Xiaomi theo đuổi chiến lược phủ sóng cửa hàng bán lẻ khắp Trung Quốc, hòng lật đổ Huawei trong tương lai gần
Liệu kế hoạch chuyển hướng về thị trường trong nước của Xiaomi có đem lại hiệu quả và làm sao để Xiaomi vượt qua được các thách thức cạnh tranh cực kỳ gay gắt đến từ các đối thủ sừng sỏ như Huawei, Oppo hay Vivo?
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng và chưa tìm tiếng nói chung giữa hai bên, nhiều hãng smartphone Trung Quốc đang chuyển hướng tập trung trở lại thị trường nội địa.
Sau khi nhanh chóng mở rộng ra các thị trường nước ngoài, các hãng Trung Quốc như Xiaomi, Huawei đang chuyển hướng tập trung trở lại thị trường trong nước. Nhưng quá trình trở lại lần này không hề đơn giản do thị trường nội địa Trung Quốc đang dần bão hòa vì có quá nhiều hãng smartphone.
Theo Bloomberg, Xiaomi mới đây đã lên kế hoạch chi 725 triệu USD nhằm mở thêm các cửa hàng bán lẻ smartphone trên khắp Trung Quốc.
Trong một cuộc họp nội bộ mới đây, CEO Lei Jun cho biết Xiaomi đang nhắm mục tiêu xây dựng một hệ thống cửa hàng bán lẻ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc trong vòng 3 năm tới và vượt mặt các đối thủ sừng sỏ như Huawei.
Mặc dù vậy con đường để đạt tới mục tiêu trên của Xiaomi đang ngày càng thu hẹp. Trong Q1/2019, tổng cộng 5 hãng smartphone hàng đầu nước này đã kiểm soát tới 89% thị phần, tăng từ mức 83% hồi năm ngoái.
Mo Jia, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu Canalys cho biết, thị phần của Xiaomi không những không tăng mà còn giảm nhẹ từ 13% xuống 12%. Trong khi đó các đối thủ của hãng là Oppo và Vivo vẫn duy trì thị phần lần lượt là 19% và 17%.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Xiaomi cũng đang tập trung trở lại cho thị trường Trung Quốc
Đó không ai khác là Huawei. Hãng smartphone lớn thứ hai thế giới đang gặp “vận xui” do lệnh cấm ở thị trường quốc tế nên quyết định sẽ dành nguồn lực tập trung cho thị trường Trung Quốc để bù đắp cho khoản doanh thu dự kiến 30 tỷ USD có thể mất trong năm nay.
Lệnh cấm của chính phủ Mỹ cũng khiến tham vọng vươn lên trở thành hãng smartphone số 1 thế giới vào năm 2020 của hãng tan biến.
Video đang HOT
Bryan Ma, phó chủ tịch tại bộ phận nghiên cứu công nghệ của IDC cho biết: “Huawei đang củng cố thành trì của mình ở thị trường quê nhà. Nhưng động thái này cũng sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực cho các nhà sản xuất khác trong năm nay”.
Tiếp cận thị trường nông thôn hoặc thành phố ở vùng xa sẽ là giải pháp tốt nhất cho Xiaomi
Dù đang chịu nhiều sức ép nhưng Xiaomi đã có những chiến lược mới nhằm đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của Huawei, đó là tiếp cận thị trường ngách ở thành phố và nông thôn.
Tại đây Xiaomi đang có ít cửa hàng hơn các thương hiệu như Oppo hay Vivo. Đây cũng là hai hãng gặt hái được nhiều thành công tại thị trường nội địa nhờ việc đầu tư mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ thay vì thương mại điện tử.
Giống như các công ty khác, Xiaomi đang nhìn thấy những cơ hội và cách tiếp cận hoàn toàn mới thông qua việc kết hợp giữa mô hình kinh doanh trực tuyến và cửa hàng thực tế.
Lu Weibing, phó chủ tịch Xiaomi đồng thời là người phụ trách thương hiệu của dòng Redmi cho biết: “Internet đã xóa bỏ khoảng cách thông tin và cho phép người dân ở vùng xa có thể tiếp cận thông tin sản phẩm”. Lu tự hào khoe rằng model Redmi K20 Pro hiện đang bán rất chạy tại một số cửa hàng của Xiaomi ở các thị trấn nhỏ tại Trung Quốc.
Đầu tư mạnh mẽ hơn cho các cửa hàng sẽ giúp tăng độ phủ sóng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng của Xiaomi tới cả khu vực nông thôn. Lei Jun khẳng định, khoản đầu tư 725 triệu USD sẽ là chìa khóa quan trọng để Xiaomi tiếp tục duy trì chiến lược phát triển và kinh doanh sản phẩm IoT hiện nay.
Tất nhiên để chiến thắng các đối thủ khác không đơn giản chỉ là việc mở các cửa hàng mới. Xiaomi sẽ phải có một chiến lược cạnh tranh bài bản thông qua các hoạt động khuyến mãi hoặc truyền thông để tạo sức ảnh hưởng trên thị trường trong nước.
Một ví dụ cho thấy chiến lược mở cửa hàng của Xiaomi sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Theo chia sẻ của một người dùng Weibo trên bài đăng của Lu. Người này cho biết anh kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán điện thoại Huawei ở cửa hàng của anh so với điện thoại Xiaomi.
Rõ ràng để đảo ngược điều này, Xiaomi cần phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần các đối thủ đi trước.
Theo GenK
Chán Mỹ, người Trung Quốc đua nhau về làm Xiaomi, Huawei
Người lao động Trung Quốc cho biết họ tìm thấy nhiều cơ hội thăng tiến tại các công ty trong nước hơn so với tập đoàn Mỹ.
Molly Liu rời Bắc Kinh từ năm 1990 để sang Mỹ học thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp, bà nỗ lực làm việc tại một công ty tư vấn có trụ sở ở Mỹ. Khoảng thời gian sau, bà được luân chuyển công tác về Trung Quốc nhằm mở rộng thị trường. Molly Liu làm việc ở Hong Kong với vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp tại Thượng Hải, Đài Bắc, Bắc Kinh và Singapore.
Tuy nhiên, Ben Zhang, người con trai duy nhất của bà có quyết định hoàn toàn khác. Gần đây, anh đã từ chối lời mời làm việc từ một công ty con của Boeing sau khi có bằng thạc sĩ về khoa học máy tính từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, Pennsylvania.
Anh trở lại Bắc Kinh vào năm 2018 và hiện là quản lý sản phẩm của Xiaomi. Zhang tin rằng các công ty công nghệ của Trung Quốc hiện nay hoàn toàn có thể mang đến cho anh cơ hội thăng tiến trong công việc tương tự những gì mẹ anh đạt được khi làm với với công ty Mỹ.
Khó thăng tiến khi làm việc ở công ty Mỹ
Theo SCMP, câu chuyện của gia đình Zhang đang phản ánh xu hướng tìm việc mới tại Trung Quốc. Trước đây, với những hứa hẹn về mức lương cao, nhiều lợi ích lớn và cơ hội thăng tiến trong công việc, các tập đoàn Mỹ thường thu hút được nhiều nhân tài người Trung Quốc đến làm việc. Tuy nhiên, các công ty công nghệ Trung Quốc đang chứng minh sức hút của họ đối với người lao động.
Người lao động T.Quốc cho biết họ tìm kiếm nhiều cơ hội thăng tiến tại các công ty trong nước .
"Những gì tôi tìm kiếm ở một công việc không chỉ là tiền. Tôi muốn cải thiện bản thân và tìm được nhiều cơ hội để phát triển tại nơi làm việc", Zhang nói. Anh cho biết mình đang làm việc tại nhóm phát triển các sản phẩm thông minh của Xiaomi như TV hỗ trợ kết nối Internet, đèn, khóa thông minh.
"Ở Boeing, khoảng 2-3 năm tôi sẽ được phát triển một sản phẩm mới. Tuy nhiên tại đây, chúng tôi liên tục đưa ra sản phẩm mới trong vài tháng. Chúng cũng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như sử dụng giọng nói để điều khiển TV hoặc máy điều hòa không khí", Zhang cho biết thêm.
Bên cạnh đó, nhiều người Trung Quốc cho rằng tại các công ty Mỹ họ thường bị giới hạn ở vị trí kỹ sư, khó có thể lên được quản lý cấp cao.
Chia sẻ với SCMP, một giám đốc cấp cao người Trung Quốc đang giám sát mảng công nghệ cho một công ty tài chính và bảo hiểm, cho biết ông từng lãnh đạo 20 kỹ sư tại một trong những công ty công nghệ lớn nhất ở thung lũng Silicon.
"Công việc của tôi khi đó là tối ưu hóa hiệu suất của sản phẩm. Tuy nhiên, trong 3 năm ở Trung Quốc, tôi đã được thăng chức thành trưởng bộ phận khoa học của công ty, lãnh đạo hơn 1.000 người", ông cho biết.
Công ty Mỹ không còn là mơ ước
Theo một cuộc khảo sát diễn ra vào tháng 4 trên Linkedln, ngày càng có nhiều người Trung Quốc muốn tìm những công việc như Zhang. Trong danh sách 25 nhà tuyển dụng được người lao động yêu thích nhất tại Trung Quốc do Linkedln biên soạn, khoảng 60% là các công ty nội địa, bao gồm 13 công ty Internet.
Những tên tuổi được yêu thích hàng đầu bao gồm Alibaba, Baidu, ByteDace và TikTok. Tesla đứng ở vị trí thứ 6, sau công ty đối thủ Nio từ Trung Quốc. Trong khi đó, Amazon được xếp hạng 8.
Li Qiang, Phó chủ tịch Zhaopin, một trong những công ty tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, nhận định đây là "khởi đầu của một kỷ nguyên mới".
"Hiện tại, các công ty công nghệ Trung Quốc hoàn toàn có thể mang đến cho người lao động môi trường làm việc không hề thua kém so với những tập đoàn đa quốc gia", Li nói.
Huawei và Xiaomi là những công ty được yêu thích nhất. Ảnh: SCMP .
Trong cuộc khảo sát của Zhaopin vào cuối năm 2018, 28% sinh viên đại học người Trung Quốc cho biết làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia là lựa chọn chính về nghề nghiệp của họ. Con số này đã giảm so với 33,6% của năm 2017.
Theo SCMP, sinh viên Trung Quốc vẫn thích làm việc cho tập đoàn đa quốc gia hơn các công ty công nghệ trong nước. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang cho thấy sức hút ngày càng tăng, không hề thua kém những ông lớn của Mỹ. Bên cạnh lương thưởng hay trợ cấp, họ cũng có thể đáp ứng đầy đủ phúc lợi cho những người thân trong gia đình nhân viên.
Một khảo sát gần đây của Universum chỉ ra rằng Apple và Siemens là hai cái tên phương Tây góp mặt trong top 10 nhà tuyển dụng lý tưởng đối với các sinh viên Trung Quốc năm 2018. Trong khi đó, con số này là 4 ở năm 2017. Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đứng hạng nhất trong danh sách này. Xiaomi đứng thứ 2, trong khi Apple chỉ xếp hạng 7.
"Mỗi kỹ sư đều muốn thấy công nghệ mà họ phát triển có thể thay đổi thế giới vào một ngày nào đó. Các công ty Trung Quốc mang đến nhiều cơ hội hơn cho người lao động để tạo ra các sản phẩm mới", Li Yan, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Kuaishou chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động Trung Quốc đều đồng ý với quan điểm trên. Đặc biệt, cộng đồng mạng nước này gần đây đã có phản ứng dữ dội đối với văn hóa làm việc "996" trong lĩnh vực công nghệ. Họ phải thường xuyên làm việc từ 9h sáng đến 9h tối và kéo dài liên tục 6 ngày một tuần.
Theo Zing
Được tiếp tục làm ăn với Google, Huawei thoát 'án tử' Trong một cuộc họp báo tại Hội nghị G20 hôm 29-6, ông Trump tuyên bố rằng 'các công ty của Mỹ sẽ tiếp tục' làm kinh doanh với người khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Chỉ một tháng sau khi chính phủ Mỹ ban lệnh cấm các công ty làm ăn với Huawei do mối đe dọa an ninh quốc gia, lập trường...