Xét xử vụ án lừa đảo tại Bắc Kạn: Tạm ngưng phiên tòa vì có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
Ngày 21/7/2020, TAND tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đưa ra xét xử vụ án “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với ba công nhân của Điện lực Bắc Kạn.
Tuy nhiên, HĐXX tiếp tục phải tạm ngưng phiên tòa vì có nhiều tình tiết mới cần làm rõ.
Trước đó, ngày 16/6/2020, liên quan tới vụ việc này, Báo Công lý đã đăng tải bài viết “ Xét xử vụ án lừa đảo tại Bắc Kạn: Tòa trả hồ sơ để làm rõ nhiều tình tiết”.
Theo đó, tại phiên sơ thẩm lần thứ nhất, HĐXX phải hoãn phiên tòa tới ngày 21/7 vì luật sư đã đề nghị triệu tập điều tra viên và Điện lực Cao Bằng để làm rõ một số tình tiết và làm rõ hành vi của bị cáo Hằng, Thông, Lý và người liên quan. Đặc biệt, luật sư đã đề nghị HĐXX triệu tập các điều tra viên của CQĐT Công an tỉnh Bắc Kạn, trong đó có điều tra viên Trịnh Xuân Phương nhằm làm rõ việc ghi biên bản hỏi cung không đúng với trả lời của bị cáo Lý, Hằng ở giai đoạn điều tra ngày 19/07/2019 và 22/07/2019.
Bên cạnh đó, trong bản kiến nghị lần 3 gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn, luật sư Trần Quốc Toản bào chữa cho các bị cáo cho biết, ngày 02/12/2019, Bút lục 644, lời khai của bà Kiêm tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn đã ghi rõ buổi làm việc được ghi hình có âm thanh. Tuy nhiên, Công an tỉnh Bắc Kạn lại không đưa vào hồ sơ vụ án các thẻ nhớ ghi hình buổi lấy lời khai để người bào chữa và Tòa án kiểm chứng sự chính xác, trung thực giữa ghi lời khai và bản ghi hình có âm thanh là có dấu hiệu rút bỏ tài liệu hồ sơ vụ án.
3 bị cáo của vụ án
Liên quan tới vấn đề này, tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, HĐXX đã đồng ý để luật sư hỏi và đối chất giữa 3 bị cáo Lý, Hằng và Thông với điều tra viên Trịnh Xuân Phương thuộc Công an tỉnh Bắc Kạn và Hà Anh Tuấn, Công an huyện Ngân Sơn. Tuy nhiên, khi được luật sư hỏi thì điều tra viên Tuấn đều trả lời “tôi không nhớ”.
Trước đó, bị cáo Lý đã cho HĐXX biết tại CQĐT huyện Ngân Sơn thì điều tra viên Tuấn đã nói với Lý “đây là việc dân sự nên chị nhận tiền bao nhiêu trả cho họ là xong”. Đồng thời, điều tra viên đưa tờ ghi lời khai ra cho đọc thấy tư cách là bị đơn. Đối với bị cáo Hằng cũng áp dụng tương tự.
Sau khi ghi lời khai của Lý và Hằng xong thì điều tra Tuấn đã đọc lại cho họ nghe rồi đưa lại và hướng dẫn ký vào biên bản.”Còn việc họ có tự đọc lại biên bản ghi lời khai hay không là do họ và điều tra viên không yêu cầu hay hướng dẫn đọc lại” – điều tra viên Tuấn trả lời HĐXX.
Điểm đáng chú ý tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, HĐXX đã cho trình chiếu buổi ghi lời khai có ghi hình, âm thanh của điều tra viên Trịnh Xuân Phương với Trần Thị Minh Hằng ngày 22/7/2019 để đối chiếu tính chính xác của bản ghi lời khai.
Video đang HOT
“Qua đối chiếu bản ghi hình có âm thanh thì nhận thấy, điều tra viên Trịnh Xuân Phương đã ghi thêm và sai lời khai của bị cáo Hằng và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ, buộc tội các bị can”- luật sư Toản trình bày.
Tòan cảnh phiên tòa sơ thẩm lần 2
Cụ thể, tại buổi hỏi cung, bà Hằng trả lời điều tra viên “tôi không hiểu biết pháp luật mong được xem xét vì tôi không lừa đảo ai mà nay nói thế thì to tát quá…”. Tuy nhiên điều tra viên lại ghi: “Tôi biết là sai và vi phạm pháp luật…”. Đồng thời chính kiểm sát viên Dương Thị Dư là người được phân công thực hành quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật có mặt tại buổi hỏi ghi lời khai này cũng cùng ký xác nhận trên biên bản với điều tra Phương.
Sau khi lắng nghe và trực tiếp xem lại băng ghi hình, HĐXX thừa nhận có sự khác biệt giữa lời khai của bị cáo Hằng với bản ghi lời khai do điều tra viên ghi.
Do đó, luật sư đã đề nghị HĐXX đánh giá việc ghi thêm lời khai của điều tra viên và ghi sai hoàn toàn nội dung trả lời của đương sự là có dấu hiệu của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đồng thời, đề nghị HĐXX khởi tố vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đối với điều tra viên và kiểm sát viên khi cùng đồng tình việc ghi thêm và ghi sai biên bản ghi lời khai những lời nói của đương sự ngày 22/7/2019 với mục đích buộc tội.
Sau khi lắng nghe trình bày của các bên, nhận thấy vụ án còn nhiều điểm phải làm rõ, HĐXX tiếp tục cho tạm ngưng phiên tòa. Phiên tòa sẽ được tiếp tục vào sáng ngày 23/7/2020.
Người phụ nữ 'khéo mồm' lừa hàng chục tỷ đồng
Kẻ lừa đảo khóc, quay ra xin lỗi, nhưng bà Tâm lắc đầu, nói cả đời này không thể tha thứ.
Sáng 21/7, phòng xử án số 5 của TAND Hà Nội có ba người phụ nữ. Một người bị còng tay, đứng trước vành móng ngựa, là Chử Thị Minh Thu, 45 tuổi, bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng số 19 tỷ đồng.
Hai người phụ nữ còn lại là bị hại, trong đó có bà Nguyễn Đan Tâm, 58 tuổi, 10 năm qua, vẫn trách mình đánh mất tất cả, mù quáng tin tưởng một người xa lạ tới hai lần.
Bà nhớ lại, đầu năm 2008, Thu tự dưng tìm đến nhà hỏi vay tiền để buôn quần áo, nhưng bà từ chối, do không hề quen biết Thu. Bà Tâm hỏi ai giới thiệu, nhưng Thu không trả lời. Thu lân la theo bà Tâm đi gội đầu, cắt tóc rồi mời về nhà mình chơi.
Bố chồng Thu là giám đốc doanh nghiệp về hưu, mẹ chồng là công chức nhà nước. Bà Tâm dần tin tưởng, thấy thu "chân thành, nhiệt tình, lại ăn nói dễ nghe ", nên chấp nhận cho vay tiền.
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2009, Thu 25 lần viết giấy vay nợ của bà Tâm, tổng cộng 2,9 tỷ đồng. Thời hạn vay từ 10 đến 30 ngày. Nhưng khi mới trả được 860 triệu tiền gốc và 200 triệu tiền lãi, Thu khất lần, cắt liên lạc rồi bỏ trốn.
Chử Thị Kim Thu tại phiên toà sáng 21/7. Ảnh: Thanh Lam
Ba tháng sau, Thu trở về chủ động gặp bà Tâm, khóc lóc xin lỗi và xin bà Tâm "tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn" để trả lại 1,8 tỷ tiền còn nợ.
Thu nói đang làm việc tại một khách sạn lớn, có quan hệ rộng với nhiều khách sạn hàng đầu tại Hà Nội, chuyên mua bán gạo cho họ với số lượng lớn. Thu thuyết phục bà Tâm cấp vốn mua gạo, được chênh lệch sẽ chia cho bà một nửa.
Để gây dựng niềm tin, Thu dẫn bà Tâm đến khách sạn, thuê hai phụ nữ đóng giả làm thủ quỹ và quản lý khách sạn để bàn chuyện làm ăn với bà Tâm. Bà Tâm nghi ngờ, hỏi về hoá đơn nhập gạo, Thu nói đây là chuyện làm ăn kín, nên không được để lại dấu vết.
Thu còn dẫn bà Tâm đến một kho hàng trống, khoe mới thuê để tích trữ hàng. "Khách sạn lớn, người ta mỗi lần lấy cả trăm tấn gạo cơ mà chị", Thu đon đả.
Mỗi kg gạo tuỳ loại, Thu hứa hẹn cho chênh lệch từ 5- 8 nghìn đồng. Bà Tâm nhẩm tính, thấy lợi nhuận cao, nghĩ gạo là mặt hàng thiết yếu, có cơ hội kinh doanh lâu dài, bà Tâm đồng ý và được chồng con ủng hộ.
Vụ làm ăn bắt đầu từ tháng 12/2008. Đầu tháng 5/2009, Thu nhắn tin cho bà Tâm "Em vỡ nợ rồi, không trả được tiền cho chị nữa". Đấy lần cuối cùng họ liên lạc với nhau. Bảy số điện thoại của Thu, cùng có đuôi "lộc phát", đồng loạt tắt máy. Tính đến thời điểm đó, Thu mới trả bà Tâm tổng cộng 5,8 tỷ đồng.
Sau gần 10 năm trốn lệnh truy nã, Chử Thị Minh Thu bị bắt tháng 6/2019.
Trong suốt 4 giờ của phiên xét xử sáng 21/7 vừa qua, Thu từ đầu đến cuối không nhận mình lừa đảo. Thu nói do thấy mình không có tiền trả bà Tâm, do "quá ngại nên mới cắt liên lạc" và suốt chín năm lẩn trốn, luôn tìm cách kiếm tiền trả bà Tâm.
Song làm việc với cơ quan điều tra trước đó, Thu lại khai do cờ bạc, lô đề nợ nần quá nhiều nên ngay từ đầu năm 2008 đã nảy sinh ý định tiếp cận bà Tâm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Thu thừa nhận không hề buôn bán quần áo, cũng không buôn bán gạo. Số tiền 5,7 tỷ đồng trả cho bà Tâm thực chất vẫn là tiền của bà Tâm, "tôi trích ra đưa một ít để bà Tâm tin tưởng việc làm ăn đang có lãi và cho tôi vay tiền tiếp".
Trong số hơn 30 tỷ đồng bị lừa chiếm đoạt, bà Tâm chỉ còn giữ lại được chứng từ, giấy vay nợ của 16 tỷ đồng. "Có những ngày, Thu đến vay hai lần liền, mỗi lần vài trăm triệu nhưng tôi quá tin tưởng, không ghi lại".
Bà Tâm cho biết, đây là toàn bộ khoản dành dụm của vợ chồng bà suốt hơn 30 năm làm công chức bệnh viện. Ngoài ra, còn có tiền cầm cố căn nhà, bán ôtô, 2 xe máy, nhiều đồ đạc khác và cả tiền vay của họ hàng.
Sau vụ lừa đảo, mang tiếng lừa tiền của người thân đi kiếm lợi bất chính, bà Tâm bị bạn bè, họ hàng xa lánh, chửi bới. Bà Tâm bị khủng hoảng tâm lý, nói nhiều lần định tự tử, nhưng chồng con phát hiện và ngăn lại.
Ngoài ra, trong cùng khoảng thời gian trên, Thu dùng cùng một thủ đoạn nói dối là nhân viên mua gạo cho khách sạn để lừa của bà Lương Nguyệt Nga, 46 tuổi là chủ một đại lý kinh doanh gạo, khoảng188 tấn gạo, tổng trị giá 3,2 tỷ đồng. Sau khi lấy hàng, Thu bán tháo với giá rẻ cho nhiều cửa hàng khác để chiếm đoạt tiền bán gạo và bỏ trốn khi mới trả cho bà Nga 500 triệu đồng.
Nói lời cuối cùng, Thu xin lỗi bà Tâm và mong người bị hại "nghĩ đến tình chị em" tha thứ và làm đơn giảm án cho mình. "Giờ tôi mất hết anh em bạn bè, mấy đời con cháu mang nợ, cô có đền được không?", bà khóc, Tâm đáp lại.
Kết thúc phiên xét xử, do còn nhiều điểm chưa được làm rõ về 200 triệu đồng tiền lãi trong vụ lừa đảo đầu tiên giữa Thu và bà Tâm, HĐXX quyết định trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Theo điều 174 và 175 Bộ luật hình sự năm 2015, Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Vì sao tạm dừng phiên toà xử Văn Kính Dương cùng đồng phạm? Phiên xử sơ thẩm lần 2 trùm ma tuý Văn Kính Dương và đồng phạm sẽ tạm dừng 5 ngày. Ngày 17/7, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử trùm ma túy Văn Kính Dương và các đồng phạm về các tội danh "Sản xuất, buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn khỏi nơi giam...