Xét xử vụ án buôn lậu do Út Vàng cầm đầu
Ngày 26/4, TAND TP Châu Đốc ( tỉnh An Giang) mở phiên toà xét xử vụ án “ Buôn lậu” do Trần Thị Vàng (tên gọi khác Út Vàng, SN 1978, cư trú tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 2, phường Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc, An Giang) cùng đồng phạm thực hiện.
Vàng là vợ của Hoàng Văn Nam, cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang.
Theo cáo trạng, vào khoảng 6h, ngày 27/2/2021, lực lượng liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang và Công an phường Vĩnh Nguơn (TP Châu Đốc) tiến hành kiểm tra hành chính 3 căn nhà số 193, 276, đường Tuy Biên (khóm Vĩnh Chánh 2) và số 142, đường Phan Xích Long (khóm Vĩnh Tân, phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc), phát hiện chứa hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia dụng, đồ sành sứ đã qua sử dụng.
Qua xác minh, xác định những người liên quan gồm: Trần Thị Vàng, Trần Thị Dũng (chị ruột Vàng, SN 1970) và Lê Văn Lên (tên gọi khác Lượm, SN 1990). Cơ quan Công an mời làm việc, cả 3 đối tượng trên thừa nhận 2 căn nhà số 276 đường Tuy Biên và số 142 đường Phan Xích Long là của Trần Thị Vàng và Hoàng Văn Nam (chồng của Vàng); nhà số 193 đường Tuy Biên là của mẹ ruột Vàng, Dũng đang sống tại đây. Số hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ mà Công an thu giữ ở 3 căn nhà trên là của Vàng mang từ Gò Tà Mâu (ấp Tà Mâu, xã Pung Xăng, huyện Brây Chusa, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) về phường Vĩnh Nguơn (TP Châu Đốc, An Giang) bán kiếm lời.
Lên và Dũng được Vàng thuê, giúp Vàng trông coi, dọn rửa và sửa chữa hàng hóa. Cơ quan CSĐT Công an TP Châu Đốc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vàng, Dũng, Lên để điều tra.
Bị cáo Dũng (đứng) và bị cáo Lên tại tòa.
Hai bị can Dũng và Lên khai nhận hành vi phạm tội phù hợp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Các bị can Dũng, Lên còn khai Vàng buôn bán hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia dụng, đồ sành sứ đã qua sử dụng, tại Gò Tà Mâu (Vương quốc Campuchia). Hàng hóa Vàng mua của Thái Thị Hoa Tranh (vợ của AL, chủ Casino), kho của Tranh đặt tại Gò Tà Mâu hoặc mua từ TP Phnôm Pênh, Campuchia, vận chuyển về kho của Vàng ở Gò Tà Mâu.
Từ tháng 3/2020, khi biên giới đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19, khách không qua được Gò Tà Mâu, Vàng thuê Huỳnh Hoàng Tuấn (tức Tuấn “Già”) vận chuyển hàng từ kho của Vàng ở Gò Tà Mâu, đưa về 3 căn nhà ở phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc. Tuấn thuê 4 đối tượng khác đai bộ hàng từ Gò Tà Mâu ra đường Tuy Biên, giao cho nhóm vận chuyển xe mô tô chuyển đến 3 căn nhà của Vàng.
Ngoài ra, Lên còn thay Vàng báo giá bán cho khách khi Vàng vắng mặt. Lên được Vàng trả công trung bình 5 triệu đồng/tháng. Dũng có nhiệm vụ dọn rửa hàng cũ thành mới, Dũng không nhận tiền công, chỉ được Vàng trả chi phí sinh hoạt trong nhà. Hàng hóa chuyển về 3 căn nhà, Vàng bán lại cho nhiều người đến mua hoặc cho người đến nhà phát trực tiếp livestream bán hàng qua Facebook. Nhiều đối tượng nhiều lần mua hàng của Vàng hoặc bán cho người mua ngoài tỉnh, qua ứng dụng Zalo, Viber.
Bị can Trần Thị Vàng không thừa nhận, khai hàng hóa bị tạm giữ là của hai bị can Dũng, Lên và khai không liên quan vụ án.
Tuy nhiên, căn cứ lời khai nhận của các bị can Dũng và Lên; lời khai của những người làm chứng, liên quan và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định Trần Thị Vàng đã chủ mưu, cầm đầu, thuê Dũng và Lên giúp Vàng thực hiện hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật. Việc bị can Vàng không thừa nhận, khai nại là để trốn tránh trách nhiệm, không căn cứ để tin.
Trần Thị Vàng có hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật, tổng trị giá hàng hóa thu giữ tại 3 căn nhà số 193, 276 đường Tuy Biên (khóm Vĩnh Chánh 2) và số 142 đường Phan Xích Long (khóm Vĩnh Tân, phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc) là trên 315 triệu đồng. Dũng và Lên có hành vi giúp sức cho Vàng trong việc buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật. Trong đó, Dũng giúp sức cho Vàng đối với số hàng quá trị giá trên 232 triệu đồng; Lên giúp sức cho Vàng đối với số hàng hóa trên 198,9 triệu đồng.
Vì vậy, Vàng, Dũng, Lên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mỗi người gây ra.
Dự kiến phiên xét xử diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/4.
Vụ buôn lậu 930 tấn điều ở Bình Phước: VKS đề nghị phạt bị cáo 12 - 13 năm tù, tòa tuyên phạt 2 tỉ đồng
Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước đề nghị phạt Vũ Trần Đức Duy, người điều hành các hoạt động tại Công ty TNHH Đại Tài mức án 12 - 13 năm tù về tội buôn lậu.
HĐXX sau đó tuyên phạt 2 tỉ đồng về tội trốn thuế.
Ngày 28.3, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử sơ thẩm vụ án Vũ Trần Đức Duy (48 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) về tội buôn lậu 920 tấn hạt điều.
Toàn cảnh phiên tòa sơ thẩm. ẢNH HOÀNG GIÁP
Xử phạt một cá nhân 2 tỉ đồng vì tội trốn thuế
VKS đề nghị mức án 12 - 13 năm tù
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bình Phước, từ ngày 19.7.2017 đến 25.9.2017, Vũ Trần Đức Duy (chủ sở hữu, trực tiếp chỉ đạo điều hành các hoạt động của Công ty TNHH thương mại, sản xuất dịch vụ Đại Tài; gọi tắt Công ty Đại Tài) đã chỉ đạo Vũ Trần Hương Thủy, Trần Tuấn An là những người được Duy nhờ đứng tên giám đốc của công ty, ký mở 5 tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành (Cục Hải quan Bình Phước) để nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, tổng số hơn 920 tấn hạt điều chưa bóc vỏ của Công ty Kothari (Singapore) trị giá trên 41,7 tỉ đồng, được miễn thuế nhập khẩu 5%, tương đương hơn 2,08 tỉ đồng.
Sau khi nhập khẩu, Duy không tổ chức sản xuất để xuất khẩu, chưa kê khai tờ khai hải quan để chuyển đổi loại hình nhập khẩu mà đem tiêu thụ nội địa toàn bộ số lượng hạt điều trên, làm thất thu 2,08 tỉ đồng tiền thuế nhập khẩu của Nhà nước.
Bị cáo Vũ Trần Đức Duy bị tuyên phạt 2 tỉ đồng về hành vi trốn thuế. ẢNH HOÀNG GIÁP
Với hành vi trên, tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước đã đề HĐXX xử phạt Vũ Trần Đức Duy với mức án 12 - 13 năm tù giam về tội buôn lậu.
HĐXX phạt 2 tỉ đồng về tội trốn thuế
Luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Trần Đức Duy đưa ra chứng cứ cho rằng hành vi của bị cáo chỉ là trốn thuế chứ không phải buôn lậu.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định số hàng hóa trên nhập vào Việt Nam là hợp pháp, trị giá 41,7 tỉ đồng, nhưng bị cáo bán ra thị trường 17 tỉ đồng (lỗ 24 tỉ đồng). Do thua lỗ quá nhiều cho nên bị cáo không... khai báo với hải quan (chuyển đổi loại hình nhập khẩu - PV) để trốn thuế.
HĐXX cho rằng hành vi trên chỉ phạm tội trốn thuế được quy định tại khoản 3 điều 200 Bộ luật Hình sự. Xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ để xét xử bị cáo với tội danh khác ngoài tội trốn thuế.
HĐXX cũng nhận thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo, mà chỉ cần áp dụng biện pháp phạt tiền đối với bị cáo là đủ.
Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt Vũ Trần Đức Duy 2 tỉ đồng về tội trốn thuế; đồng thời buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm số tiền đã trốn thuế trước đó là trên 2,08 tỉ đồng (số tiền này đã được khắc phục trước đó).
Một công ty ở TP.HCM nhập lậu nhiều "hàng độc" hết hạn từ Trung Quốc Trong vụ án, Hội đồng định giá từ chối định giá một số chủng loại hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam như thuốc cường dương, sextoy do hết hạn sử dụng. Ngày 22/2, sau khi xét hỏi, Tòa sơ thẩm TAND TP.HCM tuyên bố trả hồ sơ vụ án Du Tố Phong (SN 1976, Giám đốc Công ty TNHH...