Xi măng đồng loạt tăng giá mạnh
Trước áp lực tăng chi phí sản xuất, Xi măng Vissai Ninh Bình, Vicem Hà Tiên, Xuân Thành, Insee… đồng loạt tăng giá bán từ 100.000 đến 150.000 đồng/tấn từ nửa cuối tháng 3.
Từ đầu năm 2021 đến nay, xi măng đã tăng giá 3 lần
Các nhà sản xuất xi măng trong nước vừa thông báo tăng giá bán xi măng ngay trong tháng 3 này. Nguyên nhân được đưa ra là, do giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất xi măng đều tăng, đặc biệt, giá xăng dầu và than đá tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm, dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng cao.
Trước đó, trong lần điều chỉnh giá vào ngày 11/3, giá xăng trong nước đã tăng lên mức gần 30.000 đồng/lít, đánh dấu kỳ tăng giá kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Trong khi đó, giá than nhập khẩu đầu tháng 3/2022 cũng tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021.
Để ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đã phải điều chỉnh giá bán sản phẩm xi măng bao và xi măng rời. Thời điểm tăng giá được ấn định vào nửa cuối tháng 3.
Dưới tác động của Covid-19, sản lượng tiêu thụ giảm, trong khi chi phí sản xuất tăng cao, năm 2021, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xi măng sụt giảm đáng kể.
Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 46% so với năm 2020, đạt 78 tỷ đồng.
Video đang HOT
Vicem Hà Tiên 1 đạt doanh thu 7.064 tỷ đồng, giảm 11,3% so với năm 2020 và chỉ thực hiện được gần 88% kế hoạch năm. Do chi phí tăng cao, nên lợi nhuận sau thuế giảm 31%, xuống còn 370 tỷ đồng.
Với toàn Tổng công ty Vicem, lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ) năm 2021 đạt 2.050 tỷ đồng, bằng 86,5% kế hoạch năm và giảm 1,3% (26,6 tỷ đồng) so với năm 2020.
Mức tăng giá xi măng được các doanh nghiệp công bố khá thống nhất, phổ biến là tăng 100.000 đồng/tấn, như Xi măng Xuân Thành, Hà Tiên 1, Công Thanh, Duyên Hà, Xi măng Vissai Ninh Bình, Xi măng Hệ Dưỡng, Xi măng Sông Lam, Xi măng Insee, Chi nhánh phía Nam – Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, Xi măng Đỉnh Cao (Topcement)…
Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Long điều chỉnh tăng giá bán xi măng PCB40 các loại thêm 120.000 đồng/tấn. Cá biệt, một số đơn vị, như Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng Group tăng giá tới 150.000 đồng/tấn cho 2 thương hiệu xi măng Thành Thắng và Thịnh Thành.
Quyết định tăng giá xi măng thêm 100.000 đồng/tấn kể từ ngày 20/3/2022, ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng The Vissai cho biết, mức tăng này chưa đủ bù đắp chi phí đầu vào đang tăng “phi mã”. Đơn cử, tháng 2/2022, than cám phục vụ sản xuất xi măng có giá 60 USD/tấn, thì tháng 3 đã tăng lên tới 270 USD/tấn, mà cũng không dễ mua. Chưa kể, doanh nghiệp rất khó thuê tàu vận chuyển, giá cước vận tải biển cũng biến động hàng ngày.
“Chúng tôi thường xuyên bị hãng tàu nước ngoài ‘delay’ như một chiêu trò để tăng giá cước”, ông Trường than thở.
Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ Xi măng Hà Tiên 1 (Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1) cũng đã thông báo tăng giá bán xi măng Vicem Hà Tiên các loại xi măng bao và xi măng bao jumbo thêm 100.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT), áp dụng từ ngày 23/3. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, dù đã cố gắng tìm giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, nhưng vẫn không thể bù đắp chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay. Do đó, Công ty phải xem xét cân đối lại giá bán xi măng để đảm bảo bù đắp một phần chi phí sản xuất.
Giá nhà đắt đỏ hơn
Điều chỉnh tăng giá bán xi măng là việc tất yếu khi chi phí sản xuất tăng mạnh trong thời gian qua, nhất là giá xăng dầu và giá than. Giá than thường chiếm 35 – 40% giá thành sản xuất xi măng. Từ năm 2021, giá than nhập khẩu có thời điểm tăng khoảng 300%, thạch cao tăng khoảng 40%… Đà tăng này tiếp tục đi lên do căng thẳng Nga – Ukraine.
Giá than trên thị trường thế giới tăng mạnh từ cuối tháng 2/2022, có lúc đạt 446 USD/tấn, trong khi đầu năm 2022, giá chào bán chỉ là 175 USD/tấn. Hiện giá than được giao dịch ở mức hơn 350 USD/tấn. Công ty Kinh doanh và Nghiên cứu năng lượng Rystad Energy dự báo, giá than có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm 2022, khi giá khí đốt tăng mạnh có thể khiến các nước châu Âu chuyển sang sử dụng than.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, xi măng đã có 3 lần tăng giá, nhưng lần tăng giá này là cao nhất, với biên độ tăng 100.000 – 150.000 đồng/tấn. Trước đó, vào đầu năm 2021, các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán xi măng tăng nhẹ ở mức 50.000 đồng/tấn và tháng 11/2021, tiếp tục điều chỉnh tăng 80.000 – 90.000 đồng/tấn.
Đà tăng “phi mã” của các loại vật liệu xây dựng thiết yếu, từ sắt thép, xi măng, đến gạch ngói, gốm sứ… đã đẩy giá công trình xây dựng, nhà ở lên mặt bằng mới. Bộ Xây dựng cho biết, quý IV/2021, giá chung cư tại TP.HCM tăng khoảng 2%, tại Bình Dương tăng khoảng 4%, tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu tăng khoảng 5%. Thậm chí, giá căn hộ tại nhiều địa bàn đã tăng đến 10%. Các chuyên gia dự báo, giá công trình xây dựng trong năm 2022 sẽ còn đắt đỏ hơn.
Riêng với mặt hàng xi măng, một khi chi phí sản xuất còn “nhảy múa”, trong khi than cho sản xuất xi măng chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu, chịu sự tác động trực tiếp từ giá thế giới, chưa ai dám khẳng định giá xi măng sẽ không tiếp tục biến động.
Giá tiêu hôm nay 16/3, tăng nhẹ, người trồng loay hoay với bài toán chi phí sản xuất tăng cao
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 16/3, tăng nhẹ, người trồng loay hoay với bài toán chi phí sản xuất tăng cao. (Nguồn: ElmarSpices)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (79.500 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Theo Laodong, thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tập trung thu hoạch hồ tiêu, chăm sóc các loại cây trồng. Nhiều bà con nông dân cho biết, hiện nay, các khoản chi phí chăm sóc cây trồng đều tăng cao so với trước.
Gia đình anh Phạm Văn Hanh, ở xã Đắk NDrung cho biết, hiện gia đình anh đang có 2ha hồ tiêu, 3ha cây ăn trái, cà phê các loại. Mọi năm giá thuê nhân công hái tiêu là 200.000 đồng/ngày. Thế nhưng, năm nay tăng lên 250.000 đồng/ngày. Còn giá thuê người hái khoán bình quân từ 3.000 - 4.000 đồng/kg tiêu tươi, cao hơn các năm khá nhiều.
"Với mức thuê nhân công như hiện nay, mỗi ha hồ tiêu người nông dân chúng tôi tốn thêm khoảng 6 - 10triệu đồng/ha. Với những người nông dân, số tiền này là rất quý, bởi đó đều là công sức lao động bằng tay chân, dãi nắng dầm mưa cả năm trời mới có được" - anh Hanh cho biết.
Qua khảo sát các mặt hàng phụ trợ cho việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho thấy, giá phân bón đã tăng từ 30 - 50%; cá biệt có những loại tăng từ 80-200%; thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng từ 10 - 20%; giá nhân công tăng khoảng 25% so với đầu năm 2021.
Trong khi, chi phí chăm sóc cây trồng chiếm từ 45 - 50%; chi phí thu hoạch chiếm từ 25 - 30%. Do đó, nếu người nông dân không tính toán giảm chi phí sản xuất đầu vào thì lời lãi chẳng còn bao nhiêu.
Ngoài chi phí nhân công, xăng dầu, nhiều năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu, đất đai sản xuất lâu ngày, cây trồng già cỗi, dịch bệnh phát sinh... cũng diễn ra khá phổ biến. Do đó, nông dân phải tăng cường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo đất đai để chăm sóc cây trồng, làm gia tăng chi phí sản xuất.
"Lượng phân bón càng nhiều, trong khi giá cả ngày càng tăng thì kéo theo mức lợi nhuận nhanh chóng giảm xuống mạnh. Do đó, người nông dân đang tiết kiệm mọi khoản chi phí, giảm đầu tư đầu vào, mong có lợi nhuận khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm.
Theo ông Kiều Quí Diện, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức, với những người nông dân, chi phí sản xuất tăng cao đang trở thành nỗi lo. Ngoài việc xăng dầu tăng khó có thể tính toán giảm chi phí thì các yếu tố sản xuất khác đều có thể giảm.
Trong đó, bà con cần tập hợp nhân lực theo nhóm hộ, hàng xóm, láng giềng để luân phiên đổi công. Mặt khác, bà con cũng cần tăng cường tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ, sử dụng phân chuồng, hạn chế sử dụng phân hóa học nhằm sản xuất an toàn, bền vững và giảm chi phí mua phân bón sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế...
Giá phân bón tăng cao khiến nông dân Long An gặp khó Thời điểm hiện tại, nông dân tỉnh Long An đang bước vào gieo sạ vụ Đông Xuân 2021-2022. Tuy nhiên, giá phân bón bán ra tại các đại lý tăng rất cao, nhiều loại tăng gấp đôi làm gia tăng chi phí đầu vào khiến nông dân gặp khó khăn, nhiều người tỏ ra e ngại do sợ thua lỗ. Phần lớn các...