Xiaomi ra smartphone cao cấp đối đầu Apple, Samsung
Xiaomi vừa ra hàng loạt smartphone mới, trong đó Mi 11 Ultra hướng tới phân khúc cao cấp trên thị trường quốc tế.
Hôm 29/3, Xiaomi ra mắt một loạt smartphone mới, bao gồm M11 Lite, Mi 11 Lite 5G, Mi 11 Pro, Mi 11 Ultra. Mi 11 Ultra là mẫu cao cấp nhất, hướng tới thị trường quốc tế. Máy có giá từ 5.999 NDT (21 triệu đồng) và tối đa 6.999 NDT (24,6 triệu đồng) cho bản cấu hình cao hơn. Dù vậy, công ty chưa tiết lộ máy sẽ bán ra tại đâu.
Với Mi 11 Ultra, Xiaomi bước vào cuộc cạnh tranh nảy lửa với Samsung và Apple cũng như hai đối thủ đồng hương Oppo và Vivo. Những hãng điện thoại Trung Quốc này đều đang muốn ghi dấu trên phân khúc cao cấp và bành trướng hơn tại các thị trường phát triển như châu Âu. CEO Xiaomi Lei Jun cho rằng họ đã tìm ra chỗ đứng vững chắc tại phân khúc này.
Ông Lei dành nhiều thời gian trong sự kiện ra mắt để nói về camera trên Mi 11 Ultra. Thiết bị dùng cụm camera 3 ống kính, chiếm phần lớn diện tích phía sau. Lei nhắc tới khả năng chụp ảnh thiếu sáng và thuật toán đứng sau camera. Ngoài ra, Mi 11 Ultra dùng màn hình 6.81 inch, kết nối 5G, chip Qualcomm Snapdragon 888.
Bryan Ma, Phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị IDC, nhận định: “Ngày nay, camera làm nên chiếc điện thoại. Xiaomi biết điều đó và nỗ lực hết mình với Ultra”.
Xiaomi muốn tận dụng khó khăn của Huawei trên thị trường smartphone do lệnh cấm của Mỹ. Năm 2019, Huawei có tên trong danh sách cấm vận thương mại, buộc Google phải cắt quan hệ với hãng. Vì vậy, công ty Trung Quốc không thể dùng hệ điều hành Android trên thiết bị, ảnh hưởng lớn tại nước ngoài. Washington còn chặn đứng nguồn tiếp cận linh kiện bán dẫn quan trọng của Huawei.
Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chỉ định Xiaomi là nguy cơ an ninh quốc gia, cấm nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu hay chứng khoán có liên quan tới Xiaomi. Tuy nhiên, gần đây một tòa án đã tạm dừng lệnh cấm này sau khi Xiaomi đâm đơn kiện. Công ty khẳng định quân đội Trung Quốc không sở hữu, kiểm soát hay liên kết với Xiaomi.
Video đang HOT
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, lượng smartphone xuất xưởng của Huawei trong quý IV/2020 giảm 41% so với một năm trước đó. Chỉ riêng tại châu Âu, tỉ lệ giảm là 62%. Ngược lại, Xiaomi, Oppo và Vivo đều ghi nhận mức tăng hai chữ số trong cùng kỳ, theo hãng phân tích Canalys. Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới xét theo thị phần.
Dù vậy, Neil Shah – Giám đốc nghiên cứu của Counterpoint – cho rằng Xiaomi có thể không được định vị tốt nhất cho thị trường cao cấp so với các đối thủ. Trong số các thương hiệu Trung Quốc, Shah nói OnePlus và Oppo có cơ hội tốt hơn.
Smartphone loại bỏ những tính năng này khiến người dùng tiếc nuối
Những dòng smartphone cao cấp được cải tiến ngày một nhiều hơn, tuy nhiên, một số nét đặc trưng biến mất khiến người dùng không khỏi tiếc nuối.
Từ khi iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007 đến nay, chúng ta đã thấy smartphone phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các nhà sản xuất bắt đầu loại bỏ những tính năng truyền thống để có những giải pháp thay thế được cho là tốt hơn. Tuy nhiên, một vài đặc điểm hữu ích bị loại bỏ khỏi các smartphone cao cấp khiến người dùng đôi khi cảm thấy bất tiện.
Smartphone loại bỏ những nhiều tính năng khiến người dùng tiếc nuối
Giắc cắm tai nghe
Nhiều người thất vọng khi smartphone không còn giắc cắm tai nghe, đặc biệt đối với những người cảm nhận được giắc cắm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh như thế nào.
Dù đã có những thiết bị chuyển đổi, việc không có giắc cắm 3,5 mm chuyên dụng đôi khi gây bất tiện, như không thể vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc.
Apple đã loại bỏ giắc cắm tai nghe 3.5mm truyền thống từ iPhone 7 trở đi để bán AirPods. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, tai nghe có dây mang lại trải nghiệm tốt hơn nhiều so với tai nghe không dây.
Ngừng bán sạc và tai nghe đi kèm
Apple ngừng cung cấp bộ sạc đi kèm với iPhone từ dòng iPhone 12 với lý do giảm thiểu chất thải điện tử để bảo vệ môi trường. Điều này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người tiêu dùng.
Về cơ bản, bộ sạc được bán kèm luôn là bộ sạc tốt nhất cho điện thoại vì nó được thiết kế dành riêng cho kiểu máy đó. Mọi thứ khác đều không tối ưu và thậm chí có thể làm hỏng pin, đặc biệt là khi bạn mua phải bộ sạc của bên thứ ba bị lỗi.
Nếu bạn cần mua riêng một bộ sạc nhanh, nó sẽ được chuyển đến bạn trong một hộp riêng có thêm bao bì, điều này thậm chí còn tạo ra nhiều khí thải và chất thải carbon hơn.
Hơn nữa, khi mọi người mua một chiếc điện thoại mới, họ cũng thường bán hoặc tặng chiếc điện thoại cũ của mình cho người khác cùng với các phụ kiện đi kèm. Điều đó có nghĩa là họ cần một bộ sạc mới cho điện thoại mới của mình và sự thay đổi này gây trở ngại cho điều đó.
Bên cạnh bộ sạc, các hãng cũng ngừng cung cấp tai nghe có dây đi cùng. Đối với người dùng Samsung, xu hướng này đặc biệt khó chịu vì nó có nghĩa là họ sẽ không còn nhận được tai nghe điều chỉnh AKG với điện thoại Galaxy mới. Tuy nhiên, chiến lược này đã trở thành xu hướng phổ biến vì nó mang lại lợi nhuận và tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất. Thêm vào đó, trước sự phát triển của tai nghe không dây, tai nghe có dây đang dần mất đi sức hút.
Khe cắm thẻ nhớ MicroSD
Các dòng điện thoại cao cấp loại bỏ khe cắm thẻ nhớ SD để tăng thêm không gian cho các bộ phận khác. Đối với hầu hết mọi người, bộ nhớ trong 128GB là quá đủ, vì vậy thẻ MicroSD bên ngoài không thực sự cần thiết. Nhưng nếu bạn là game thủ hạng nặng hoặc tải xuống nhiều phim và chương trình, chắc chắn sẽ gây bất tiện.
Hơn nữa, bộ nhớ trong thường đắt hơn bộ nhớ ngoài. Đối với hầu hết các smartphone cao cấp, chi phí thêm 100GB sẽ là 100 USD, trong khi một chiếc thẻ MicroSD cùng dung lượng chỉ có giá 20 USD.
Pin có thể tháo rời
Pin có thể tháo rời với các dòng smartphone ngày nay dường như đã "tuyệt chủng". iPhone chưa bao giờ có pin tháo rời, Samsung đã loại vào năm 2015 khi ra mắt Galaxy S6. Chủ yếu có ba lý do cho sự thay đổi này: an toàn cho người sử dụng, chống thấm nước và giúp thiết bị mỏng hơn, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là điện thoại của bạn sẽ khó khăn hơn trong việc tháo lắp và sửa chữa.
Nút Home vật lý
Nút Home vật lý đã biến mất vào năm 2017 từ khi Galaxy S8 và iPhone X ra đời. Loại bỏ nút Home vật lý giúp màn hình tràn viền lớn và mỏng hơn. Vấn đề duy nhất là camera trước, thứ mà nhiều hãng smartphone cố gắng thiết kế ẩn dưới màn hình.
Smartphone đã được cải tiến rõ ràng theo thời gian, nhưng đi kèm với sự tiến bộ đôi khi là những bất tiện. Một số thay đổi có thể hiểu được, chẳng hạn như pin không thể tháo rời và không có nút Home vật lý, nhưng những thay đổi khác dường như nghiêng về các chiến lược kinh doanh hơn là tiến bộ công nghệ.
iPhone giữ vững ngôi vương thị trường smartphone cao cấp, điện thoại Android 'hụt hơi' iPhone của Apple chiếm tới hơn một nửa thị phần smartphone cao cấp trong năm 2021 và là sản phẩm bán chạy nhất trên mọi thị trường. Theo Counterpoint Research, thị trường smartphone cao cấp, được định nghĩa là điện thoại có giá trên 400 USD, tăng 24% so với cùng kỳ trong năm 2021, cũng là mức tăng trưởng cao nhất từ...