Xét xử vụ lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng tại Bình Dương: Công chứng viên thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?
AND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên toà xét xử vụ án Nguyễn Thanh Bình và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các nạn nhân của Nguyễn Thanh Bình đều bức xúc do nhiều công chứng viên thuộc Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương và Văn phòng Công chứng Tân Uyên đã không phát hiện được những tài liệu giả trong hồ sơ chuyển nhượng đất, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…
Theo cáo trạng, Nguyễn Thanh Bình (SN 1974, ngụ tại ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) nguyên là giáo viên Trường tiểu học xã Vĩnh Tân. Năm 2007, Bình bỏ dạy học chuyển sang làm tài xế xe du lịch, kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, Bình làm dịch vụ cho vay với lãi suất từ 5 đến 6%/tháng bằng hình thức thế chấp, cầm cố bản chính “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) kèm theo giấy chứng minh nhân dân (CMND) và sổ hộ khẩu gia đình của người đứng tên trong sổ đỏ… Do bất động sản đóng băng, làm ăn thua lỗ nên Bình nảy sinh ý định dùng sổ đỏ cầm cố, làm giả hồ sơ chuyển nhượng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ năm 2008, cùng một số đối tượng làm giả các loại giấy tờ như hợp đồng ủy quyền (từ vợ sang chồng và ngược lại), đơn xác nhận tình trạng bất động sản, làm giả CMND của người đứng tên sổ đỏ, làm giả con dấu của chính quyền địa phương… Sau đó, Bình cho đàn em đóng giả người đứng tên sổ đỏ đến các phòng công chứng nhà nước và văn phòng công chứng tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương ký tên vào giấy ủy quyền hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bán cho nhiều người lấy tiền. Với thủ đoạn trên, chỉ trong một thời gian ngắn, Bình cùng 4 đồng phạm gồm Nguyễn Văn Tiến (SN 1969), Lâm Văn Dũng (SN 1964), Nguyễn Văn Sơn (SN 1967), Hồ Tấn Phong (SN 1974) đã lừa đảo tổng cộng 8 nạn nhân, chiếm đoạt 6,8 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện có thêm 19 nạn nhân tiếp tục gửi đơn tố cáo Bình. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết sẽ làm rõ từng đơn tố cáo của các nạn nhân để xử lý sau.
Video đang HOT
Nguyễn Thanh Bình và đồng phạm tại phiên tòa
Trong số 8 vụ lừa đảo đã được Cơ quan CSĐT kết luận nổi bật là vụ Nguyễn Thanh Bình dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất 1.246m2 tại đường Huỳnh Văn Lũy của ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1963, ngụ tại phường Phú Mỹ) chuyển nhượng cho Vũ Hữu Trí với giá 2,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Bình khai có thống nhất với Trí chỉ khu đất “ảo” cho vợ chồng bà Lan nhằm tạo lòng tin để “ẵm” 3 tỷ đồng (Báo Công lý đã đề cập đến vụ việc này trên số báo trước).
Công chứng viên nhiều lần bị “qua mặt”
Xuyên suốt vụ án nổi lên trách nhiệm của một số công chứng viên các Phòng Công chứng nhà nước số 1, số 2 và Văn phòng Công chứng Tân Uyên trong việc ký công chứng các giấy tờ giả, tạo điều kiện cho Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ Bình bán đất cho Vũ Hữu Trí, Bình nhờ đồng bọn làm giả hồ sơ gồm giấy xác nhận tình trạng đất, giấy ủy quyền từ vợ ông Hoàng cho ông Hoàng, CMND của ông Hoàng đồng thời kêu Lâm Văn Dũng đóng giả ông Hoàng đến Phòng Công chứng số 1, tỉnh Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn Trí là Trần Văn Đạt. Công chứng viên đã thiếu kiểm tra, không phát hiện được thủ đoạn gian dối của Bình và đồng phạm.
Trong vụ lừa đảo bà Nguyễn Thị Ngọc Yến (SN 1954, ngụ tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh) chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng, Bình làm giả hồ sơ chuyển nhượng đất, làm giả “hợp đồng ủy quyền” của vợ chồng của ông Nguyễn Văn On (SN 1964, ngụ tại phường Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một) rồi đến Phòng Công chứng số 1, tỉnh Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng cho bà Yến. Công chứng viên cũng không phát hiện được những giấy tờ giả trong hồ sơ.
Một đối tượng được Bình nhiều lần nhờ đóng giả các “chủ đất” là Lâm Văn Dũng đã liên tục đến Phòng công chứng số 1 để ký hợp đồng chuyển nhượng đất và dễ dàng “qua mặt” các công chứng viên. Trong vụ dùng sổ đỏ của ông Nguyễn Văn Niệm chuyển nhượng cho bà Phan Thị Tường Hòa (SN 1974, ngụ tại phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một), Bình đã làm giả một loạt giấy tờ trong đó có “hợp đồng ủy quyền” do Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân Huỳnh Văn Thọ ký tên, đóng dấu UBND xã. Ngày 14-8-2009, Lâm Văn Dũng đóng giả ông Niệm đến Phòng Công chứng số 1, tỉnh Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà Hòa. Sau này, Dũng tiếp tục đóng giả ông Hoàng trong vụ chuyển nhượng đất cho Vũ Hữu Trí cũng được thực hiện tại Văn phòng Công chứng số 1.
Tại phiên tòa, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho người liên quan, người bị hại đã kiến nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét, làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của công chứng viên khi chứng thực hàng loạt vụ chứng thực chuyển nhượng bất thường do Bình và Dũng thực hiện. Vị đại diện VKS cho biết đã kiến nghị xử lý nghiêm khắc các công chứng viên sai phạm và đề xuất “trám” những lỗ hổng trong lĩnh vực công chứng.
Trước vành móng ngựa, “siêu lừa” Nguyễn Thanh Bình và đồng phạm đều thừa nhận hành vi phạm tội. Đại diện VKS đề nghị xử phạt Bình từ 15 đến 17 năm tù Lâm Văn Dũng từ 12 đến 14 năm tù ba bị cáo khác từ 5 đến 9 năm tù. Do vụ án phức tạp nên HĐXX sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào ngày 29-6-2012. Báo Công lý sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.
Theo Báo Công Lý
Bắt cựu Công chứng viên Phòng công chứng số 5
Cựu Công chứng viên Hoàng Văn Sự, 55 tuổi, bị bắt về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 16- 5, CQĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị đã thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với ông Hoàng Văn Sự, SN 1957, tạm trú tại tổ 7, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cựu Công chứng viên Phòng Công chứng số 5 Hà Nội, về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là động thái tố tụng tiếp theo của quá trình điều tra mở rộng vụ án Tổng giám đốc Công ty CP Sơn Châu Á, bà Trần Thu Huyền và con trai là Vũ Huy- phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ông Sự tại phòng làm việc, thời điểm CQĐT thực hiện lệnh khám xét
Theo tài liệu điều tra, khi công tác ở Phòng công chứng số 5, ông Sự đã công chứng 5 hợp đồng góp vốn giữa bà Trần Thu Huyền với 2 cá nhân Nguyễn Thị Thành và Lưu Thị Thanh Huyền, giao dịch tổng số 8 căn nhà vườn. Trong khi, một văn bản (bị xác định làm giả) do bà Huyền xuất trình chỉ thể hiện Công ty CP Sơn Châu Á được mua 5 căn nhà vườn của Công ty Vinaconex7. Với những giấy tờ đa phần là giả mạo và được công chứng này, bà Huyền đã "ôm" của bà Lưu Thị Thanh Huyền khoảng 7, 8 tỷ đồng.
Sau khi góp vốn với Tổng giám đốc công ty CP Sơn Châu Á, bà Lưu Huyền đã dùng các giấy tờ được công chứng đem bán lại cho những người có nhu cầu mua nhà. Tổng số tiền bà Lưu Huyền đã nhận của 3 cá nhân được hơn 12 tỷ đồng, hưởng chênh lệch hơn 4 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Hoàng Văn Sự thừa nhận việc công chứng hợp đồng góp vốn, giao dịch vượt quá 3 căn nhà vườn là vi phạm Luật Công chứng, Ông Sự khai không biết biên bản thỏa thuận góp vốn do bà Trần Thu Huyền xuất trình là giả. CQĐT xác định hành vi của cựu Công chứng viên Hoàng Văn Sự có đủ yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 285 BLHS.
Theo ANTD
Công chứng viên bị "tuýt còi" Sở Tư pháp TP.HCM vừa "tuýt còi" Văn phòng Công chứng trung tâm - một trong những văn phòng công chứng tư lớn nhất TP.HCM hiện nay. Trong đó, có trường hợp dự án bất động sản chưa hoàn tất thủ tục theo quy định vẫn được chứng nhận để thế chấp vay ngân hàng hàng trăm tỉ đồng. Phan Thanh Vân, nguyên...