Xiaomi đạo ý tưởng của Pressy: Phụ kiện thêm nút bấm điều khiển vật lý cho smartphone
Xiaomi vừa hé lộ một phụ kiện giống y xì Pressy mà chúng ta biết đến trước đây. Nó cho phép cắm vào jack cắm tai nghe của điện thoại để làm nút bấm điều khiển vật lý.
Quay lại lịch sử hồi tháng Mười năm ngoái, chúng ta đã từng được biết tới về Pressy: Một phụ kiện nhỏ gọn có thể cắm vào jack cắm tai nghe của smartphone để biến nó thành một nút điều khiển vật lý. Bạn có thể dùng nút bấm này cho các tác vụ như bật đèn flash của camera, chụp ảnh, chuyển máy về chế độ im lặng…
Và có vẻ như hãng công nghệ Xiaomi của Trung Quốc đã tỏ ra rất quan tâm tới sản phẩm này. Và theo như một hình ảnh được Xiaomi chia sẻ trên mạng xã hội Google , họ đã sẵn sàng tung ra một phiên bản nhái với chức năng tương tự như Pressy. Theo như hình ảnh mà đại diện Hugo Barra của Xiaomi tiết lộ, thiết bị của họ sẽ có hình trụ, làm bằng kim loại và có thể cắm vào jack cắm tai nghe. Phụ kiện này sẽ chỉ hỗ trợ các smartphone do Xiaomi sản xuất, và nó sẽ cho phép cấu hình để thực hiện 10 tác vụ khác nhau (từ chụp ảnh, gọi điện thoại nhanh tới 1 người nào đó trong danh bạ…).
Theo trang công nghệ Techinasia, phụ kiện của Xiaomi có tên gọi là MiKey, được bán với giá 4,9 Yuan (tương đương gần 17 ngàn đồng), và sẽ bán ra rộng rãi từ 8/4. Như vậy có thể nói với giá bán này thì MiKey hứa hẹn sẽ là lời khai tử cho Pressy, vốn có giá lên tới 27 USD (khoảng 570.000 VNĐ). Tuy nhiên nhiều khả năng Xiaomi sẽ phải đối diện với một vụ kiện bản quyền từ nhà sáng lập của Pressy trong một tương lai không xa.
Video đang HOT
So sánh Pressy và MiKey.
Theo Trithuctre
Smartphone Trung Quốc giành chiến thắng trên sân nhà
Với lợi thế sân nhà, các hãng điện thoại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ điện thoại lớn nhất thế giới, đã vượt mặt cả Apple và Samsung, những thương hiệu smartphone chiếm ưu thế tại Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế giới.
CoolPad vượt cả Apple tại Trung Quốc
Một vài ưu thế của các hãng sản xuất bản địa chính là: phần cứng mạnh nhưng có giá rẻ, mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp mạng, phương pháp quảng cáo tiếp thị ồ ạt thông qua các mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến.
Trong khi các thị trường lớn như Mỹ và một số khu vực khác đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, lượng khách hàng tiềm năng lên tới con số hàng trăm triệu đang biến thị trường Trung Quốc trở thành chiến trường cạnh tranh của nhiều hãng điện thoại toàn cầu so với các hãng sản xuất trong nước vốn được hưởng nhiều sự ưu đãi.
Công ty nghiên cứu thị trường Canalys đã ước tính tổng số lô hàng smartphone tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái đạt mức 354 triệu. Trong khi đó, con số trên tại Mỹ chỉ có 139 triệu. Theo dự đoán của Canalys, số lượng smartphone tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ đạt mức 422 triệu đơn vị vào cuối năm 2014.
Thị trường Trung Quốc thật sự có tiềm năng quá lớn so với khả năng của các công ty bản địa, chính vì thế các công ty trên luôn tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước mà vẫn chiếm được thị phần đáng kể trong tổng số smartphone trên toàn cầu. Trong Q3/2013, điện thoại Coolpad của hãng YuLong đang đứng thứ 6 thế giới về thị phần điện thoại, qua mặt cả Nokia và Sony.
Coolpad là hãng sản xuất thiết bị viễn thông được thành lập từ năm 1993. Đây là một trong những công ty trụ cột tại Trung Quốc và sở hữu các mối quan hệ với hầu hết các nhà cung cấp mạng tại Trung Quốc. Điều này cho phép Coolpad có thể tiếp cận với lượng khách hàng rộng khắp Trung Quốc.
Một trong những mẫu điện thoại phổ biến nhất của Coolpad và Coolpad 9080W với màn hình 5.7", camera 8MP, vi xử lý quad-core và được bán ra với giá 260 đô la. Coolpad cho biết đang cố gắng thu hút hàng triệu người mới tiếp cận với smartphone tại Trung Quốc. Theo báo cáo gần đây, loại nhuận kinh doanh nửa đầu 2013 của Coolpad đã đạt 27.4 triệu đô la, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng thị trường Trung Quốc, Coolpad xếp hạng thứ 3 với 11% thị phần, chỉ xếp sau Samsung (21%) và Lenovo (13%). Apple xếp thứ 5 chỉ với 6% thị phần. Tuy nhiên, theo dự đoán của giới phân tích thì trong năm nay, số lượng iPhone được bán ra tại Trung Quốc có thể sẽ gia tăng do thỏa thuận phân phối với nhà mạng China Mobile.
Oppo đưa ra nhiều chiến dịch marketing hấp dẫn tại thị trường bản địa
Ngoài Coolpad, các hãng điện thoại bản địa khác cũng thực hiện nhiều phương thức marketing hấp dẫn thông qua kênh truyền thông internet và mạng xã hội nhằm đánh bóng sản phẩm của mình. Vừa qua, hãng Oppo vừa thuê diễn viên Leonardo DiCaprio cho một quảng cáo điện thoại nhằm tạo sự hấp dẫn hướng tới lượng khách hàng nữ giới.
Hãng Xiaomi lại gây hấp dẫn khách hãng bằng cách tùy chỉnh phiên bản Android với các biểu tượng dễ thương nhằm bán kèm theo các phụ kiện điện thoại tương ứng. Để mở rộng thị trường ra nước ngoài, Xiaomi còn thuê Hugo Barra, trưởng điều hành mảng kinh doanh Android của Google nhằm giúp Xiaomi thâm nhập sang thị trường Singapore.
iPhone vẫn được người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích
Hồi đầu tháng này, chủ tịch của China Mobile đã tuyên bố số lượng đơn đặt hàng iPhone đã chạm mốc 1 triệu chiếc tính từ ngày bắt đầu chính thức bán ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, chi phí trả trước cho nhà mạng và không có chính sách trợ giá chính là những rào cản để iPhone có thể cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc với các hãng điện thoại giá rẻ khác.
Mặt khác, theo khảo sát thì iPhone vẫn là mẫu điện thoại được người dùng Trung Quốc yêu thích nhất dù giá vẫn vượt tầm tay so với thu nhập bình quân của người dùng. Khác với Apple, chính sách chủ yếu hiện tại của Samsung là hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với các hãng sản xuất nội địa. Tuy nhiên, phía Samsung vẫn chưa công bố số liệu thống kê về tình hình kinh doanh của mình tại thị trường sôi động này.
Theo VNE
Nabu: Vòng đeo tay tuyệt đẹp của Razer Nhà sản xuất gaming gear Razer vừa gây ngạc nhiên khi ra mắt chiếc vòng đeo tay Razer Nabu có thiết kế rất thời trang. Nổi tiếng là công ty sản xuất phụ kiện cho máy tính, nhưng Razer mới đây vừa gây ngạc nhiên cho giới công nghệ khi trình làng một sản phẩm không thuộc thế mạnh của họ. Càng ngạc...