“Xin thắp nén tâm hương và ngọn nến ấm áp tưởng nhớ đến đồng bào đã mất”
“Bằng sự kính trọng, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người có thân nhân đã ra đi vì Covid-19.
Sự ra đi của họ là mất mát lớn với người thân nói riêng và xã hội nói chung”.
Tối 19/11, Lễ tưởng niệm hơn 23.000 người mất vì Covid-19 đã diễn ra trong gần 60 phút tại hai điểm cầu ở TPHCM (Dinh Thống Nhất) và Hà Nội ( Công viên Thống Nhất). Ngoài ra, nhiều tỉnh thành cũng tổ chức lễ tưởng niệm để người dân cầu nguyện cho các nạn nhân Covid-19.
Mong linh hồn của những người đã khuất sớm siêu thoát, mong toàn dân ý thức hơn để chung tay trong cuộc chiến chống dịch bệnh!
Đại dịch Covid-19 đã như một trận cuồng phong “quét” đến đâu lại gây sát thương ở đó. Bao ngày qua, nước mắt đã không ngừng rơi, nỗi đau chất chồng trong lòng người, và vết thương của những người ở lại không biết khi nào mới có thể lành lặn, nguôi ngoai.
Trong giờ phút cả đất nước cùng tắt đèn, cầu nguyện cho những người đã mất, bạn đọc Dân trí bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn, bằng những dòng chia sẻ thấm đẫm nước mắt, sự xót xa để gửi gắm lòng biết ơn, lời động viên, chia sẻ nỗi mất mát lớn lao với gia đình của những người đã mất vì Covid-19:
“Tương lai của những đứa con mất mẹ, mất cha đang ngổn ngang trong màn sương vô định. Vết thương lòng của những người cha, người mẹ mất con; của người vợ mất chồng, người chồng mất vợ; của những người bạn vĩnh viễn không còn được gặp nhau… không biết khi nào có thể lành lặn.
Bản thân mình, mỗi khi xem clip về sự ra đi của đồng bào mình trong đại dịch cũng ám ảnh khôn nguôi. Hôm nay là ngày cả nước tưởng niệm 23.476 số phận – cuộc đời đã nằm xuống trong đại dịch. Xin thắp nén tâm hương và ngọn nến ấm áp để tưởng nhớ đến những đồng bào đã khuất. Nguyện cầu cho các linh hồn đã khuất được siêu vãng về cõi thênh thang”, bạn đọc Khắc Chung.
Nhiều người khi “nhắm mắt xuôi tay” không có người thân ở bên cạnh, không một lời trăng trối (Ảnh: Hữu Khoa).
“Thành kính phân ưu với gia đình người mất vì dịch bệnh Covid-19. Mãi nhớ ơn lực lượng tuyến đầu, các y bác sĩ, lực lượng quân đội, an ninh, các anh/chị/em tình nguyện viên, các mạnh thường quân và nhiều nhiều nữa những đồng bào đã chung lòng cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này”, bạn đọc An Bình.
Chúng ta không thể quên những ngày tháng này, xin thắp nến nguyện cầu cho những người đã ra đi trong đại dịch. Xin chia sẻ với những người mất mát người thân và xin được tri ân những người đã vì cộng đồng mà dấn thân cống hiến. Cũng xin tạc dạ những người đã cứu giúp đồng bào trong lúc khó khăn!”, bạn đọc Thái Minh.
Các đại biểu, khách mời, thân nhân những người đã khuất trong đại dịch Covid-19 vừa qua tại TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa)
Video đang HOT
“Biết là sinh ly tử biệt là lẽ thường tình của cuộc đời này nhưng sao tim tôi đau thắt và nước mắt cứ tự nhiên chảy dài khi nhìn thấy cảnh mất mát đau đớn trong cơn đại dịch khủng khiếp này. Mong sao những con người chúng ta còn may mắn được sống hãy biết cùng nhau Sống Tử Tế và Thương Yêu Nhau! Cầu xin ơn trên che chở và dẫn đường cho hương hồn những người đã mất được về miền cực lạc”, bạn đọc Hải Đường.
“Thật không còn nỗi đau nào hơn thế nữa, chỉ biết ngày đêm nguyện cầu cho đại dịch qua mau để không còn những mất mát, những đau thương liên tiếp ập đến. Xin thành tâm thắp nén tâm hương tưởng nhớ đến những người đã xả thân vì cộng đồng, những người dân đã không may vượt qua cơn đại dịch này. Cầu mong các hương linh được về miền cực lạc. Nam mô a di đà Phật!”, bạn đọc Hải Yến.
“Bằng sự kính trọng, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người có thân nhân đã ra đi vì Covid-19. Sự ra đi của họ là mất mát lớn với người thân nói riêng và xã hội nói chung. Sau cùng tôi gập đầu gửi lời cám ơn tới các chiến sĩ đã hi sinh vì Covid-19. Tôi sẽ không quên kể cho con cháu tôi biết tới nỗi đau lịch sử này”, bạn đọc Đức Khôi.
“Thành kính phân ưu! Chẳng có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất người thân! Cầu mong những người ở lại mạnh mẽ vượt qua nỗi đau để sống thêm cuộc sống của người đã mất!”, bạn đọc Thu Hoài.
Những tiếng chuông từ các ngôi chùa, các nhà thờ ngân vang. Người dân bắt đầu thắp sáng những ngọn nến, thả đèn hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước chùa Pháp Hoa (ảnh: Nguyễn Quang).
Nhiều người khi “nhắm mắt xuôi tay” không có người thân ở bên cạnh, không một lời trăng trối!
Theo ông Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát, gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta.
Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, trong khó khăn hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, thấm đậm tình đồng chí, nghĩa đồng bào, chan chứa yêu thương, lay động lòng người: Những ATM gạo, ATM ô xy, “chợ 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng”, “suất ăn miễn phí”, nhường cơm sẻ áo cho nhau trong lúc khó khăn, thiếu thốn, thật là trân quý.
Anh Huỳnh Đức Minh Đức (38 tuổi, TPHCM) bật khóc, úp mặt vào túi kỷ vật người cha mất vì Covid-19 để lại tại bệnh viện. Cha đi vội quá, anh còn bao nhiêu điều chưa kịp nói, bao nhiêu việc chưa kịp làm cho ông (Ảnh: Hải Long).
Hàng triệu “phần quà đại đoàn kết”, “túi an sinh”, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế của đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã được vận chuyển vào vùng dịch, chia sẻ khó khăn với nhân dân TPHCM và các tỉnh phía Nam…
Hàng vạn cán bộ, nhân viên y tế, chiến sỹ các lực lượng vũ trang đã khắc phục mọi khó khăn, bất chấp nguy hiểm, xông pha vào tâm dịch, với những tháng ngày làm việc quên mình, dành hết tâm lực để chăm sóc, chữa trị người bệnh như người thân yêu, ruột thịt của mình; nhiều cán bộ, chiến sỹ hoãn ngày cưới, gác lại hạnh phúc riêng để lên đường làm nhiệm vụ; có những người khi bố mẹ từ trần không thể về chịu tang.
Vì liên tục công tác tại vùng có dịch nên để đảm bảo an toàn cho người thân, anh Võ Ngọc Sang (31 tuổi, công tác tại Đội CSGT Công an huyện Nam Trà My) đeo khẩu trang và chỉ ngắm vợ con qua ô cửa kính vài phút rồi tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ.
Trong cuộc chiến cam go, ác liệt ấy đã có hàng ngàn thầy thuốc, cán bộ, chiến sỹ, Tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, các nhà thiện nguyện, cán bộ cơ sở… bị nhiễm bệnh. Trong đó, hàng trăm người đã hy sinh, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng đội, đồng chí.
Hình ảnh bé gái 20 tháng tuổi òa khóc đòi mẹ bế khi nhìn thấy mẹ chống dịch ở Bắc Giang trên TV. Mẹ khóc vì tức sữa, con khóc vì nhớ khiến nhiều người xem cũng rưng rưng xúc động.
Do dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào, đồng chí thân yêu của chúng ta, đó là những công dân mẫu mực, những người lao động rất đỗi yêu thương, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc, những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng.
Nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc “nhắm mắt xuôi tay” không có người thân ở bên cạnh, không có một lời trăng trối; nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt; có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời.
“Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ. Đại dịch “tràn qua”, để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời – thật là xót thương, nhói lòng, rơi lệ”, ông Chiến chia sẻ.
Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. Riêng TP HCM là hơn 17.300 người, chiếm hơn 74% cả nước.
'Sinh mệnh con người là đáng quý nhất, chẳng có gì bù đắp được với mất mát này...'
Hàng chục nghìn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha, mẹ và những hình ảnh đau đớn đến tận cùng của những người chồng, người vợ, người con, người anh, người chị khi chỉ có thể tiếp nhận kỷ vật thân nhân của mình...
Vào hồi 20h tối nay (19/11), Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 sẽ được tổ chức. Lễ tưởng niệm được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV1) từ điểm cầu Hội trường Thống nhất TP. HCM và điểm cầu Công viên Thống nhất TP. Hà Nội.
Điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP. HCM), với khoảng 1.000 đại biểu tham dự, điểm cầu có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện 50 gia đình có thân nhân mất vì COVID-19.
Cùng với đó là một số điểm cầu truyền hình tại TP. Thủ Đức, các quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh, các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh... Điểm cầu TP. Hà Nội tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) với khoảng 300 đại biểu.
Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho buổi Lễ. Ảnh: Cổng thông tin Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Dự kiến, tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi xem một số hình ảnh, phóng sự về những ngày tháng chống dịch, các đại biểu thực hiện nghi thức mặc niệm và thắp nến tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch. Bên cạnh đó còn có các hoạt động như dâng hương, hoa tại hai điểm cầu, thả đèn hoa đăng trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (trước chùa Pháp Hoa, Q.3) và trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (gần cầu Mống, Q.4).
Xen kẽ chương trình, Ban tổ chức sẽ phát các phóng sự mang tên "Cuộc chiến sinh tử" và "Vượt lên đau thương" tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch, chia sẻ mất mát với những gia đình có người thân mất vì dịch bệnh, niềm tin bước vào giai đoạn bình thường mới.
Trước khi buổi lễ diễn ra, ông Phùng Khánh Tài - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chia sẻ về công tác chuẩn bị cũng như ý nghĩa của buổi lễ.
PV: Thưa ông, cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 đã được chuẩn bị như thế nào?
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh tổ chức với sự phối hợp của TP. Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam. Lễ tưởng niệm sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 19/11/2021, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 từ hai điểm cầu TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội.
Mọi công tác chuẩn bị cho buổi Lễ tưởng niệm tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh đã sẵn sàng. Ảnh: Báo tin tức.
Hiện nay công việc chuẩn bị cho lễ tưởng niệm đã sẵn sàng. Vào lúc 20h30 ngày 19/11/2021, ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ đồng loạt diễn ra các hoạt động thắp nến, dâng hương, thả đèn hoa đăng, các cơ sở tôn giáo rung chuông tưởng niệm, các con tàu trên các tuyến kênh ở TP. Hồ Chí Minh sẽ kéo còi, ở nhiều nơi, người dân được khuyến khích tắt đèn, thắp nến tưởng niệm. Cùng thời gian này, tại các tỉnh, thành phố có nhiều người dân tử vong cũng có những hình thức phù hợp để tổ chức tưởng niệm.
PV: Trong thời điểm hiện tại, việc tổ chức Lễ tưởng niệm này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trong gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta. Dù toàn đảng, toàn quân, toàn dân đã vào cuộc hết sức quyết liệt với tinh thần "chống dịch như chống giặc", đặt sức khỏe và sự an toàn tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, nhưng dịch bệnh khốc liệt, chưa có tiền lệ, hơn 1 triệu người nhiễm COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mệnh của hơn 23 ngàn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, để lại nỗi đau tận cùng cho người thân, gia đình và bạn bè.
Sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất. Cho nên sẽ chẳng có gì bù đắp được với sự mất mát quá lớn này. Trong đó có biết bao người không được tổ chức một lễ tang trọn vẹn vì dịch bệnh. Hàng chục ngàn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha, mẹ và những hình ảnh đau đớn đến tận cùng của những người chồng, người vợ, người con, người anh, người chị khi chỉ có thể tiếp nhận kỷ vật thân nhân của mình.
Nỗi đau, sự mất mát như một cơn lốc quét qua, thật sự khủng khiếp, để lại trong lòng người ở lại khoảng trống khó lòng khỏa lấp nổi...
Lễ tưởng niệm được tổ chức để tưởng nhớ những người đã không may mất vì COVID-19, chia sẻ những nỗi đau, mất mát với gia đình và người thân của họ. Đây cũng là nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, là tình cảm thiêng liêng trong mỗi chúng ta và là sự quan tâm, sẻ chia, động viên của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam với nỗi đau của đồng bào.
Tại điểm cầu chùa Pháp Hoa - TP. Hồ Chí Minh, mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn thiện. Tại đây sẽ có khoảng 3.000 chiếc đèn hoa đăng được chuẩn bị để phục vụ Lễ tưởng niệm. Ảnh: Báo tin tức
Không chỉ là nén tâm nhang dành cho những người đã khuất, Lễ tưởng niệm cũng là lời cảnh tỉnh, nhắc nhớ tất cả chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm. Dịch bệnh không loại trừ ai. Chúng ta phải thức tỉnh, thay đổi và thích ứng để bảo vệ cuộc sống của chính mình, của người thân và của đồng bào mình. Từ việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người; chia sẻ, động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh; sẵn sàng chung tay, góp sức tham gia phòng, chống dịch.
Thông qua đó, khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đồng hành cùng Đảng, Nhà nước trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, phục hồi kinh tế - xã hội và mang lại cuộc sống bình an, hạnh phúc cho mỗi người dân.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hàng nghìn hoa đăng sẵn sàng cho Lễ tưởng niệm 20h tối nay Công tác chuẩn bị tại các điểm cầu Lễ tưởng niệm đồng bào đã mất trong đại dịch Covid-19 ở Hà Nội, TPHCM gần như hoàn tất. Hàng nghìn hoa đăng giấy sẽ thắp sáng trong đêm để tưởng nhớ người đã khuất. Theo ghi nhận của PV, tới đầu giờ chiều nay (19/11), sân khấu ngoài trời tại công viên Thống Nhất...