Xét xử vợ chồng Giám đốc làm giả tài liệu, chiếm đoạt tiền dự án
Trước đó, đôi vợ chồng này đã có một tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Dương Văn Quang và vợ là Phùng Lan Hương (cùng 54 tuổi), trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội là Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty CP Thiết bị xây lắp giao thông (Hà Nội) đã làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức nhằm đủ điều kiện tham dự gói thầu làm đường ô tô ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam và một số địa phương khác để lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Ngày 15/9, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án này.
Kết quả điều tra thể hiện, Hương thuê đánh máy một số nội dung sai sự thật, sau đó cắt mẫu dấu, chữ ký của ông Vũ Văn Thịnh là Phó chi Cục trưởng thuế Thanh Xuân, sau đó dán mẫu dấu, chữ ký của ông Lê Tiến Hùng là Giám đốc BIDV, Chi nhánh Thăng Long lên tài liệu để phôtô lại rồi thuê người xác nhận đã sao các tài liệu được chứng thực từ bản chính. Các tài liệu này được Hương đưa cho Quang ký xác nhận trên từng tờ trước khi đóng gói hồ sơ mang nộp cho chủ đầu tư của các công trình để tham gia dự thầu.
Vợ chồng bị cáo Quang – Hương tại phiên xử
Bằng việc lập hồ sơ giả về năng lực Công ty CP Thiết bị xây lắp giao thông như đã nêu trên để đấu thầu thi công các công trình làm đường ô tô từ trung tâm huyện Trà My đến các xã của huyện, vợ chồng Quang – Hương đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của BIDV, Chi nhánh Thăng Long với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng và Vietinbank, Chi nhánh Thanh Xuân số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
Ngoài các hành vi nêu trên, quá trình điều tra còn xác định, vợ chồng Quang – Hương còn làm giả tài liệu để nhận tạm ứng số tiền hơn 14,6 tỷ đồng thông qua việc dự thầu các dự án xây dựng đường giao thông các cơ quan như: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý dự án 7 – Bộ Giao thông Vận tải và Ban Quản lý dự án 6 – Tổng cục đường bộ.
Video đang HOT
Liên quan đến việc ký chứng thực tài liệu, văn bản giả của Công ty CP Thiết bị xây lắp giao thông dùng để tham gia dự thầu của ông Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Mai và bà Trần Kim Oanh, Phó Chủ tịch UBND phường Cầu Dền (Hà Nội), cơ quan điều tra xét thấy vi phạm của hai vị Phó Chủ tịch UBND phường có mức độ nên không đề nghị xử lý hình sự. Đối với hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ một số ngân hàng liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra nhận thấy chưa đến mức xử lý hình sự nên đã có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản xử lý hành chính bằng hình thức kỷ luật. Trước khi gây ra vụ án này, Quang đã có một tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hương cũng có một tiền án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hôm nay (16/9), phiên tòa tiếp tục./.
Theo_VOV
Cảnh báo chiêu lừa mới từ nhóm người Trung Quốc
Nhóm lừa đảo không dùng kịch bản cũ như giả danh công an, VKSND hay cơ quan công quyền để đe dọa, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền.
Chiêu lừa mới từ nhóm người Trung Quốc
Ngày 23/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) cho biết Công an TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính và trục xuất 26 người Trung Quốc, Đài Loan nhập cảnh vào Việt Nam để hoạt động lừa đảo.
Trước đó, sáng 14/7, phòng PA72 Công an TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra hành chính căn nhà số 158 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 26 người Đài Loan, Trung Quốc (17 nam và chín nữ) đang sử dụng công nghệ cao để lừa đảo người nước ngoài. Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ hai bộ máy tính, tám thiết bị VoiIP gateway, hai bộ phát sóng WiFi, hai bộ converter cáp quang, hai bộ Switch, 14 máy tính cầm tay... cùng 20 trang tài liệu chứa hơn 50 kịch bản lừa đảo.
Kết quả điều tra ban đầu xác định cầm đầu nhóm lừa đảo là một người Đài Loan. Người này nhập cảnh vào Việt Nam thuê nhà, chiêu mộ người và trả lương 5.000-7.000 đài tệ/tháng để huấn luyện, hướng dẫn kỹ nghệ lừa đảo nhắm đến "con mồi" là người Đài Loan, Trung Quốc.
Qua đó, nhóm này tiến hành thủ đoạn lừa đảo mới, không dùng kịch bản cũ như giả danh công an, VKSND hay cơ quan công quyền để đe dọa, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền như báo chí phản ảnh và cơ quan công an đã khám phá.
Cụ thể nhóm này chia thành nhiều tổ như: Tổ tư vấn chăm sóc khách hàng; tổ giải đáp thắc mắc và tổ nhân viên ngân hàng. Ban đầu thành viên trong tổ "tư vấn chăm sóc khách hàng" điện gọi thoại cho nạn nhân là người Đài Loan, Trung Quốc thông báo nạn nhân vừa trở thành thành viên VIP của một tổ chức nào đó và sẽ bị trừ tiền hội phí hằng tháng. Khi nạn nhân yêu cầu hủyỷ tư cách thành viên VIP thì được hướng dẫn đến "tổ giải đáp thắc mắc". Cuối cùng nạn nhân được chuyển máy đến gặp "nhân viên ngân hàng". Chúng yêu cầu nạn nhân hủy tư cách thành viên VIP bằng cách thực hiện một số thao tác trên máy ATM đặt tại Trung Quốc. Vô tình, nạn nhân đã sập bẫy của nhóm lừa đảo giăng sẵn mà không hề hay biết. Kết cuộc, tiền trong tài khoản của các nạn nhân sẽ bị chuyển vào tài khoản của những kẻ lừa đảo.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã hoạt động tại Việt Nam từ tháng 4-2014 đến khi bị phát hiện. Để tránh bị theo dõi, các đối tượng không khai báo tạm trú, thường xuyên chuyển chỗ ở.
Do các nạn nhân bị lừa đảo là người nước ngoài nên số tiền bị chiếm đoạt chưa thể xác định được.
Cơ quan công an đã xử phạt, đồng thời cung cấp hồ sơ, tài liệu, trục xuất nhóm trên về cho cảnh sát Đài Loan tiếp tục điều tra, xử lý.
Trước đó, cuối tháng 6/2014, Phòng PA72 cũng đã xử phạt và trục xuất 33 người Hàn Quốc ngụ quận 7 (TP.HCM) có hành vi sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức cá cược bóng đá cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Sáng 22/7, các thuê bao MobiFone nhận được tin nhắn khuyến cáo lừa đảo của Công an TP.HCM qua điện thoại.
Tin nhắn có nội dung: "Công an TP.HCM khuyến cáo người dân cảnh giác với tội phạm gọi điện thoại để lừa đảo, hăm dọa, chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an, viện kiểm sát khi điều tra vụ án, không tùy tiện thu giữ tiền và làm việc với người dân qua điện thoại. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đường dây nóng báo tin tội phạm 113".
Như Pv đã thông tin, thời gian qua nhiều người dân đã bị "dính bẫy" của tội phạm lừa đảo qua điện thoại.
Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng - Phó Chánh Văn phòng Công an TP.HCM cho biết Ban Giám đốc Công an TP quyết định thông qua nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao để người dân nắm thông tin để cảnh giác.
Theo Xahoi
Hà Nội: Trộm kê gạch, "vặt" trụi... 4 bánh ô tô Hết chỗ để xe, chủ nhân chiếc KIA Morning BKS 30Z-9351 đã để xe dưới chân tòa chung cư mà không đem đi gửi. Sáng hôm sau, chiếc xe đã bị trộm "vặt" hết... 4 bánh. Vụ việc được phát hiện sáng nay, 26/6, tại khu vực dưới chân toà chung cư I9, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chiếc...