Xét xử vụ Đồng Tâm: Sự nhân văn và nỗi đau không gì bù đắp
Tại phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm, luật sư nhắc đến sự nhân văn trong đề nghị chuyển tội danh cho 19 bị cáo và nỗi đau không gì bù đắp được của gia đình 3 chiến sỹ bị giết hại.
Sáng nay 10/9, phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sỹ công an ở xã Đồng Tâm tiếp tục với phần trình bày của các luật sư.
Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 gia đình bị hại, luật sư Nguyễn Hồng Bách điểm lại việc “Tổ đồng thuận” mượn danh nghĩa để gây rối, chiếm đất, tạo ra nhiều vụ việc mất an ninh trật tự tại địa phương.
Từ đó cho rằng, trước tình hình như vậy, lực lượng công an có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, 3 chiến sĩ không phải là tình cờ đến Đồng Tâm để thực hiện nhiệm vụ.
Luật sư Bách không đồng tình với một số luật sư đồng nghiệp khi họ đề nghị tòa công bố kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn, an ninh địa phương tại Đồng Tâm của lực lượng chức năng.
Ông Bách viện dẫn các quy định của pháp luật về việc bảo vệ bí mật Nhà nước để chỉ ra rằng, đề nghị trên của các luật sư là không ổn. “Kế hoạch này mang mức độ tối mật, không ai có quyền tiếp cận. Ai làm lộ bí mật Nhà nước, tùy tính chất mức độ, người đó sẽ bị xử lý”, lời luật sư Bách.
Một số luật sư khi bào chữa cho các bị cáo đưa ra đề nghị trả lại hồ sơ. Theo luật sư Bách, nếu trả hồ sơ, tức là vụ án này chưa thể khép lại, các cơ quan tố tụng phải điều tra lại tội danh giết người của 25 bị cáo.
Đại diện VKS đã đề nghị chuyển tội danh cho 19 bị cáo, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, tốt hơn cho các bị cáo. Luật sư cho rằng, đó cũng chính là mong muốn của các bị cáo. Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra lại, đồng nghĩa với việc các bị cáo tiếp tục bị giam giữ.
Như vậy, các bị cáo đang được đề nghị xử án treo sẽ tiếp tục bị ngồi tù. Lúc đó tính nhân đạo không được xem xét, tính khoan hồng bị bỏ qua.
Luật sư Bách khẳng định, 3 chiến sỹ hy sinh khi đang thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch được giao và gạt bỏ nhận định của luật sư đồng nghiệp khi nghi ngờ thân chủ của mình có đang thực thi nhiệm vụ được giao hay không.
“Sau khi 3 chiến sỹ hy sinh, các anh được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm vượt cấp, được Chủ tịch nước tặng huân chương, được công nhận liệt sỹ, cấp Bằng tổ quốc ghi công. Nếu không phải là thực hiện nhiệm vụ được giao thì có được ghi nhận công danh hay không?”, ông Bách nêu.
Video đang HOT
Đối với yêu cầu đòi thực nghiệm điều tra của luật sư đồng nghiệp, ông Bách trình bày: Tôi thấy đau nhói trong tim. Chúng ta có thể dựng lại hiện trường vụ án dã man thế không? Ai có thể chui xuống cái hố đó để đổ xăng lên đốt? Kể cả dùng con vật thế thân, chúng ta cũng không thể làm như thế.
Luật sư Bách cũng trích đọc biên bản giám định tử thi của ba chiến sỹ cho thấy mức độ giết người vô cùng dã man của các bị cáo, cho thấy biển lửa trong hố đã cướp đi sinh mạng của 3 chiến sỹ công an.
Luật sư cho hay, đến nay gia đình các nạn nhân chưa được nhận đền bù hay chia sẻ nào từ phía gia đình các bị cáo.
Luật sư trình bày: “Một lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ trước ngày phiên tòa không có, chưa một đồng đền bù, chưa một nén nhang thắp lên ban thờ từ gia đình các bị cáo.
Nỗi đau này đã được chia sẻ hay chưa? Chúng tôi tin rằng, HĐXX sẽ đem lại công bằng, công lý cho các gia đình bị hại, xử bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Nỗi đau không gì bù đắp
Đồng bảo vệ quyền và lợi ích cho 3 gia đình bị hại, luật sư Nguyễn Phương Anh thể hiện những lời cảm động khi nhắc đến việc trước hôm ra đi mãi mãi, anh Nguyễn Huy Thịnh (SN 1972, Phó Trung đoàn trưởng E22- Bộ Tư lệnh CSCĐ) chỉ kịp ăn vội bát cơm với con.
Người mẹ già của anh khi nghe tin con chết đã không thể đứng vững.
Anh Phạm Công Huy (SN 1992, cán bộ Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Phòng CS PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an HN) hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, mới kết hôn được 1 năm, con mới được 6 tháng tuổi.
Bố anh Huy là bác Lâm không bao giờ quên được cuộc gọi cuối cùng của con.
Luật sư cũng nhắc đến việc anh Dương Đức Hoàng Quân (SN 1993, cán bộ của Bộ Tư lệnh CSCĐ) đã phải hy sinh khi mới 28 tuổi, khi còn chưa lập gia đình. Niềm mong mỏi có con dâu của mẹ anh không bao giờ thực hiện được nữa.
Luật sư Phương Anh thể hiện quan điểm: “Tôi không biết các bị cáo ngồi đây có thức tỉnh không? Các luật sư đồng nghiệp nói, các bị cáo có trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật thấp, nhưng trong cuộc sống này, việc đấu tranh quyền lợi đất đai không thể dẫm đạp lên quyền con người.”
Nữ luật sư cho rằng, các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, phân hóa vai trò, tạo ra kế hoạch với mục đích giết nhiều người, hành vi phạm tội côn đồ, dùng hung khí có tính sát thương cao, mục đích để tước đoạt sinh mạng của nhiều người. Các bị cáo thực hiện hành vi quyết liệt, man rợ.
Mong HĐXX xem xét và tuyên các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh và Nguyễn Quốc Tiến phạm tội giết người, phải bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị hại.
Hôm nay, xét xử vụ giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm
Hôm nay (7/9), TAND TP Hà Nội đưa 29 bị cáo vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) ra xét xử.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử đều trú tại thôn Hoành và thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Có 25 bị cáo bị đưa ra xét xử tội giết người gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.
4 bị cáo Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị đưa ra xét xử tội chống người thi hành công vụ.
HĐXX gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Ông Trương Việt Toàn (Phó chánh Tòa Hình sự) ngồi ghế chủ tọa.
Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.
Theo cáo trạng, dù biết rõ đất ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng, nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (SN 1936, ở thôn Hoành) đã cùng các bị cáo lập "Tổ đồng thuận", với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.
Sau khi được thông báo về kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội, các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" không đồng ý với nội dung bản kết luận thanh tra, một mặt tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ (do ông Lê Đình Kình đứng đầu đơn).
Mặt khác, các đối tượng thực hiện hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, kích động người dân chống đối lại hoạt động của chính quyền xã Đồng Tâm; đe dọa, uy hiếp tinh thần, xâm phạm sức khỏe của cán bộ xã, khiến cán bộ và quần chúng nhân dân xã Đồng Tâm hoang mang, lo sợ, hệ thống chính trị cơ sở ở xã Đồng Tâm bị tê liệt.
Từ năm 2017 - 2020, ông Kình đã chỉ đạo "Tổ đồng thuận" và nhiều đối tượng khác gây ra các vụ gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý làm hư hỏng tài sản...
3 cán bộ, chiến sĩ công an bị sát hại
Cáo buộc cho rằng, khi biết tin Công an Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình cùng các bị cáo góp tiền mua 10 quả lựu đạn, xăng, và chuẩn bị hung khí nhằm tấn công lực lượng chức năng.
Chiều 8/1, theo chỉ đạo của ông Lê Đình Kình, các bị cáo mang hung khí tập trung tại nhà ông để tấn công lại lực lượng cảnh sát.
Rạng sáng ngày 9/1, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà ông Kình khoảng 50m) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động.
Các bị cáo khác bắn pháo sáng báo hiệu và bắn pháo về phía lực lượng chức năng; đứng trên mái nhà dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an.
Tổ công tác đã nhiều lần dùng loa kêu gọi các đối tượng dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng những người này không tuân thủ.
Lê Đình Chức và Lê Đình Công đã ném lựu đạn về phía Tổ công tác đang thực hiện nhiệm vụ nhưng không nổ.
Các bị cáo dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an, khiến cho 3 cán bộ, chiến sĩ công an bị rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình.
Lúc đó, Chức bảo Doanh đổ xăng từ can ra chậu để Chức đổ xuống hố nơi 3 chiến sỹ công an rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả, 3 chiến sỹ tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.
Trong vụ án này, hành vi của ông Lê Đình Kình bị cho là đã cấu thành tội giết người, nhưng do ông Kình đã chết nên không đề cập xử lý.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày.
Nước mắt người cha của liệt sĩ công an trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm Tại phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm, người cha già của chiến sỹ công an đã không cầm được nước mắt. Sáng nay (8/9), phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà...