý đi em ơi".
Tôi quay lại, khi ấy cả phòng chật cứng những cô nàng quần soóc ngắn đến tận... bẹn, áo hai dây trễ nải đang đổ dồn cặp mắt vào cái bụng bầu của bạn tôi. Với những em ở đây, tất cả khách hàng đến trang điểm tại cửa hàng này đều là "hàng". Thì ra, họ đang nghĩ bạn tôi cũng cùng nghề như họ nên... "khuyên chân thành" để giữ nhan sắc tìm cửa làm ăn.
Thấy bạn tôi yêu cầu trang điểm nhẹ nhàng, mấy em được thể dẩu mỏ: "Em ơi, phải trang điểm đậm lên, chứ đã mệt mỏi bầu bí lại mặt nhàn nhạt, bềnh bệch thì ai mà mê nổi. Đằng nào cũng nhỡ rồi cứ tới bến đi vài bữa nữa giải quyết có sao đâu". Cô bạn tôi không nói gì, khẽ cau mày, bởi đây là đứa con đầu lòng được cả hai bên gia đình mong đợi, nhưng vì vào nhầm chỗ trang điểm mà phải nghe những lời xúi quẩy.
Như chẳng nhận ra điều ấy, mấy cô nàng kia vẫn bô bô: "Nếu biết rõ con của thằng cha nào thì gọi nó đến nói chuyện, xem nó có trách nhiệm chu cấp tiền không thì hãy để. Còn nếu nó định "bùng" thì cứ tìm vợ nó mà kể tội...". Rồi những tràng cười ha hả vang lên. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy nóng ran mặt. Chị chủ cửa hàng thấy rõ thái độ của khách liền nhắc nhỏ: "Nhầm hàng rồi, ai cũng như các cô chắc. Nói nhỏ đi cho tôi nhờ, mấy bà trẻ".
Tôi gội đầu xong, ngồi đợi bạn trang điểm. Nghe những câu chuyện của các cô, mà tất cả đều xoay quanh khách và tiền mà choáng. Ngồi ngả nửa người lên cái ghế da, vươn đôi chân dài tỉa móng cầu kỳ sơn đỏ chót, một em có tên là Liên chia sẻ: "Cả làng còn nhớ cái Hạnh "khểnh" không, dính bầu 5 tháng rồi. Dạo trước vẫn ra đây "sơn tút" đấy, tao đã bảo bỏ đi không nghe, cứ dài cổ đợi lão già rót cho ít tiền. Nó cứ đi làm đến khi cái bụng phình ra không giấu nổi nữa. Thấy bảo nhà nó ở mãi Lào Cai cũng nghèo lắm. Hai tuần rồi, không thấy nó ra "làm hàng" chắc chuồn về quê sinh nở hay ra viện cô-vắc rồi cũng nên".
Mặt cô bạn tôi sa sầm, có lẽ câu chuyện động chạm đến bản thân quá. Chắc các váy ngắn, chân dài tưởng bạn tôi là "hàng" như họ nên kể câu chuyện có thực ngầm ý khuyên nhủ. Thấy bạn tôi không chia sẻ gì, mấy em lại quay sang "tám" chuyện khác. Một em bô bô "tố": "Cái Liên vừa rồi trúng quả đậm còn gì. Mới "hàn" gặp trúng ngay "gà" tưởng còn trinh, yêu quá cho cả con xe SH nội còn gì. Ôi trời ạ, có con rồi vẫn được liệt vào diện gái trinh, có mà trinh mạng nhện...". Cả hội cười ngất, cô nàng tên Liên "phản pháo": "Đứa nào chẳng tân trang. Tao đố cả hội tìm được đứa nào làm nghề này ở Hà Nội mà không "bơm vá" đấy?".
Với họ, những câu chuyện buôn dưa lê về "nghề nghiệp" giống như người ta hát điệp khúc. Nói đến "bơm vá", một em có khuôn mặt ưa nhìn tuổi chừng 18 chỉ ngay vòng một, tự hào: "Xin lỗi, đây còn nguyên, chưa can thiệp nhé". Tất cả trề môi, Liên nói cứng: "Nàng Hồng này có mà bơm từ lúc mới nhu nhú. Nếu không làm sao mông 85 mà ngực lên 86 hút hết cả khách của người khác? Lúc nào khách đến karaoke Hoàng hôn tím cũng yêu cầu Thu Hồng". Tiện chuyện, Liên kể luôn cô bạn "đồng nghiệp", vì bơm silicon dạo (cơ sở gội đầu, mát -xa kiêm thẩm mỹ) bị áp-xe phải đến viện 108 điều trị mất gần chục triệu.
Thuỷ chung với nghề trang điểm cho ca-ve
Gái bán dâm bị bắt tại trụ sở công an
Các em cứ nói với nhau về cửa hàng gội đầu, trang điểm A.T., bà chủ biết thông cảm với khách. Chính vì thế, A.T. thành tụ điểm của các em đến tân trang nhan sắc. Mở cửa hàng được gần chục năm cũng là từng ấy năm, cửa hàng gắn với những em chân dài đến trang điểm trước khi bước chân kiêu sa được đưa đến các nhà nghỉ, quán karaoke đèn mờ. Những khuôn mặt được "tút" cầu kỳ, đậm đặc, đúng đặc trưng "mắt xanh, mỏ đỏ". Thấy những khuôn mặt trang điểm đậm, tôi hơi khựng lại, chị chủ giải thích: "Các em ấy trang điểm để phù hợp với công việc trong ánh đèn, còn công chức thì trang điểm nhẹ nhàng hơn, tuỳ yêu cầu mà".
Bắt đầu ngày mới của các em bao giờ cũng muộn hơn người thường. 11h30' đến 14h các em bắt đầu đến trang điểm. Tỉ tê kể chuyện, chị T. cho biết: "Hiện nay, mỗi ngày cửa hàng trang điểm cho khoảng 30 cô. Cách đây vài tháng, cửa hàng trang điểm mỗi ngày hơn 60 cô". Họ đến ngồi ngả nghiêng chờ đến lượt. Hết chỗ trong cửa hàng các em đứng tràn ra đường làm ách tắc cả một con ngõ nhỏ.
Tiếp xúc với các em nhiều nên chủ cửa hàng cũng "thông cảm" lắm. Chị T. còn có cả một cuốn sổ để ghi nợ. Có những người nợ tiền trang điểm, làm tóc lên tới 7-10 triệu đồng. Nhưng hoàn cảnh họ khó khăn, lại là khách quen nên chị cũng ngại nhắc nợ. Theo chị kể, các em vào nghề này đa phần là thích chơi. Nhiều em nhà ở Hà Nội nhưng đua đòi bạn bè cũng thành "hàng" karaoke, thậm chí có cả sinh viên các trường nghệ thuật cũng nhờ trang điểm để "đưa người cửa trước, rước người cửa sau".
Cũng vì được các em "quá yêu" kéo đến đông mà khách hàng bình thường đến cửa hàng chị T. cũng thưa vắng. Có lẽ, chúng tôi là một ngoại lệ. Gội đầu cho tôi, chị phân trần: "Những công chức đến cửa hàng trang điểm hay gội đầu nên tránh giờ của các em ấy. Đến trùng giờ của các em, họ nói cười bô bô, mà nói toàn "tục ngữ", ngay chị cũng thấy ngại (nhưng lâu ngày cũng thành quen!) nói gì đến khách". Chính vì vậy, khi gội đầu cho tôi, chị xếp chỗ tôi vào phòng trong. Chị T. nói: "Gội đầu, trang điểm cho công chức mình phải dùng đồ riêng". Thật sự, được chị chỉ cho khăn dùng cho các em, và khăn dùng cho tôi là một màu khác, nhưng tôi vẫn không tránh khỏi rùng mình.
Đầu giờ chiều, các tay xe ôm đến đón các em đi phục vụ khách. Cứ 3-4 em lên một chiếc xe máy lượn vè vè đến các nhà nghỉ, quán karaoke bình dân quanh khu vực cửa hàng của chị T. Ra khỏi nơi tân trang nhan sắc cho các em, tôi có cảm giác như ánh mắt của những người dân phố đang nhìn theo mình. Tôi bất giác bật cười khi nhìn lại khuôn mặt đẹp với cái bụng bầu của cô bạn. Và hiểu tại sao các em lại thoải mái trong tụ điểm của mình đến vậy...
Nhan sắc tàn tạ nợ ghi chất chồng
Nói chuyện liến thoắng nhưng em nào cũng nhắn tin điện thoại tới tấp bởi sắp đến giờ "xuất phát". Những bông hoa đã tàn tạ được "sơn bả" bỗng trở lại nhuận sắc. Nhưng có em đến lúc phải móc hầu bao trả tiền trang điểm, làm tóc bỗng trở nên lúng túng. "Chị ơi, ghi sổ cho em nhé. Mấy ngày hôm nay ế lắm, gặp khách, em trang trải liền". Thôi đành, chia sẻ với các em, chị chủ cửa hàng lại mở cuốn sổ dày cộp, quăn góc, nhàu nát cộng thêm một khoản tiền 100 - 200 ngàn đồng, tuỳ từng người.
Theo Xahoi
Trở thành 'cỗ máy tình dục' sau hai đời chồng Lần thứ hai lấy chồng, Diệp lại lầm lỡ với một gã nghiện. Gã vào tù, để lại Diệp cùng đứa con trai nheo nhóc. Nghe chúng bạn rủ rê, chị tìm đến phố thị để mua bán, trao đổi chính thân xác mình... Lận đận hai lần đò Diệp tại trung tâm giáo dục lao động ở Hải Phòng Tuyên Quang dường...