Xiaomi nuôi tham vọng đứng số 1 thị trường smartphone Việt
Cả hai tham vọng của Xiaomi đều rất khó thực hiện: Chiếm lĩnh thị phần smartphone Việt Nam và nâng doanh thu sản phẩm AIoT chiếm phân nửa tổng doanh thu của hãng.
Xiaomi có một năm khá thành công tại thị trường Việt Nam. Kết thúc 2021, hãng đang có gần 10% thị phần smartphone, đứng thứ 3 thị trường sau Samsung và Oppo. Hãng cũng đang có hơn 75 sản phẩm AIoT (tên ghép giữa AI và IoT) đang bán trên thị trường Việt.
Đầu năm 2022, Xiaomi đặt những mục tiêu cực kỳ lớn so với những năm trước.
Tham vọng số 1 thị trường smartphone Việt
Ông KM Leong – Giám đốc Xiaomi khu vực Đông Nam Á – kể, ông gia nhập Xiaomi ở vị trí phụ trách triển khai thị trường quốc tế. Khi Xiaomi lên danh sách 18 thị trường trọng điểm nước ngoài đầu tiên, Việt Nam có tên trong danh sách đó. Khi danh sách này nâng lên 25, rồi hơn 30 nước, Việt Nam vẫn tiếp tục được xếp vào thị trường trọng điểm.
Tại Đông Nam Á, Xiaomi vừa hoàn thành mục tiêu đứng số 1 ở Thái Lan và Malaysia, năm nay tập đoàn đặt mục tiêu phải đứng số 1 tại Việt Nam ở mảng smartphone.
Một người có ảnh hưởng (KOL) đang chụp ảnh selfie dùng điện thoại của Xiaomi
Trong vòng khoảng 6-7 năm gần đây, người viết bài này chứng kiến khá nhiều hãng Trung Quốc đặt mục tiêu lọt vào top 5, top 3, hay vượt qua Samsung và Oppo để chiếm vị trí số 1, số 2 thị trường smartphone Việt Nam. Hầu như chưa hãng nào thực hiện được mục tiêu này, và chưa hãng nào chia sẻ thấu đáo kế hoạch vượt mặt đối thủ khi PV ICTnews đặt vấn đề.
Tuy vậy, ông KM Leong đã chia sẻ một số kế hoạch cụ thể. Đầu tiên, công ty tăng hơn gấp đôi số lượng nhân viên tại văn phòng Việt Nam. Từ mức hơn 20 người, hiện nay đã đạt 48 người, dự kiến tuyển thêm để đủ khoảng 60 người.
Hiện nay, số lượng nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các siêu thị (promoter) đang khoảng 800 người, Xiaomi dự kiến tăng tổng cộng khoảng 1.500 người.
Video đang HOT
Thêm vào đó, công ty sẽ tăng ngân sách tiếp thị lên gấp đôi hiện tại. Năm ngoái, công ty hợp tác với Soobin Hoàng Sơn, năm nay sẽ hợp tác với nhiều nghệ sĩ và người có ảnh hưởng khác.
Ngoài ra, Xiaomi sắp xây dựng thêm các cửa hàng Mi Store. Các cửa hàng này sẽ bán sản phẩm trực tiếp được nhập từ Xiaomi để bỏ qua bước trung gian, góp phần giảm giá sản phẩm.
Với những kế hoạch có thể chia sẻ như trên, phụ trách Xiaomi Đông Nam Á đặt mục tiêu thị phần ít nhất là 25% trong năm 2022 (tức vượt thị phần Oppo nhưng vẫn sẽ dưới Samsung ở hiện tại).
Đây là một mục tiêu cực kỳ khó khăn vì trong khoảng 10 năm gần đây, chưa hãng nào vượt được Oppo và Samsung. Đó là chưa kể khoảng cách thị phần khá xa giữa Oppo và Xiaomi. Tuy vậy, phía Xiaomi cho hay có những tháng trong năm 2021, hãng chỉ chênh lệch với Oppo một vài phần trăm thị phần.
Ngoài ra, như trước đó ICTnews đã thông tin, Xiaomi đang được cho là xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên phía Xiaomi không bình luận gì về thông tin này. Nếu có nhà máy như tin đồn, đây có lẽ là một trong những cơ sở để Xiaomi tuyên bố cạnh tranh thị phần với hai hãng xếp trên.
Trước tham vọng này của Xiaomi, người phụ trách kinh doanh của chuỗi CellphoneS đánh giá là rất thách thức. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kĩ và đầu tư nghiêm túc, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong năm 2021, Xiaomi đã ghi nhận mức tăng trưởng 50%, đặc biệt trong quý cuối năm mức tăng trưởng gần 100%, do vậy tham vọng của hãng có thể thành hiện thực, phía CellphoneS nhận định.
“Với dải sản phẩm rộng từ phân khúc dưới 2 triệu đồng đến cao cấp trên 20 triệu đồng, Xiaomi đang có rất nhiều lợi thế trong cuộc đua này”, đại diện CellphoneS đánh giá.
Tuy vậy, ông Bùi An – quản lý diễn đàn HDVietnam – không đồng ý với nhận định lạc quan nêu trên.
“Về vị trí số 1 ở thị trường smartphone, tôi nghĩ là khó và hầu như không thể xảy ra bởi hai đối thủ lớn là Samsung và Oppo đang chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm với hệ thống bán hàng chân rết rộng khắp đất nước”, ông Bùi An phân tích.
Xiaomi có lợi thế về sản phẩm và giá bán thấp nhưng đại diện HDVietnam cho rằng chừng đó vẫn chưa đủ, ở thời điểm 2022 vẫn khó có thể vượt qua được.
Tuy vậy, ông Bùi An đánh giá mục tiêu chiếm thị phần 25% của Xiaomi khả thi hơn. Song để đạt được mục tiêu này, Xiaomi cũng phải nỗ lực rất nhiều vì đối thủ cũng không ngồi yên, nhất là ở thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt như smartphone.
Nâng doanh số sản phẩm AIoT lên ngang hàng với smartphone
Tự định hướng là một công ty Internet, Xiaomi lấy smartphone là trung tâm, sau đó phát triển các thiết bị chung quanh để người dùng sử dụng. Hãng bán sản phẩm nhưng vẫn chú trọng kiếm tiền từ dịch vụ. Năm vừa rồi, Xiaomi thu về hơn 1,1 tỷ USD mảng dịch vụ Internet.
Đó là lý do vì sao Xiaomi bán smartphone hay thiết bị AIoT với giá phải chăng, ông KM Leong giải thích, chủ yếu để thu hút người dùng sử dụng sản phẩm, sau đó trả tiền cho dịch vụ.
Xiaomi đang có danh mục sản phẩm AIoT rất mạnh tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Xiaomi đang có khoảng 75 sản phẩm AIoT, gồm: Rô bốt hút bụi, máy rửa chén, máy lọc không khí, nồi chiên không dầu,… và hãng đang có kế hoạch mang về thêm để có hơn 100 sản phẩm trong năm nay.
Với số lượng sản phẩm đa dạng như vậy, công ty đặt mục tiêu doanh thu sản phẩm AIoT sẽ chiếm phân nửa trong tổng doanh thu dự kiến trong năm 2022.
Ông Bùi An đánh giá AIoT là mảng mà Xiaomi đang khá mạnh ở thị trường Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm “smart” của Xiaomi đã âm thầm lan toả thông qua con đường chính thức và cả tiểu ngạch. Thương hiệu Xiaomi với các món đồ thông minh đã trở nên quen thuộc và tạo được một tập khách hàng khá ổn định.
Đây là nền tảng tốt để Xiaomi có thể bứt phá trong giai đoạn này. 50% doanh thu tổng sẽ không phải là chuyện bất khả thi, nhưng ông An cho rằng Xiaomi cần một sự bùng nổ cho các sản phẩm này, nhất là những sản phẩm thiết thực, thiết yếu với người dùng ngay cả trong thời gian tới nếu có tiếp tục giãn cách vì Covid-19.
Phía CellphoneS nhận định mục tiêu mảng AIoT của Xiaomi sẽ rất thách thức vì năm 2022 sẽ có rất nhiều hãng nhảy vào giành thị phần mảng này.
Tuy vậy, đại diện nhà bán lẻ này nhận định thị trường AIoT hiện tại đang phân mảnh với sự tham gia của nhiều hãng, nhưng chưa có quy chuẩn thống nhất. Trong khi đó, Xiaomi đa dạng sản phẩm và đang chiếm gần 15% miếng bánh thị trường, nên cũng có cơ sở để đặt mục tiêu.
Để làm được điều này, CellphoneS cho rằng trong năm 2022 Xiaomi sẽ rút ngắn thời gian cung cấp hàng hoá cũng như lượng hàng cho thị trường Việt Nam.
Song song đó, khách hàng Việt Nam luôn yêu thích cái mới, do đó việc ra mắt sản phẩm chính hãng tại Việt Nam cùng lúc với thời điểm ra mắt sản phẩm tại nước ngoài sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Điện thoại Xiaomi thành 'cục gạch' nếu kích hoạt tại 'vùng cấm'
Người dùng có thể mang thiết bị của Xiaomi tới bất kỳ đâu, nhưng nếu máy được kích hoạt ở khu vực bị cấm, hãng sẽ tiến hành khóa từ xa.
Điện thoại và các thiết bị khác của Xiaomi sẽ bị khóa nếu kích hoạt tại những nơi không được phép sản xuất
Xiaomi vừa thêm tính năng mới vào giao diện người dùng trên smartphone do hãng sản xuất. Việc này nhằm biến điện thoại thành "cục gạch" khi hãng phát hiện máy được kích hoạt và sử dụng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ bất kỳ nằm trong danh sách cấm. Quy định cấm thị trường của Xiaomi không phải xa lạ, kể cả những nhà sản xuất lớn cũng có một danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ cấm xuất khẩu thiết bị của họ tới đó.
Theo Phone Arena , các nước trong danh sách cấm kể trên đều đang có vấn đề liên quan tới quan hệ ngoại giao quốc tế, tranh chấp lãnh thổ, nhân quyền hoặc dính líu tới chủ nghĩa khủng bố... Quốc tế cũng cấm các công ty sử dụng công nghệ của phương Tây để xuất khẩu sản phẩm tới những khu vực đang vướng một trong các vấn đề nêu trên.
Dù Xiaomi không trực tiếp xuất khẩu sản phẩm tới đó, nhiều nhà buôn vẫn thường kinh doanh theo hình thức "xách tay", đưa máy về bán không theo diện hợp pháp. Chính vì vậy Xiaomi đã quyết định thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn.
Nếu người dùng đang ở một trong các nước, lãnh thổ thuộc danh sách cấm xuất khẩu và kích hoạt thiết bị của Xiaomi, nhà sản xuất sẽ tiến hành khóa máy chỉ trong vài ngày sau đó. Tuy vậy, biện pháp dường như chỉ áp dụng với các máy được kích hoạt mới. Điều này đồng nghĩa thiết bị kích hoạt tại khu vực khác rồi đem vào sử dụng ở vùng cấm thì vẫn hoạt động như thường.
Tuy vậy, hiện nay trong phần điều khoản và điều kiện sử dụng của Xiaomi không đề cập tới chuyện khóa thiết bị như trên. Hãng có nhắc tới danh mục quốc gia, vùng lãnh thổ cấm xuất khẩu, nhưng không đề cập gì tới tính năng mới cho phép khóa máy từ xa.
Trước đây từng có ZTE bị phạt vì xuất khẩu công nghệ của phương Tây tới các quốc gia bị cấm. Bộ Thương mại Mỹ phạt ZTE vì chống lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm có sử dụng công nghệ của nước này tới quốc gia trong "danh sách đen". ZTE được phép tiếp tục sử dụng công nghệ Mỹ trong sản phẩm của mình khi họ dừng hành vi trên.
Thị trường smartphone Việt dự báo giảm tăng trưởng Do tình trạng giãn cách để phòng dịch, thị trường smartphone dự báo sẽ giảm tăng trưởng trong nửa sau năm 2021. Hãng nghiên cứu thị trường Canalys vừa công bố top 5 hãng có lượng smartphone xuất xưởng lớn nhất tại Việt Nam trong quý 2/2020. Theo đó, cả 4 hãng trong top 5 đều giảm tăng trưởng so với trước, chỉ...