Xét xử vụ Đồng Tâm: Viện kiểm sát nêu rõ căn cứ buộc tội các bị cáo
Trong phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm sáng nay (10/9), đại diện VKS đã đối đáp với các luật sư về cái chết của ông Lê Đình Kình.
Với đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thực nghiệm lại hiện trường và nghi ngờ việc đổ xăng của các bị cáo có gây ra chết người hay không của các luật sư, đại diện VKS đối đáp:
Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin, kiểm sát viên đã đến hiện trường để cùng điều tra viên ghi nhận, thu thập dấu vết và thấy việc khám nghiệm hiện trường đúng pháp luật.
Việc thực nghiệm điều tra chỉ đặt ra khi thấy cần thiết. Trong vụ án này, ngoài kết quả khám nghiệm hiện trường còn lời khai của nhiều người chứng kiến sự hy sinh của 3 chiến sỹ, đã đủ căn cứ buộc tội các bị cáo, không cần phải thực nghiệm điều tra.
Về nguyên nhân tử vong của 3 chiến sỹ, bị cáo Lê Đình Chức đã thừa nhận chọc tuýp sắt tấn công, sau đó 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố đã đổ xăng thiêu chết một cách dã man. Hành vi của bị cáo đúng với chứng cứ đã được công khai tại tòa.
Việc luật sư cho rằng, các chiến sỹ trượt chân mà ngã, theo đại diện VKS, là cố tình không thừa nhận sự thật, thiếu sự tôn trọng sự mất mát của 3 chiến sỹ công an.
Về nguồn clip chiếu tại tòa, đại diện VKS khẳng định có 2 nguồn: Một nguồn công khai do các cơ quan báo chí, phóng viên phỏng vấn và đã công chiếu trên truyền hình, nhân dân cả nước đều biết.
Nguồn thứ hai là quá trình điều tra, các bị cáo được hỏi cung rất nhiều, việc ghi hình khi lấy lời khai các bị cáo song song với ghi lời khai trong các bút lục của hồ sơ là đúng quy định của pháp luật.
Đó cũng chính là lời khai của các bị cáo đã thể hiện trong các bút lục. Và khi lấy lời khai của các bị cáo tại CQĐT đều có sự tham gia của luật sư, sự chứng kiến của kiểm sát viên.
Lời khai của bị cáo tại CQĐT khi có luật sư và kiểm sát viên đồng nhất với các lời khai trước đó của các bị cáo.
Video đang HOT
“Tại tòa, nhiều bị cáo khẳng định lời khai có sự chứng kiến của luật sư là chính xác, không bị ép cung, nhục hình, nên nói các bị cáo bị ép cung, nhục hình là không có căn cứ”, lời vị đại diện VKS.
Cái chết của ông Lê Đình Kình
Đối đáp với các luật sư về cái chết của ông Lê Đình Kình và thương tích của bị cáo Bùi Viết Hiểu, đại diện VKS trích đọc kết luận giám định tử thi của Viện pháp y Quốc gia giám định pháp y đối với tử thi ông Kình: “Nguyên nhân tử vong do mất máu tối cấp, tổn thương phổi, thủng quai động mạch chủ, hậu quả của 2 vết thương do đạn thẳng”.
Theo đại diện VKS, kết luận giám định về nguyên nhân chết của ông Lê Đình Kình là đúng với các dấu vết vật chất đã được ghi nhận, phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, lời khai của những người tham gia Tổ công tác bắt giữ các đối tượng phạm tội quả tang tại nhà ông Kình.
Ông Kình bị bắn trong bối cảnh 3 chiến sỹ công an bị rơi xuống hố, bị đổ xăng, bị đốt, dù cơ quan chức năng đã tuyên truyền bằng loa kêu gọi nhưng các đối tượng vẫn chống đối quyết liệt, cố thủ, khóa cửa chống trả.
Việc giải cứu là cấp thiếp và việc nổ súng là bắt buộc và đúng quy định của pháp luật.
Đối đáp với quan điểm bào chữa của các luật sư, đại diện VKS cho rằng, đất đai là của Nhà nước, người dân có quyền thắc mắc nhưng không có nghĩa, một người dân tự cho mình quyền chiếm giữ trái phép, tự chia đất cho nhau, đòi yêu sách.
Ông Phạm Công Lâm, cha của liệt sỹ Phạm Công Huy thay mặt cho ba gia đình chiến sỹ bị giết hại ở Đồng Tâm kêu gọi lương tâm các bị cáo hãy thức tỉnh
Trong phiên tòa sáng nay, đại diện cho phía gia đình bị hại, ông Phạm Công Lâm, cha của liệt sỹ Phạm Công Huy thay mặt cho ba gia đình chiến sỹ bị giết hại ở Đồng Tâm kêu gọi lương tâm các bị cáo hãy thức tỉnh.
Ông xúc động nói: “Tôi là người trực tiếp nhận thi hài con, tôi đã không thể nhận ra con tôi… Với lương tâm của mình, các bị cáo hãy đặt địa vị là gia đình người bị hại như chúng tôi”.
Bị cáo khai bị kích động trong vụ án Đồng Tâm
Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến, 40 tuổi, khai không hiểu nguồn gốc khu cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm nhưng bị kích động bởi lời kêu gọi của "tổ đồng thuận".
Tự bào chữa chiều 9/9 tại TAND Hà Nội, bị cáo Tiến thừa nhận do thường xuyên xem video về việc ông Lê Đình Kình (đã chết) và các thành viên "tổ đồng thuận" kêu gọi bảo vệ đất đồng Sênh nên bị kích động.
Khoảng tháng 11/2019, nhận lời đề nghị của bị cáo Lê Đình Công (con ông Kình), Tiến lên mạng đặt mua 10 quả lựu đạn từ người lạ mặt với giá 30 triệu đồng và làm "bom xăng" để ở nhà. Tiến thừa nhận hành vi này của mình là thiếu hiểu biết pháp luật.
Tiến khai tối 8/1 ra nhà ông Kình uống bia cùng mọi người, sau đó say và ngủ lại chứ không có kế hoạch tập trung từ trước. Rạng sáng 9/1, Tiến nghe nhiều tiếng nổ nên tỉnh dậy đốt một quả pháo sáng hưởng ứng.
Bị cáo 40 tuổi phủ nhận là chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội. "Bị cáo không tham gia vận chuyển hung khí, bom xăng, không trực tiếp giết người nhưng thấy mình đã sai khi có mặt ở hiện trường. Tôi thành tâm sám hối và cảm thấy tội lỗi", bị cáo Tiến nói.
Được phân công bào chữa chỉ định cho Tiến, luật sư Nguyễn Tiến Nghĩa cho hay thân chủ sai khi mua lựu đạn nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến hậu quả vụ án xảy ra. Luật sư đề nghị chuyển tội danh cho Tiến từ Giết người sang thành Chống người thi hành công vụ như nhóm 19 bị cáo khác. Nếu HĐXX vẫn giữ nguyên quan điểm Tiến phạm tội Giết người, ông mong xem xét thuộc hành vi phạm tội chưa hoàn thành.
Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: TTXVN.
Tự bào chữa sau Tiến, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển thừa nhận đã sai khi nghe theo "tổ đồng thuận" thực hiện các hành vi trái pháp luật. Rạng sáng 9/1, Tuyển có mặt ở hiện trường song không ném bom xăng, hung khí về phía cảnh sát.
"Vì tai nạn nên hiện bị cáo mù hai mắt, cụt tay phải, tay trái cũng bị dị tật. Bị cáo rất ăn năn hối cải, mong HĐXX xem xét cho hưởng khoan hồng", Tuyển nói.
Giơ tay xin tự bào chữa, bị cáo Lê Đình Công cho rằng "khiếu kiện đất đai là mấu chốt dẫn đến vụ án". Bị cáo thừa nhận đã sai khi nhờ Tiến mua 10 quả lựu đạn và học chế tạo bom xăng để dạy lại cho mọi người. Công phủ nhận là chủ mưu song xin HĐXX cho hưởng khoan hồng.
Bị cáo Lê Đình Công. Ảnh: TTXVN.
Đại diện VKSND Hà Nội trong phần luận tội cho rằng Công, Tuyển, Tiến nằm trong nhóm 6 người chủ mưu, cầm đầu trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Công tham gia "tổ đồng thuận" từ năm 2013 với vai trò nòng cốt, thường xuyên gây rối, chửi bới cán bộ chính quyền địa phương. Bị cáo cùng đồng phạm đăng video xuyên tạc, khiếu kiện sai sự thật về đất đai, lôi kéo nhiều người dân tham gia.
Bị cáo Tuyển vì tham lam mà tham gia "tổ đồng thuận" với lời hứa được chia đất nếu đòi được. Tuyển nằm trong nhóm cầm đầu khi thường xuyên lôi kéo, tụ tập đông người gây rối loạn trong thời gian dài. VKS cho rằng, Tuyển trực tiếp cùng đồng phạm chống đối công an, phạm tội tính chất côn đồ, có tổ chức. Tuy nhiên, bị cáo Tuyển tàn tật nặng và thành khẩn khai báo nhất, giúp cơ quan điều tra làm rõ hành vi của những người khác nên cần xem xét giảm nhẹ.
VKS xác định, Tiến vừa trực tiếp làm bom xăng, vừa mua 10 quả lựu đạn để đồng phạm "giết công an". Việc lựu đạn không phát nổ nằm ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo. Tiến còn tham gia bàn bạc kế hoạch "tấn công, giết người" ở nhà ông Kình và rạng sáng 9/1 đã bắn pháo sáng, ném bom xăng, gạch đá về phía công an.
Phóng viên được bố trí phòng riêng, theo dõi phiên toà qua màn hình. Ảnh: Phạm Dự
Sáng 9/9, luận tội về hành vi của 29 bị cáo trong vụ án khiến ba cảnh sát hy sinh, VKS đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Công và Lê Đình Chức, 40 tuổi, tử hình; Lê Đình Doanh, 32 tuổi, con của Lê Đình Công, tù chung thân; Bùi Viết Hiểu, 77 tuổi và Nguyễn Quốc Tiến 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù về tội Giết người.
Trong 19 người được thay đổi tội danh từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ, VKS đề nghị phạt Nguyễn Văn Quân, 40 tuổi, Lê Đình Uy, 27 tuổi, Lê Đình Quang, 36 tuổi mỗi người 6-7 năm tù. 16 bị cáo còn lại đề nghị thấp nhất 18-26 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 5-6 năm tù.
Bốn người bị truy tố tội Chống người thi hành công vụ bị đề nghị phạt từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngày mai, phiên toà tiếp tục phần tranh tụng.
Vụ án Đồng Tâm: Mượn danh đảng viên, lo cho dân để chống lại đất nước Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết vụ án ở Đồng Tâm do một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia các hoạt động sai phạm. Video: Rùng rợn lời khai nhóm sát nhân do Lê Đình Kình cầm đầu giết hại 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm Hôm nay (7/9),...