Xiaomi ra mắt đèn ngủ thông minh: Pin 365 ngày, tự bật khi phát hiện chuyển động, giá chỉ 195.000 đồng
Đèn ngủ thông minh MIJIA Night Light 2 phiên bản mới của Xiaomi cũng hỗ trợ kết nối Bluetooth, có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng MIJIA được cài trên smartphone.
Xiaomi không chỉ tập trung vào việc sản xuất smartphone mà còn có một hệ sinh thái cực kì đa dạng. Trước thềm Mi Fan Festival, nhà sản xuất Trung Quốc vừa ra mắt một mẫu đèn cảm biến thông minh mới có tên gọi là MIJIA Night Light 2, được coi như phiên bản nâng cấp của mẫu đèn ngủ cảm ứng MIJIA mà Xiaomi từng giới thiệu vào năm 2017.
Giống như các sản phẩm nhà thông minh khác của Xiaomi, MIJIA Night Light 2 phiên bản mới cũng hỗ trợ kết nối Bluetooth và có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng MIJIA được cài trên smartphone.
Phiên bản bluetooth đi kèm mức giá bán lẻ là 59 NDT (khoảng 195.000 đồng), cao hơn đôi chút so với phiên bản không có bluetooth được bán với giá 49 NDT (khoảng 165.000 đồng). Theo dự kiến, sản phẩm sẽ chính thức lên kệ trên Xiaomi Mall vào ngày 9/4 sắp tới.
MIJIA Light Night 2 bản bluetooth vẫn có thiết kế và tính năng tương tự như phiên bản thông thường. Nó được trang bị đế từ tính và bản lề xoay 360 độ, thiết kế tối giản với độ sáng tối đa lên tới 25 lumen và có thể điều chỉnh một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Đèn sẽ tự động bật lên khi phát hiện có chuyển động, cũng như tắt đi để tiết kiệm năng lượng sau 15 giây nếu không phát hiện thêm bất kì chuyển động nào khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bật / tắt đèn cố định theo ý muốn.
MIJIA Night Light 2 vẫn được tích hợp cảm biến quang kép, có khả năng nhận diện chuyển động trong bán kính 120. Thiết bị sử dụng 3 viên pin AA với công suất tích lũy không dưới 1500mAh. Sau mỗi lần thay pin, nó có thể cung cấp thời lượng sử dụng kéo dài lên tới 365 ngày, đặc biệt là khi được đặt ở độ sáng thấp.
Kaitiz
'Thánh nổ' từng tuyên bố đánh bại Xiaomi và Apple nay phải livestream bán Mi10 để trả nợ
Nhưng trong cái rủi lại có cái may, buổi livestream bán hàng ra mắt của Luo Yonghao - nhà sáng lập công ty điện thoại Smartisan - đã bất ngờ đạt kỷ lục về doanh thu, lên tới 15,5 triệu USD.
Làm thế nào để bạn trả được hàng triệu USD tiền nợ sau khi công ty điện thoại thông minh của mình bị phá sản? Nếu ở Trung Quốc, đáp án là bạn có thể chuyển sang bán hàng online thông qua các nền tảng phát trực tiếp.
Và Luo Yonghao - người sáng lập công ty sản xuất điện thoại thông minh Smartisan - là minh chứng hùng hồn nhất.
Năm ngoái, công ty của Luo bị phá sản và vỡ nợ, ông đã bị chính quyền nước này liệt vào "danh sách đen" và trở thành con nợ khét tiếng ở Trung Quốc, bị cấm đi máy bay và tàu cao tốc. Nhưng Luo hứa sẽ trả nợ và ông dường như đã tìm ra một lối thoát hoàn hảo: Phát trực tiếp trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Vào lúc 11 giờ tối ngày 1/4 vừa qua, Luo Yonghao đã thực hiện buổi phát sóng ra mắt trên Douyin. Dữ liệu cho thấy toàn bộ chương trình phát sóng trực tiếp kéo dài 3 giờ, với tổng giao dịch thanh toán vượt quá 110 triệu nhân dân tệ (khoảng 15,5 triệu USD) và tổng số người xem vượt quá 48 triệu. Luo Yonghao ngay lập tức lập kỷ lục cao nhất về số hàng hóa bán được trên nền tảng này.
Theo thống kê, vào tối ngày Cá Tháng Tư, Luo Yonghao đã mang ra giới thiệu tổng cộng 22 mặt hàng, thuộc chủ yếu ba nhóm hàng hóa là thực phẩm và đồ uống, mặt hàng gia dụng hàng ngày (sữa rửa mặt, robot lau nhà...) và các sản phẩm công nghệ (máy chiếu, smartphone...). Nhiều sản phẩm được bán hết ngay sau khi chúng được đưa lên kệ. Cũng trong buổi phát sóng trực tiếp, Luo Yonghao đã gửi tặng cho cư dân mạng tổng cộng 700.000 nhân dân tệ (khoảng 100.000 USD) bằng cách lì xì. Khi giới thiệu máy cạo râu, ông thậm chí còn tự cạo râu của mình.
Trớ trêu thay, một trong những sản phẩm mà Luo đã bán trong phiên phát trực tuyến hôm thứ Tư vừa qua là chiếc flagship mới nhất của đối thủ cũ Xiaomi, Mi 10.
Trong quá khứ, người sáng lập thương hiệu điện thoại Smartisan này từng rất tự tin và bạo miệng. Luo thậm chí từng gây tiếng vang với các tuyên bố như đánh bại Xiaomi và mua lại Apple. Đáng tiếc rằng con đường kinh doanh của ông gặp quá nhiều trắc trở và công việc quan trọng nhất hiện nay lại là kiếm tiền trả nợ, cho dù đó là sản phẩm của chính đối thủ cũ.
Nhưng khá bất ngờ là Lu Weibing, chủ tịch của Xiaomi Trung Quốc và Wang Xiaochuan, CEO của Sogou - công ty Trung Quốc chuyên về tìm kiếm trên web - cũng xuất hiện trên luồng phát sóng để tương tác và giới thiệu sản phẩm của mình.
Trong buổi lên sóng này, Luo cũng hứa sẽ đảm bảo chất lượng và dịch vụ hậu mãi cho tất cả các sản phẩm. "Trong những ngày đầu, chúng tôi chỉ hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng để cố gắng đảm bảo rằng không có sản phẩm nào có vấn đề. Trong trường hợp có vấn đề, ưu tiên sẽ là quyền lợi người tiêu dùng", ông chia sẻ.
Ảnh chụp màn hình buổi phát sóng của Luo Yonghao.
Dù doanh thu trong ngày phát sóng đầu tiên vô cùng ấn tượng, nhưng Luo vẫn phải thực hiện nhiều phiên bán hàng trực tuyến hơn để trả nợ. Dự kiến ông sẽ lên sóng mỗi tuần một lần. Nhưng ít nhất, Luo đã không còn trong danh sách đen nữa. Công ty Smartisan của ông đã thỏa thuận chuyển một số bằng sáng chế và nhân viên của mình cho ByteDance, chủ sở hữu TikTok-Douyin, cho phép gã khổng lồ công nghệ tung ra cái gọi là "TikTok Phone".
Bảo Nam
Xiaomi và Realme: Câu chuyện về thương hiệu không hồi kết Các giám đốc điều hành của Xiaomi và Realme đã bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã vì những thứ liên quan tới "thương hiệu", khi hai nhà sản xuất này đã tấn công "ngôn từ" lẫn nhau vì nhiều lý do. Đại diện của hai công ty đã lên Twitter để tấn công thương hiệu đối thủ, với tổng giám đốc...