Xiaomi thừa nhận bán smartphone không lãi một đồng
Lợi nhuận của Xiaomi tập trung chủ yếu ở mảng thiết bị gia dụng thông minh trong khi mảng smartphone không có lãi.
Doanh số smartphone sụt giảm nghiêm trọng không làm ảnh hưởng đến Xiaomi bởi tăng trưởng lợi nhuận đến từ các mặt hàng gia dụng, cùng với đó là hệ sinh thái phần mềm, theo lãnh đạo cao cấp của Xiaomi.
Trị giá của Xiaomi đạt 46 tỷ USD trong lần gây quỹ gần nhất (năm 2014). Thời điểm đó, họ được vinh danh là start-up lớn nhất thế giới, hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc. Các nhà phân tích tin rằng Xiaomi sẽ sớm đánh chiếm nhiều thị trường với trị giá không dưới 100 tỷ USD.
Mảng thiết bị di động không đem lại nguồn thu lớn cho Xiaomi. Ảnh: China Daily.
Tuy nhiên, họ không đạt mục tiêu chiếm 12% thị phần smartphone thế giới năm 2015. Doanh số điện thoại Xiaomi tại Trung Quốc quý vừa qua sụt giảm 45%, theo IDC, từ đó khiến giá trị công ty sụt giảm 40 tỷ USD sau 2 năm.
Đáp lại những nghi ngờ nhắm vào Xiaomi, Phó chủ tịch toàn cầu Hugo Barra cho biết mô hình kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào doanh số thiết bị cầm tay. Họ cũng không cần gọi thêm vốn và mong chờ những cuộc định giá lên tới 46 tỷ USD như trước đây.
Video đang HOT
“Về cơ bản, chúng tôi mang smartphone đến tay người dùng mà không thu về đồng nào. Chúng tôi quan tâm đến dòng lợi nhuận lâu dài trong nhiều năm”, Barra nói với Reuters.
“Chúng tôi có thể bán 10 tỷ smartphone mà vẫn không thu về một đồng lợi nhuận”, ông nhấn mạnh.
Xiaomi hiện tập trung vào hàng loạt sản phẩm gia dụng như máy lọc nước, nồi cơm điện như là nguồn thu chính. Hồi tháng 4, Phó chủ tịch Liu De cho biết hãng kỳ vọng doanh số các thiết bị gia dụng thông minh tăng gấp đôi trong năm nay, lên mức 1,5 tỷ USD.
Hiện tại ở thị trường smartphone, Xiaomi vẫn trung thành với chiến lược tung các sản phẩm cấu hình cao nhưng giá rẻ hơn đối thủ nhiều lần. Trong năm nay, họ dội bom khá nhiều sản phẩm, bao gồm hàng loạt model tầm giá 100-200 USD cho đến các mẫu di động đầu bảng như Mi 5, Mi 5s, Mi 5s Plus, Mi Note 2 hay Mi Mix.
Đức Nam
Theo Zing
Chiến lược giúp Oppo, Vivo 'qua mặt' Apple tại Trung Quốc
Tập trung vào các cửa hàng vật lý tại địa phương là chiến lược giúp Oppo, Vivo thành công, vượt qua những "ông lớn" trước đó như Apple, Samsung tại quê nhà.
Cách đây vài năm, khi nhắc đến Oppo, Vivo, không nhiều người biết 2 thương hiệu này. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của những người như Cheng Xiaoning, thế lực smartphone mới đã hình thành tại Trung Quốc.
Xiaoning bắt đầu khởi nghiệp từ một cửa hàng điện tử nhỏ nằm ở thị trấn Miaoxia, tận dụng mạng xã hội WeChat để quảng bá thương hiệu của mình, trong đó có Oppo và Vivo (cùng công ty mẹ là BBK Electronics). Bắt đầu chỉ với 40 nhân dân tệ (6 USD) trong tài khoản thanh toán, Xiaoning đã bắt đầu mơ về những thiết bị có thể đánh bật những Apple, Samsung ra khỏi đất nước.
Apple đã bị Oppo, Vivo "hạ bệ" tại Trung Quốc.
Xiaoning đã tập hợp những người cùng chung ý tưởng với mình, bắt tay hiện thực hóa ý tưởng trên. Khác với Xiaomi bán hàng trực tuyến để tiết kiệm chi phí, nhóm của Xiaoning lại tập trung vào cửa hàng vật lý, đầu tiên ở những vùng nông thôn của Trung Quốc. Học tập chiến lược của tỷ phú Duan Yong Ping (người từng đấu giá thành công bữa ăn trưa với Warren Buffett năm 2006), Oppo và Vivo đã đánh mạnh vào thị trường này, nơi Apple không thể (hoặc không muốn) tiếp cận.
"Oppo và Vivo sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cao với cửa hàng địa phương. Kết quả là một mạng lưới các cửa hàng hình thành, lan rộng trên toàn quốc. Họ đã làm cách mà các hãng khác chưa làm, đó là tiếp thị địa phương", ông Jin Di , nhà phân tích của IDC, nhận định.
Apple nhiều năm thống trị tại thị trường Trung Quốc, nhưng sản phẩm của họ chủ yếu được bán tại các thành phố lớn. Chiến lược này đã giúp công ty Mỹ thành công. Có thời điểm, 30% doanh thu Apple đến từ Trung Quốc, và hãng cùng với Xiaomi thay nhau dẫn đầu thị trường lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, sức mạnh của Oppo và Vivo ngày càng lớn, trong khi Apple và các công ty đa quốc gia khác bị "làm khó" (như Apple bị cấm iTunes Movies và iBooks hay thương hiệu iPhone, iPad bị kiện), cộng thêm việc kinh tế suy thoái khiến người dùng Trung Quốc không còn nhắm đến các thiết bị đắt tiền. Thay vào đó, họ lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng. Smartphone Oppo và Vivo ngày càng nhiều mẫu mã, chủng loại, cấu hình mạnh, nhiều chức năng, giá rẻ... đã đáp ứng được tiêu chí đó.
Biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng của Oppo, Vivo và sự đi xuống của Apple tại Trung Quốc. Số liệu: IDC.
"iPhone 7 có giá gần 800 USD. Oppo hay Vivo cũng có 'một va-li' những thiết bị tương tự, nhiều tính năng nhưng giá bán rẻ hơn, từ 200 - 500 USD. Nếu là bạn, bạn chọn sản phẩm nào?", Nicole Peng, Giám đốc nghiên cứu Canalys khu vực châu Á Thái Bình Dương, phân tích.
Kết quả là, Apple, Samsung... dần bị hạ bệ. Năm 2012, thị phần của cả Oppo và Vivo cộng lại chỉ chiếm vỏn vẹn 2,5% thì đến hết quý 3/2016, 34% điện thoại tại Trung Quốc đến từ 2 thương hiệu này, tương đương hơn 40 triệu chiếc, theo IDC.
Hiện tại, Oppo và Vivo vẫn trung thành với chiến lược cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ, cũng như đẩy mạnh tiếp thị, áp dụng chế độ hậu mãi đến từng địa phương. Oppo cho biết, trong tháng 6/2016, sản phẩm của họ đang được phân phối bởi hơn 40.000 cửa hàng tư nhân trên khắp Trung Quốc, gấp 6 lần số cửa hàng của McDonald trên toàn cầu. Trong khi đó, Vivo cũng phân phối sản phẩm trên hơn 20.000 cửa hàng, nhưng từ chối tiết lộ con số bán hàng cụ thể.
"Nếu so sánh với con số 40 cửa hàng trên khắp Trung Quốc của Apple, con số thật khập khiễng", ông Di so sánh.
Bảo Lâm
Theo Bloomberg
5 smartphone xách tay tầm giá 7 triệu cạnh tranh iPhone 6 iPhone 6 giá 7 triệu đang là món hời trên thị trường xách tay. Tuy nhiên nếu không phải là tín đồ của Apple thì người dùng cũng có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn khác. Trên thị trường xách tay, iPhone 6 vừa có màn giảm giá kỷ lục, cán mức 7 triệu đồng. Với nhiều người, đây là mức giá hời...