Xiaomi thành công ty trong mơ của sinh viên Trung Quốc
Sự phát triển và thương hiệu của Xiaomi đã biến công ty thành nhà tuyển dụng mơ ước của các sinh viên ở Trung Quốc.
Theo CNNMoney, Xiaomi đã được xếp hạng là một trong những công ty mà sinh viên Trung Quốc muốn được làm việc sau khi tốt nghiệp. Kết quả này dựa trên một khảo sát mới đây của công ty nghiên cứu Universum, với trên 55.000 sinh viên tham gia trả lời. Đây cũng là lần đầu tiên Xiaomi lọt vào danh sách thường niên này của Universum.
Các nhà tuyển dụng hàng đầu đối với sinh viên Trung Quốc. Nguồn Universum
Cụ thể, các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật đã bầu chọn công ty điện tử có trụ sở tại Bắc Kinh này ở vị trí mong đợi thứ tư, trong khi các sinh viên ngành kinh doanh xếp hạng nó ở thứ 24.
William Wu, Phó chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Universum cho biết sự bùng nổ về hiệu suất kinh doanh một cách đột ngột thời gian gần đây của Xiaomi đã khiến các sinh viên cảm thấy ấn tượng.
Năm ngoái, công ty được mệnh danh là “ Apple Trung Quốc” này lọt vào Top 5 hãng bán smaratphone thành công nhất thế giới. Xiaomi cũng đang chuẩn bị cho một đợt IPO rất được mong đợi bởi các chuyên gia công nghệ và kinh tế trên toàn cầu. Ở Ấn Độ, hãng cũng vượt mặt đối thủ chính là Samsung để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất.
Cảnh bên trong một hội chợ việc làm tại Trung Quốc, tháng 4/2018.
Trong năm thứ ba liên tiếp, Alibaba và Huawei là những lựa chọn hàng đầu cho sinh viên khối kinh doanh và kỹ thuật. Tencent, gã khổng lồ về mạng xã hội, thường được so sánh với Facebook, cũng được xếp hạng cao. Thương mại điện tử hiện là lĩnh vực phổ biến nhất dành cho sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc. Nhiều người nói rằng họ muốn làm việc tại các nhà bán lẻ trực tuyến như JD và Amazon.
Video đang HOT
Theo khảo sát, nhiều sinh viên nói rằng các yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn một nhà tuyển dụng là cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp của bản và cơ hội được tham gia vào một môi trường làm việc “ sáng tạo”. Có cảm giác cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là yếu tố được đánh giá cao, bao gồm khả năng công ty có giờ làm việc linh hoạt.
Ông Wu dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục. Bởi thanh niên Trung Quốc ngày nay quan tâm ngày càng nhiều về “những thứ vô hình” hơn là việc họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền.
“Môi trường làm việc, văn hóa, sự thân thiện, sự tôn trọng từ mọi người – tôi nghĩ những điều đó sẽ thu hút được sự chú ý nhiều hơn”, ông nói.
Bảo Nam
Theo VNE
Xiaomi - bản sao không mong muốn của Apple
Không chỉ thiết kế điện thoại, tablet, Xiaomi còn "học" Apple từ cách giới thiệu sản phẩm, lễ ra mắt, trang phục của CEO và cửa hàng Mi Store.
Xiaomi lần đầu gây sự chú ý về việc "học" Apple kể từ lễ ra mắt Mi 4 năm 2014. Không giống hầu hết các máy Android khác làm từ nhựa hoặc kim loại nhưng bo cong nhiều, chiếc Mi 4 có kiểu dáng vuông vức giống hệt mẫu iPhone 5s. Máy cũng có các đường cắt kim cương vát ở cạnh bên, ăng-ten được lắp vào khung tương tự sản phẩm của Apple.
"Nhái" thiết kế smartphone chưa phải là điều duy nhất Xiaomi làm trong lễ ra mắt Mi 4. Giám đốc điều hành của hãng, ông Lei Jun thậm chí còn dùng cụm từ quen thuộc và gắn liền với tên tuổi của Steve Jobs và Apple là One more thing... (còn một thứ nữa).
Người đứng đầu của Xiaomi thậm chí ăn mặc giống, dáng đi và cử chỉ cũng giống Steve Jobs.
Ngay sau Mi 4, Xiaomi tiếp tục khiến giới công nghệ phải nhắc tới mình khi chiếc máy tính bảng Mi Pad có kiểu dáng gần giống hệt iPhone 5c. Cũng với vỏ nhựa, thiết kế giống từ vị trí đặt camera, 5 màu sắc tương tự sản phẩm của Apple. Không chỉ vậy, Mi Pad còn có kích thước màn hình giống hệt iPad Mini và khác biệt so với các mẫu tablet Android còn lại. Xiaomi khi đó cũng tùy biến giao diện MIUI trên máy với hơi hướng giống iOS 7.
Trong hình là ảnh quảng cáo sản phẩm của chiếc Xiaomi Mi 3. Chi tiết của phần camera được "bê" nguyên từ ảnh quảng cáo camera của Apple.
Ngoài điện thoại, tablet, Xiaomi còn sản xuất cả phụ kiện và chúng cũng mang hơi hướng thiết bị của Apple. Trong hình là chiếc Mi Router Mini với kiểu dáng khống khác gì chiếc Magic TrackPad.
Sản phẩm Mi Box cũng học theo cách thiết kế của Apple TV dù độ giống không cao như các sản phẩm khác. Cùng thiết kế cơ bản phát triển từ hình vuông và màu đen đặc trưng, sản phẩm của Xiaomi có độ bo cong nhiều hơn.
Ngay từ những phiên bản đầu tiên, giao diện MIUI đã học theo cách bố trí của Apple. Thay vì chia làm hai vùng mở ứng dụng như mặc định Android, MIUI của Xiaomi đã chỉ cho bố trí một phần ứng dụng duy nhất với các ứng dụng hay dùng ở bên dưới. Gần đây, với các model màn hình tràn viền, Xiaomi cũng học hỏi thao tác vuốt thay phím cơ bản tương tự iPhone X của Apple.
Xiaomi cũng "học" cả cách đặt tên sản phẩm như Apple với mẫu máy tính Mi Notebook Air, tương tự Apple MacBook Air. Model này cũng có nhiều nét giống về thiết kế với sản phẩm của "Quả táo", chỉ khác là không có logo ở mặt trên.
Thiết kế của các cửa hàng Mi cũng học hỏi rất nhiều từ phong cách tối giản của Apple Store. Các Mi Store mở sau này thậm chí có kiểu bàn gỗ gần như tương tự, tông màu trắng chủ đạo làm nổi bật các tấm quảng cáo lớn về sản phẩm.
Xiaomi được coi là hãng chịu khó "sao chép" Apple nhất và nhiều chuyên gia công nghệ cũng phải công nhận việc hãng này làm sản phẩm có nét giống Apple nhất. Dù rất nhiều sản phẩm chạy Android hiện nay có màn hình "tai thỏ" nhưng Mi 8 được nhiều trang web đánh giá là có chi tiết này giống iPhone X nhất.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Smartphone Xiaomi: Bán nhiều, lãi ít trong quý 1 Thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm nay, Xiaomi đã có doanh số bán smartphone tăng tới 88%. Được chào bán rộng khắp trên nhiều thị trường, doanh số bán hàng của Xiaomi đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong quý đầu tiên của năm 2018, mặc dù không thu về nhiều lợi nhuận hơn. Thương hiệu smartphone giá rẻ...