Xiaomi ra mắt xe đạp điện trợ lực sang chảnh, giá chỉ 425 USD
Đây là phiên bản cải tiến của mẫu xe đạp điện cao cấp QiCycle R1, nhưng với mức giá phải chăng và thiết kế ấn tượng, thông minh hơn nhiều.
Xiaomi nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng. Do đó, khá bất ngờ khi vào năm 2016, công ty công bố sản phẩm đắt nhất của mình, chiếc xe đạp QiCycle R1 có giá khoảng 3.000 USD. Mặc dù có mức giá cao, QiCycle R1 vẫn đạt được thành công lớn về doanh số và mức độ phổ biến và nó đã khiến công ty trở nên càng thêm nổi tiếng. Kể từ đó, thương hiệu QiCycle đã phát hành thêm một số mẫu xe đạp phổ biến khác, bao gồm cả xe đạp điện. Và mới đây, thương hiệu này vừa ra mắt một phiên bản xe đạp điện trợ lực.
Chiếc xe đạp mới có thiết kế tương tự như xe đạp điện có thể gập lại QiCycle EF1. Tuy nhiên, đây là một mô hình thế hệ thứ hai đã được nâng cấp và cải tiến về nhiều mặt, từ ngoại hình đến hiệu năng. So với xe đạp điện có thể gập lại thế hệ trước, kích thước của chiếc xe đạp mới này lớn hơn. Đường kính bánh xe 20 inch làm cho toàn bộ chiếc xe ổn định hơn và thích hợp để sử dụng trên những con đường có địa hình phức tạp như đô thị và cả đường núi.
Về ngoại hình, xe đạp điện trợ lực của Xiaomi duy trì phong cách thiết kế đơn giản. Nếu không biết trước, ít ai nghĩ nó là một chiếc xe đạp điện vì bề ngoài trông giống như một chiếc xe đạp bình thường. Pin được tích hợp hoàn toàn vào phần trục chính. Người dùng có thể sử dụng hệ thống điện trên xe đạp để điều khiển chuỗi truyền động trên xe, theo ba chế độ: đạp thuần túy, trợ lực tăng tốc và chạy điện hoàn toàn.
Có một màn hình nhạy sáng ở trung tâm ghi-đông của xe, hiển thị số, tốc độ, năng lượng của pin, đèn, nhắc nhở báo động và tỷ lệ phần trăm pin trong khi sạc. Người dùng có thể dễ dàng nắm bắt tất cả các thông tin này trong quá trình di chuyển. Màn hình có khả năng cảm nhận ánh sáng, theo đó độ sáng sẽ tự động giảm vào ban đêm để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của chủ xe. Phía bên trái của tay cầm là khu vực điều khiển, bao gồm công tắc nguồn, nút còi, công tắc chuyển số cao và thấp.
Video đang HOT
Ở phía bên phải của tay lái, có một công tắc vặn ga giống như của một chiếc xe đạp điện thông thường. Chỉnh các mốc 1,2,3 để chế độ chạy điện trợ lực.
Khung của chiếc xe đạp điện trợ lực này được làm bằng hợp kim nhôm hàng không 6061, được đánh bóng tinh xảo thông qua quy trình CNC để có vẻ ngoài bắt mắt. Ngoài pin tích hợp, các dây cáp cũng được giấu bên trong thân xe. Các đường dây phanh, đường dây tín hiệu, đường dây điều khiển… được tích hợp thành từng cụm và cố định, làm cho toàn bộ chiếc xe đạp trông vô cùng đơn giản. Chiều cao của yên có thể được điều chỉnh bằng các ốc vít bên dưới, nhằm thích ứng với việc sử dụng của những người có chiều cao khác nhau. Có một thanh tỷ lệ in trên ống đỡ yên để hỗ trợ việc điều chỉnh theo chiều cao.
Điểm nổi bật lớn nhất của chiếc xe đạp điện trợ lực này là sử dụng pin lithium chất lượng cao 5,2Ah, có thể cung cấp thời lượng pin cho quãng đường 40km. Ở chế độ không chạy điện, xe đạt vận tốc trung bình 25km/h. Ngoài ra, pin có thể được sạc đầy chỉ trong 3 giờ rưỡi. Cổng sạc được đặt ở phía sau khung, ngay sau đèn phanh.
Về an toàn, xe sử dụng phanh kẹp trên bánh trước, thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo rời. Xét về hiệu suất phanh tổng thể, nếu xe đạp đi với tốc độ khoảng 20km/h, quãng đường phanh là khoảng 3 mét. Xe cũng có đèn LED độ sáng cao ở phía trước và đèn cảnh báo màu đỏ ở phía sau, sẽ tự động sáng lên khi phanh.
Theo nhà sản xuất, chiếc xe đạp điện trợ lực QiCycle này có mức giá bán là 2.999 nhân dân tệ (khoảng 425 USD) và đã có thể đặt trước trên trang web của Xiaomi Youpin.
Theo GenK
COO của Goviet đề cập dùng xe điện trong phát triển giao thông thông minh
Tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Hà Nội 2019, ý tưởng sử dụng xe điện trong hệ thống giao thông ở các đô thị thông minh rất được quan tâm.
Đô thị hóa tạo cơ hội cho đổi mới giao thông
Chia sẻ quan điểm về phát triển giao thông tại các đô thị thông minh, ông Kavi Raj Joshi, Người sáng lập & Giám đốc điều hành của The Next Venture Corp Tại cho rằng các quốc gia nhỏ như Singapore đang có mức độ kết nối cáo nhất về giao thông, trong khi Nhật Bản và Hàn quốc cũng có nhiều thành quả nhất định. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị bị phình rộng cho người dân chuyển từ nông thôn ra đô thị, là cơ hội cho các quỹ mạo hiểm nắm bắt cơ hội phát triển đô thị thông minh, đầu tư vào những loại hình đi lại kiểu mới.
Nhất trí Đức Phùng COO của Goviet nhất trí rằng, xu hướng tại các đô thị trên thế giới, trong đó có Thủ đô Hà Nội, là người dân tràn từ nông thôn ra đô thị, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các ứng dụng chia sẻ phương tiện là một trong những phương thức thông minh giúp giảm bớt những vấn đề trên.
Các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn.
"Ở Việt Nam, vài năm trước người dân thường đi xe ôm nhưng trải nghiệm xe ôm không phải lúc nào cũng tuyệt vời và khi có vấn đề xảy ra khó có thể quy trách nhiệm. Goviet được thành lập để giải quyết các vấn đề như vậy, có xe đón tận cửa, biết trước giá và nếu có vấn đề có thể than phiền với tổng đài", ông Đức Phùng nói.
Theo ông Đức Phùng, không chỉ cung cấp nền tảng đi lại, Goviet muốn phát triển mở rộng các dịch vụ người dân có như cầu như giặt là, dọn nhà, vận chuyên thực phẩm, thậm chí là các dịch vụ như massage... mọi nhu cầu mà người dân Hà Nội có thể có.
Sử dụng xe điện trong đô thị thông minh?
Chia sẻ về ý tưởng sử dụng xe điện trong hệ thống gọi xe Goviet, COO Đức Phùng cho biết, xe điện chưa phổ biến lắm ở Việt Nam, các trạm sạc vẫn còn hiếm có. "Gần đây Vinfast đưa ra các đề xuất hợp tác trong phát triển xe điện tại Việt Nam tuy nhiên chúng tôi vẫn còn đang xem xét. Tại Goviet, mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là tạo việc làm cho các tài xế. Nếu giá xe điện phù hợp với túi tiền tài xế thì không có lý do gì chúng tôi không triển khai", ông Đức Phùng nói.
CEO Raj Joshi cho biết, tại Nepal - quê hương của ông, chính phủ thời gian qua đã đưa ra chính sách giảm thuế nhập khẩu xe điện để khuyến khích người dân sử dụng loại phương tiện này, do thấy rõ lợi ích của việc sử dụng chúng. Hiện tại Nepal có công ty tập trung chuyển phát hàng hóa, đồ ăn sử dụng hoàn toàn xe điện. Hay như Food Mario - một startup của nước này có tỷ trọng sử dụng xe máy chạy điện cung cấp đồ ăn. Đây là định hướng dài hạn của Nepal, ông Raj Joshi nói.
Theo ông Joshi, dù Việt Nam có dân số đông gấp 3 lần Nepal nhưng địa hình và diện tích khá tương đồng.
Trong khi đó, ông Leo Genping Liu, chuyên gia của Hãng đầu tư mạo hiểm Vertex nhận định, có một số rào cản trong việc triển khai xe điện. Vấn đề giá cả đối với các quốc gia đang phát triển là khá lớn. "Hiện tại các nhà đầu tư chưa có động lực xây dựng các trạm sạc. Một số doanh nghiệp triển hai hệ thống chuyển đổi năng lượng, tuy nhiên chúng tôi chưa thấy startup nào đưa ra giải pháp cho hỗ trợ xe chạy điện", ông Liu nói.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Tomonori Kimura, nhà sáng lập và CEO của tập đoàn Asian Gateway (Nhật Bản) cho biết tại xứ sở mặt trời mọc, hạ tầng dành cho xe 2 bánh chạy điện khác với ô tô chạy điện do có thể sử dụng bộ ắc quy thay thế được, bên cạnh đó các hãng e cũng đang xem xét tìm đến những nguồn năng lượng đến từ mặt trời, than đá... để áp dụng cho phương tiện.
Theo Kinh Tế Đô Thị
Các hãng smartphone Trung Quốc đang tăng trưởng tại Đông Nam Á Các hãng smartphone Trung Quốc đã giành được thị phần đáng kể ở các thị trường Đông Nam Á. Điển hình như tại Việt Nam trong những năm qua, các hãng smartphone Trung Quốc dần rút ngắn khoảng cách với các tên tuổi hàng đầu như Samsung và Apple. Các thương hiệu di động đến từ Trung Quốc đã chiếm hơn hai phần...