Xiaomi ngày càng bành trướng, mở cả dịch vụ vay tiêu dùng Mi Credit tại Ấn Độ
Với dịch vụ vay tiêu dùng Mi Credit, Xiaomi sẽ trở thành bên cung cấp tín dụng với khoản cho vay lên tới 1.390 USD (khoảng 33 triệu đồng) và lãi suất dao động từ 1,8%, kèm điều khoản cho phép Xiaomi kiểm soát dữ liệu người dùng.
Xiaomi đang tận dụng lợi thế là hãng smartphone số 1 tại thị trường Ấn Độ để mở rộng dịch vụ và sự hiện diện tại đây. Hãng smartphone Trung Quốc mong muốn tân dụng sự ảnh hưởng để tham gia vào dịch vụ tài chính đầy tiềm năng tại đất nước tỷ dân.
Mặc dù vậy Xiaomi giờ đây sẽ phải bước vào một cuộc chiến mới, không còn là đối với các hãng smartphone khác nữa mà là đối với các ngân hàng và các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu hay các start-up mới nổi.
Hơn nữa sự khó khăn từ chính sách của quốc gia sở tại cũng là một rào cản lớn. Tại Indonesia, một thị trường trọng điểm khác của Xiaomi, mảng kinh doanh dịch vụ tài chính của Xiaomi đã phải đóng cửa vào cuối năm 2018 do không được các nhà quản lý địa phương cấp phép hoạt động.
Rất may Xiaomi lại đang gặp thuận lợi lớn tại thị trường Ấn Độ. Công ty hiện đã triển khai dịch vụ thanh toán Mi Pay tại đây. Thậm chí trong thời gian tới, Xiaomi sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ tài chính Mi Credit.
Mi Credit cung cấp khoản vay lên tới 1.390 USD (khoảng 33 triệu đồng) với lãi suất khởi điểm từ 1,8% và dự kiến sẽ ra mắt trong vài tuần tới. Người phát ngôn của mảng kinh doanh Mi Credit chia sẻ với trang Reuters về việc dịch vụ đang trong giai đoạn beta.
Nhưng có một vấn đề với dịch vụ Mi Credit mà người dùng cần quan tâm. Đó là Xiaomi sẽ sử dụng dữ liệu từ hoạt động của smartphone để mở hồ sơ tín dụng. Nó phụ thuộc vào danh tính, lối sống, độ tuổi, các mối quan hệ xã hội và sự trung thành với thương hiệu.
Video đang HOT
Khách hàng đăng ký vay tiêu dùng Mi Credit tại Ấn Độ sẽ phải đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ với Xiaomi, bao gồm mọi thứ từ trình độ nghề nghiệp đến lịch sử tin nhắn hay thông tin sử dụng một số ứng dụng và trang web.
Thỏa thuận cũng bao gồm việc Xiaomi có quyền chia sẻ thông tin cá nhân của khách hàng cho các công ty liên kết của Xiaomi hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
Tuy nhiên rõ ràng Xiaomi sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới liên quan đến quyền riêng tư và rò rỉ dữ liệu người dùng. Vấn đề quyền riêng tư cũng khiến ít nhất một đối tác ngân hàng tiềm năng với Xiaomi tại Indonesia đã quyết định rút lui khỏi thỏa thuận vì lo ngại việc thu thập dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến khách hàng.
Apar Gupta, giám đốc điều hành nhóm vận động Internet Freedom Foundation cho biết, việc thiếu hiểu biết luật pháp và quy định về quyền riêng tư dữ liệu có thể khiến người dân Ấn Độ dễ dàng trở thành nạn nhân. Gupta cho rằng, không phải ai cũng biết Xiaomi sẽ thu thập thông tin gì từ họ và sử dụng nó ra sao.
Trong khi đó phát ngôn viên Xiaomi nhấn mạnh rằng, hãng cam kết sẽ đảm bảo quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng thông qua các thỏa thuận bảo vệ dữ liệu với các đối tác cho vay ở Ấn Độ.
Hơn nữa mối quan tâm về quyền riêng tư đôi khi chẳng là gì nếu người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi những cái lợi trước mắt như giá bán hấp dẫn và cấu hình cao.
Akshay Pawar, một người sở hữu smartphone Xiaomi chia sẻ: “Các ngân hàng thường yêu cầu rất nhiều giấy tờ phức tạp trước khi cho vay. Còn Xiaomi lại cho tôi vay rất nhanh chóng và không yêu cầu quá nhiều giấy tờ. Tôi sẽ không ngại chia sẻ dữ liệu của mình cho Xiaomi. Số tiền 1.390 USD là đủ để tôi có thể là mua một chiếc xe máy mới”.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất của Xiaomi ở bên ngoài Trung Quốc. Theo dữ liệu của hãng phân tích thị trường Counterpoint, Xiaomi đã bán được 37 triệu chiếc smartphone và chiếm thị phần 28% trong Q2/2019.
Còn tại thị trường Trung Quốc, hoạt động cho vay tiêu dùng của Xiaomi đã đạt 8 tỷ USD và số dư còn lại là 2 tỷ USD trong năm 2018. Trong khi đó dịch vụ Mi Pay hợp tác với các nhà cung cấp thẻ ngân hàng Trung Quốc như UnionPay đã đạt khối lượng giao dịch 12 tỷ USD với 20 triệu người dùng.
Theo VN Review
Chưa lo xong vụ Xiaomi soán ngôi, Samsung lại phải lo thêm "Xiaomi thứ hai" mang tên Vivo tại thị trường Ấn Độ
Vivo đang cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số thần tốc, giống như thời Xiaomi mới bước chân vào thị trường smartphone Ấn Độ và sau này đã vươn lên chiếm cả ngôi vương của Samsung.
Samsung đã mất vị trí số 1 vào tay Xiaomi tại thị trường smartphone Ấn Độ hồi năm ngoái. Mặc dù rất khó để Samsung sảy chân tiếp và trượt khỏi vị trí thứ hai nhưng khả năng này không hẳn khó xảy ra khi doanh số quý vừa qua của Samsung đang có dấu hiệu đi xuống.
Theo hãng phân tích Canalys, Samsung đã xuất xưởng khoảng 7,3 triệu chiếc smartphone tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019, giảm nhẹ khoảng 200 ngàn chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 4 hãng smartphone hàng đầu Ấn Độ xếp theo thứ tự gồm Xiaomi, Samsung, Vivo và Oppo thì Samsung đang là thương hiệu duy nhất có doanh số smartphone thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Vấn đề càng tội tệ hơn với hãng điện tử Hàn Quốc khi mất gần 1% thị phần, từ 25,3% xuống 24,4%.
Số liệu thống kê doanh số và thị phần tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019
Những vấn đề của Samsung tại Ấn Độ chỉ phản ánh phần nào những khó khăn mà Samsung phải gánh chịu tại nhiều thị trường khác trên thế giới. Do đó kết quả trên không hẳn quá bất ngờ. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định thêm, Ấn Độ là một trong những thị trường tối quan trọng với Samsung chỉ sau Trung Quốc. Bởi đây là thị trường đang phát triển và có tiềm năng rất lớn. Nếu Samsung tiếp tục xảy chân tại thị trường này, khả năng giữ vững danh hiệu hãng smartphone số 1 thế giới sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trái ngược với sự "trầy trật" của Samsung là sự bứt tốc đột phá của Xiaomi. Hãng smartphone Trung Quốc đạt doanh số 9,5 triệu máy trong quý đầu năm 2019, qua đó giúp hãng giữ vững thị phần số 1 với 31,4%.
Điều đáng chú ý là sự vươn lên của Vivo. Thương hiệu smartphone Trung Quốc này đang tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Chỉ mới Q1/2018, Vivo xuất xưởng được khoảng 2,1 triệu máy và thị phần chỉ có 7,3% thì sau một năm, thương hiệu này đã lột xác và đạt doanh số lên tới 4,5 triệu máy, qua đó đẩy thị phần của hãng vươn lên 15%. Theo Canalys, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Vivo thậm chí đã cán mốc 108,2%.
Sự bứt tốc của Vivo chắc chắn sẽ khiến Samsung thêm phần lo lắng vì không ai biết thị trường sẽ còn biến động như thế nào.
Bên cạnh đó, Realme (thương hiệu con của Oppo) cũng là một cái tên đáng chú ý. Dù mới chỉ gia nhập thị trường Ấn Độ từ Q2/2018 nhưng Realme giờ đây đã có trong tay 4,2% thị phần toàn thị trường với doanh số Q1/2019 đạt 1,3 triệu máy.
Tham khảo Android Authority
Được thưởng gần 1 tỷ USD, nhà sáng lập Xiaomi tuyên bố dành hết làm từ thiện Được thưởng khoản cổ phiếu trị giá gần 1 tỷ USD sau 8 năm cống hiến, nhà sáng lập Xiaomi Lôi Quân (Lei Jun) tuyên bố sẽ dùng khoản tiền này để làm từ thiện. Nhà sáng lập Xiaomi Lôi Quân. Theo báo cáo thường niên trước cổ đông hôm 9/4, Xiaomi cho biết đã chi thưởng cho ông Lôi 636,6 triệu cổ...