“Xin cứu đôi tay kiếm cơm nuôi cả gia đình của cháu tôi”
Nhập viện vì bỏng nặng do điện cao thế phóng, người bộ đội mới phục viên đang rơi vào tình trạng nguy kịch. Gia cảnh khốn khó của mẹ già, chị góa khiến anh đứng trước nguy cơ phải cắt cụt hai cánh tay vì không lo nổi chi phí điều trị.
“Hơn 10 ngày sau tai nạn, viện phí của Tùng đã lên đến hàng chục triệu đồng nhưng gia đình mới chỉ đóng được khoảng 9 triệu đồng. Bệnh viện đang yêu cầu đóng tiền tiếp nhưng chúng tôi chẳng còn đồng nào cả, vay mượn cũng không được, đành phải xin bác sĩ cho thiếu nợ. Tình trạng bỏng của Tùng quá nặng nếu không được điều trị cháu tôi khó giữ được hai cánh tay, thậm chí nguy kịch đến tính mạng”, nhìn người cháu ruột đau đớn trên giường bệnh, bà Lê Thị Yến nghẹn ngào.
Hai cảnh tay của anh Tùng bị bỏng nặng, việc cứu chữa rất tốn kém
Nam thanh niên đang lâm vào cảnh thập tử nhất sinh là Nguyễn Văn Tùng (24 tuổi, ngụ tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Thông tin từ thân nhân cho biết, Tùng là con thứ 2 trong gia đình có 2 chị em, quê gốc ở Huế, song cuộc sống quá khó khăn nên gần 20 năm trước bà Lê Thị Sinh (66 tuổi) cùng chồng đã quyết định đưa các con vào Đồng Nai đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Chỉ ít năm sau khi chuyển vào Đồng Nai, do lao lực mắc bạo bệnh nên người chồng đã ra đi. Một mình bà Sinh phải tần tảo làm thuê làm mướn nuôi hai người con là Nguyễn Thị Bé (SN: 1975) và Nguyễn Văn Tùng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ bị bệnh khớp và lao phổi không còn khả năng lao động, mới học hết lớp 10, Tùng đã phải nghỉ học đi làm thuê kiếm sống.
Dù cuộc sống nghèo khó, đứa con trai là lao động chính nhưng để hoàn thành nhiệm vụ của công dân với tổ quốc, hơn 2 năm trước bà Sinh đã tiễn con lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thời gian Tùng trong quân ngũ, những tin chẳng lành từ gia đình liên tiếp ập đến, mẹ già ở quê nhà thường xuyên đổ bệnh, người anh rể cũng phát bệnh tâm thần rồi bỏ nhà đi biệt tích.
Đây là đôi tay chủ lực kiếm sống cho cả gia đình
Tháng 7/2014, anh phục viên trở về quê, trước cảnh mẹ già tiều tụy, người chị gái bụng mang dạ chửa, mỗi ngày phải đạp xe cả chục cây số bán từng mớ rau lo cho mẹ và hai đứa con nhỏ. Tùng bắt đầu lao vào công việc với hy vọng đưa gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn. Quay lại nghề phụ hồ, ngày công được 180.000 đồng, dù việc làm bấp bênh song nguồn thu nhập ít ỏi ấy cũng giúp gia đình thoát khỏi cảnh thiếu đói.
Với sức trẻ và sự cần cù lao động, Tùng đang hy vọng vào những ngày tươi sáng ở phía trước thì tai nạn bất ngờ ập đến. Ngày 27/11 khi đang làm việc tại một công trình nhà ở dân sinh, anh kéo cây sắt để hoàn thành mái hiên không may chạm vào đường điện cao thế. “Sau tiếng xoẹt, kèm theo luồng sáng xanh tôi ngã xuống mái tôn của căn nhà kế bên… khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện”. Trước tình trạng bỏng nặng nguy hiểm đến tính mạng, sau khi sơ cứu, bệnh viện huyện Cẩm Mỹ đã chuyển nạn nhân lên bệnh viện Chợ Rẫy.
BS Lê Nguyễn Diên Minh, khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình cho biết: “Nạn nhân bị bỏng 23% cơ thể, tập trung chủ yếu ở hai cánh tay và chân trái. Tia lửa điện sinh ra nguồn nhiệt rất lớn khiến hai tay bệnh nhân bị chết cơ, xương. Chúng tôi đang cố gắng điều trị cắt lọc hoại tử, bảo tồn hai cánh tay cho người bệnh. Mỗi ngày điều trị chi phí tiêu tốn đến hơn 3 triệu đồng, tuy nhiên bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, đến nay gia đình mới chỉ đóng được một khoản viện phí rất nhỏ nên việc điều trị đang gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh nhân có thể sẽ phải đoạn chi để tránh tình trạng nhiễm trùng, hoại tử đe dọa đến tính mạng”.
Video đang HOT
Bà Yến nghẹn ngào, bất lực trước nỗi đau của người cháu
Theo xác nhận của ông Lê Xuân Hải, Chủ tich UBND xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, gia đình bà Lê Thị Sinh thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Anh Tùng vừa xuất ngũ đã gặp tai nạn càng khiến gia đình họ lâm vào cảnh khốn khó. Nếu anh Tùng không qua được nguy kịch thì tương lai của người mẹ già và những đứa cháu nhỏ không biết sẽ đi về đâu.
Mẹ ốm đau, chị gái mới sinh được 2 tháng, từ khi Tùng nhập viện, vợ chồng người dì ruột phải vội vã từ Huế vào chăm sóc cháu. Bà Yến nghẹn ngào tâm sự: “Gia đình tôi cũng nghèo nên ngoài việc bỏ công chăm sóc, chúng tôi chẳng giúp được gì hơn cho cháu. Bệnh viện đã nhiều lần đề nghị đóng viện phí, chị gái Tùng về quê chạy khắp nơi vay mượn nhưng ai cũng sợ mẹ con cháu không có khả năng trả nợ nên chẳng cho vay. Xin bà con cô bác thương tình giúp đỡ để gia đình có điều kiện cứu lấy hai cánh tay kiếm cơm nuôi cả gia đình của cháu tôi”.
Mọi đóng góp ủng hộ của các nhà hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Nguyễn Văn Tùng, khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM. Điện thoại: 01698.922.968 Hoặc chị Nguyễn Thị Bé (chị ruột anh Tùng) ấp 4, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Vân Sơn
Theo Dantri
Các vị Bộ trưởng cần có những "cánh tay" nối dài
"Có những việc ông bộ trưởng không thể làm hết được mà phải có những cánh tay nối dài tại địa phương. Cho nên, Chính phủ phải có đề án quy trách nhiệm ngành dọc, ngành ngang cụ thể", đại biểu Nguyễn Thị Khá nhấn mạnh.
Tại hành lang Quốc hội chiều nay 18/11, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đã trao đổi với báo chí xung quanh việc Bộ trưởng có nên "vi hành" hay "ngồi nhà làm chính sách".
Đại biểu Nguyễn Thị Khá.
Đại biểu đánh giá như thế nào về một vị bộ trưởng "vi hành" và một vị bộ trưởng "ngồi nhà làm chính sách"?
Làm chính sách thì cũng phải nghiên cứu và đưa ra đề xuất. Nhưng nghiên cứu không đi thực địa thì không sát cơ sở, không biết dân cần gì, muốn gì; thực tế diễn ra như thế nào. Cho nên làm chính sách phải vừa kết hợp đi thực địa và sau đó mới tổng hợp đa chiều từng lĩnh vực, từng địa phương vùng miền mới ban hành chính sách cho phù hợp.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu bộ trưởng có bộ máy giúp việc tốt thì bộ trưởng không phải ra đường, bởi khi bộ trưởng rời đi thì vụ việc lại vẫn y nguyên như cũ?
Đúng vậy, tôi cũng lo ngại chuyện này. Như ngành giao thông, bộ trưởng vi hành tới điểm nóng nào thì chỗ đó được giải quyết, thế nhưng bộ trưởng không đủ khả năng đi hết các vùng, miền mà phải có các cánh tay của mình như thứ trưởng, giám đốc sở để chỉ đạo, phối hợp, nhịp nhàng, đồng bộ. Nghĩa là khi bộ trưởng đưa ra yêu cầu thì các cấp dưới tuân thủ nghiêm ngặt, theo yêu cầu chứ một mình bộ trưởng thì không làm được.
Nhưng Giám đốc Sở thì lại do UBND tỉnh quản lý, nên dẫn tới tình trạng Bộ trưởng muốn nhưng cũng không thể cắt chức được ông Giám đốc đó. Như tình trạng ở Hải Phòng trước đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải muốn cách chức Giám đốc sở nhưng không thể. Chính điều này đã dẫn tới hiệu lực chỉ đạo điều hành của bộ trưởng không cao?
Chính phủ phải làm rõ quản lý ngành, quản lý theo lãnh thổ, quản lý theo ngành dọc thế nào, theo ngành ngang ra sao. Ông giám đốc sở do chính quyền bổ nhiệm, hội đồng nhân dân phê chuẩn. Nên phải quy định rõ trách nhiệm ngành dọc, ngành ngang, không được lẫn lộn.
Tôi đơn cử như quản lý trong ngành y tế rất khó nếu không có sự chỉ đạo của hệ thống dọc về chuyên môn. Còn vấn đề con người, kiểm điểm, trách nhiệm thì là vấn đề của địa phương. Tức là phải có 1 đề án phân rõ, không lẫn lộn, làm nghiêm minh. Không thể đổ lỗi cho trách nhiệm của địa phương, không chấp nhận mệnh lệnh của ngành dọc. Nhưng cũng có những việc ông bộ trưởng không thể làm hết được mà phải có những cánh tay nối dài tại địa phương. Cho nên Chính phủ phải có đề án quy trách nhiệm ngành dọc, ngành ngang cụ thể như thế nào, quy trách nhiệm rõ ràng ra sao. Khi sai phạm chuyên môn trách nhiệm ngành dọc thì cơ quan địa phương phải xử lý.
Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực chuyên môn; còn dưới chính quyền địa phương phải có sự gắn kết. Ví dụ khi Bộ trưởng có văn bản chỉ đạo thì ông Giám đốc Sở chịu sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh; UBND tỉnh phải có văn bản chỉ đạo Giám đốc Sở tuân theo chỉ đạo chuyên môn ngành dọc của bộ trưởng. Muốn xử lý sai phạm nào đó thì phải kết hợp giữa kiểm điểm về chuyên môn và quản lý.
Xin cho biết đánh giá của bà trước tình trạng gần 330 hàm cấp vụ trưởng, vụ phó ở cơ quan trung ương, trong khi trong luật lại không quy định?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã giải thích trong phần trả lời chất vấn của mình. Đúng là vẫn còn có cơ chế chưa rõ ràng. Ví dụ bộ trưởng đề nghị quy định cứng, chứ không thì còn đi xin. Bộ trưởng chỉ với tư cách làm tham mưu chứ không thể quyết định. Có vấn đề thuộc cấp cao hơn, nhưng cũng có vấn đề thuộc cấp tỉnh. Đã phân cấp mạnh mẽ rồi thì phải tuân thủ rõ ràng hơn, quy trách nhiệm rõ ràng. Nếu trách nhiệm đó của bộ quản lý hay chủ quản hay UBND tỉnh thì phải quy rõ ràng, không nhầm lẫn. Không thể để "quýt ăn, rồi cam chịu".
Ví dụ, Chính phủ chỉ có thể quản lý cấp thứ trưởng thôi, còn cấp trưởng phòng, vụ trưởng thì bộ chủ quản quản lý. Bộ chủ quản làm sai thì phải bị xử lý.
Theo bà, luật chưa có nên tổ chức nhiều hội nghị "Diên Hồng" để nghiên cứu?
Tôi cho rằng nếu bộ trưởng có ý kiến và Quốc hội cũng lên tiếng thì các cơ quan có thẩm quyền các cấp Đảng, Nhà nước, đoàn thể đang tràn lan phải xử lý vấn đề này. Chức danh này không nằm trong luật nào hết. Bộ Nội vụ làm tham mưu cho Chính phủ, Bộ Chính trị để có chỉ đạo chung. Cái gì không nằm trong luật, cá nhân nào làm sai thì phải xử lý không thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.
Liệu bà có chất vấn Thủ tướng về nội dung này, vì hiện tại nhiều cơ quan Chính phủ cấp hàm khá nhiều?
Tới giờ này đại biểu vẫn chưa nhận được văn bản báo cáo của Chính phủ gửi tới "khoanh vùng" những nội dung có thể chất vấn Thủ tướng, xem ngày mai Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn những lĩnh vực nào. Nếu gửi sớm thì đại biểu sẽ có thời gian nghiên cứu và đặt vấn đề chất vấn vào đúng trọng tâm, trọng điểm, không lạc đề.
Tôi cũng nghĩ hỏi trực tiếp Thủ tướng thì cũng được, nhưng chức danh này không chỉ tồn tại ở cơ quan Chính phủ, mà ngay cả ở cơ quan Quốc hội, Đảng cũng có. Chức danh này chưa quy định trong luật, nhưng áp dụng để tính các chế độ, quyền lợi để đáp ứng giải quyết phần nào khó khăn hay gỡ khó ... thì cũng cần làm rõ. Nếu rà soát thì phải thực hiện tổng thể trong phạm vi cả nước, ở tất cả các cấp, ngành, ở cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thì mới có hiệu lực. Nếu cơ quan hành pháp rà soát mà cơ quan lập pháp, tư pháp không làm sẽ dẫn tới sự so sánh, so bì không đáng có.
- Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Hiền
Thủ tướng bổ nhiệm mới 2 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Sỹ Hiệp - Trợ lý Thủ tướng và ông Nguyễn Xuân Thành - Cục trưởng Cục Quản trị, Văn phòng Chính phủ làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ông Nguyễn Sỹ Hiệp (trái) và Nguyễn Xuân Thành là 2 Phó Chủ nhiệm mới của Văn phòng Chính phủ....