Xin ăn không phải là tội
Tòa án ở New Delhi, Ấn Độ đã bác một số điều khoản của luật chống ăn xin, mang đến thắng lợi to lớn cho những nhà vận động vì quyền lợi của người nghèo và vô gia cư tại thủ đô Ấn Độ.
Một người ăn xin trên đường phố New Delhi REUTERS
Theo Reuters dẫn nội dung phán quyết vào ngày 9.8, Tòa dân sự tối cao Delhi tuyên bố một số điều khoản của Luật ngăn ngừa nạn ăn xin Bombay, được thông qua vào năm 1959, là vi hiến.
Những người phải ăn xin ngoài đường phố không phải vì họ muốn thế, mà bởi vì họ cần phải làm như vậy. Xin ăn là cách cuối cùng để họ có thể tìm được miếng ăn, theo quyền Chánh tòa Gita Mittal và thẩm phán Justice Hari Shankar trình bày trong phán quyết dài 23 trang.
Việc tội phạm hóa ăn xin là cách tiếp cận sai lầm khi xử lý các lý do sâu xa của vấn đề, và vi phạm quyền lợi cơ bản nhất của những nhóm người dễ bị tổn thương, theo phán quyết.
Video đang HOT
Ấn Độ không có luật liên bang về nạn ăn xin, nhưng khoảng 20 bang đã áp dụng Luật Bombay tại địa phương, theo đó người vi phạm có thể đối mặt với nguy cơ bị giam cầm từ 3-10 năm trong các trại nhốt người ăn xin.
Nhà thổ Ấn Độ &’bơm’ bé gái bằng hóc môn tăng trưởngBé gái 5 tuổi chạy xe máy chở cả gia đình phóng như bay ở Ấn ĐộÚc, Nhật, Mỹ đầu tư hạ tầng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Delhi hiện có 46.724 người vô gia cư, cao nhất trên toàn quốc, theo thống kê năm 2011. Các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người nghèo cho rằng con số trên thực tế phải cao gấp 3 lần.
Vì không có đủ nơi qua đêm, hàng ngàn người buộc phải ngủ trên đường phố, dưới các mái hiên, khiến họ dễ bị cảnh sát xử lý theo luật trên.
Theo TNO
Người phụ nữ ăn xin đột ngột qua đời ,để lại hơn 25 tỉ trong ngân hàng
Theo trang Arab News, cảnh sát thủ đô Beirut của Libăng được một phen giật mình khi phát hiện bên cạnh thi thể một phụ nữ ăn xin vừa qua đời cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng trị giá hơn 1 triệu USD (hơn 25 tỉ đồng VN).
Bà Fatima Othman (trái) và số tiền mặt cảnh sát phát hiện. Ảnh: ARAB NEWS.
Bà Fatima Othman sống lang thang trên đường phố Beirut bằng nghề ăn xin. Ở tuổi 52, bà bỗng lên cơn đau tim và qua đời trong một chiếc xe hơi phế liệu.
Cảnh sát địa phương nhận được tin báo và có mặt tại hiện trường. Điều đầu tiên khiến họ vô cùng ngạc nhiên là những chiếc túi nilông đựng tổng cộng 5 triệu bảng Libăng (khoảng 3.400 USD) nằm cạnh bà Othman.
Chưa hết khó hiểu, nhóm cảnh sát viên "choáng" hơn khi nhìn thấy cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng mang tên bà có số tiền trị giá chuyển đổi hơn 1 triệu USD trong đó.
Cuốn sổ tiết kiệm cảnh sát tìm thấy cạnh bà Othman. Ảnh: ARAB NEWS.
Do mắc một căn bệnh bẩm sinh, hai tay của bà Othman không thể cử động, và bà cũng không thể đi lại. Cư dân quận Barbir thuộc thành phố Beirut cho biết bà đã sống nhờ sự bố thí suốt hơn 20 năm nay.
Bà Othman không có nhà và thường qua đêm trong một chiếc xe hơi thuê của người nào đó. Cứ mỗi tháng một lần, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện và chở bà đi khám bác sĩ rồi quay lại vào ngày hôm sau.
Cảnh sát lần ra được địa chỉ người mẹ, 2 người anh và 5 chị em của bà Othman. Họ sống ở miền bắc Libăng và không ai biết về số của cải lớn của người quá cố.
Gia đình sau đó đã mang thi thể bà Othman về quê để an táng.
P.Đ
Theo Laodong
Hành nghề ăn xin ở Dubai có thể kiếm 75.000 USD mỗi tháng Giới chức UAE đang đau đầu tìm cách đối phó với những đối tượng du khách đến và ở lại trái phép để hành nghề bán hàng rong và ăn xin. Những người này được cho là có thể kiếm tới 75.000 USD mỗi tháng một cách dễ dàng tại đất nước dầu mỏ giàu có. Đường phố Dubai (Ảnh minh họa: Getty)...