Xét xử vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỉ đồng
Theo hồ sơ vụ án, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng này.
Từ ngày 5.3 – 29.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ, quy định tại khoản 4 điều 353; khoản 4 điều 364 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, quy định tại khoản 3 điều 179 bộ luật Hình sự năm 1999, với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Cận cảnh nơi xử lý hàng ngàn sổ đỏ trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Bị xét xử cùng bị cáo Trương Mỹ Lan còn có 80 bị cáo, bao gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Lan 1.000 tỉ đồng.
Vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan – Chu Lập Cơ. Ảnh T.L
Theo hồ sơ vụ án, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng này. Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 – 2022), bị cáo sử dụng hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 công ty trong và ngoài nước, lấy Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm trung tâm, sau đó chia thành 4 nhóm chính, quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhóm tài chính gồm: SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú; nhóm công ty có hoạt động kinh doanh về khách sạn, nhà hàng, bất động sản, chẳng hạn: Công ty CP tập đoàn Sài Gòn Peninsula, Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông…; nhóm công ty “ma” tại VN; nhóm mạng lưới công ty nước ngoài tại nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế”. Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đồng phạm trong vụ án lập khống hồ sơ vay, SCB giải ngân 2.257 khoản/hơn 1 triệu tỉ đồng – chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo còn 1.284 hồ sơ vay, tương đương dư nợ 677.286 tỉ đồng (nợ gốc 483.971 tỉ đồng, lãi/phí 193.315 tỉ đồng), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, bị cáo Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng. Trong đó, từ ngày 1.1.2012 – 31.12.2017, bị cáo vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 64.000 tỉ đồng, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo các khoản vay; từ ngày 1.1.2018 – 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô tài sản hơn 304.000 tỉ đồng nợ gốc, và hơn 129.000 tỉ đồng lãi phát sinh từ nợ gốc, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Khối tài sản bị kê biên, thu giữ “khủng” cỡ nào?
Chồng bị cáo Trương Mỹ Lan liên đới gây thiệt hại hơn 9.100 tỉ đồng
Phiên tòa có hơn 200 luật sư, và tòa triệu tập khoảng 2.400 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chia thành các nhóm: cán bộ ngân hàng SCB; các cá nhân đứng tên công ty, đứng tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB, thực hiện nộp rút tiền; các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay, nhận tiền tại SCB; các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước; và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.
Có 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Lan, và 3 luật sư bào chữa cho chồng bị cáo là Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Quảng trường thời đại Times Square, bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo khoản 3 điều 179 bộ luật Hình sự năm 1999, với khung hình phạt từ 10 – 20 năm tù).
Bị cáo Chu Lập Cơ được xác định là người sáng lập và sở hữu 99,26% cổ phần của Công ty CP Times Square Việt Nam. Vợ chồng bị cáo cùng điều hành dự án tòa nhà Times Square, với các chức năng như khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại tại khu đất 22 – 36 Nguyễn Huệ và 57 – 69F Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. Bị cáo đã thống nhất việc sử dụng tài sản quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo cho các khoản vay đứng tên của các cá nhân và tổ chức do bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ định. Năm 2009 – 2012, bị cáo Chu Lập Cơ ký các biên bản họp và nghị quyết chấp thuận thế chấp, bảo lãnh cho các khoản vay do vợ chỉ đạo tại SCB.
Năm 2017, do các khoản nợ đến hạn, bị cáo tiếp tục ký biên bản họp đại hội đồng cổ đông của công ty mình để đảm bảo đối với khoản nợ 35.541 tỉ đồng theo danh sách khách hàng khống của SCB. Cáo trạng xác định các hành vi ký khống nói trên đã gây thiệt hại 39.217 tỉ đồng, gồm cả tiền gốc và lãi vay của SCB. Sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo được định giá bởi bên thứ ba và được SCB chấp nhận, thiệt hại liên đới còn lại là hơn 9.100 tỉ đồng. Sau khi bị khởi tố, bị cáo Chu Lập Cơ nộp khắc phục 1 tỉ đồng.
5 người được kêu gọi ra đầu thú trong vụ Vạn Thịnh Phát là ai?
TAND TP HCM kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước.
Như Báo Người Lao Động thông tin, từ ngày 5-3, TAND TP HCM đưa các bị cáo trong vụ án liên quan công ty Vạn Thịnh Phát ra xét xử. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 29-4.
VKSND Tối cao truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo khác về các tội: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đinh Văn Thành đang bị truy nã
Trong các bị cáo bị truy tố có 5 người đang bị truy nã. Cáo trạng xác định, các bị cáo này đã giúp sức tích cực cho bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn.
Theo đó, 5 bị cáo gồm:
1. Nguyễn Lâm Anh Vũ (SN 1962, quê TP HCM; cựu phó giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Bến Thành): Từ ngày 13-8-2014 đến ngày 31-8-2015, Nguyễn Lâm Anh Vũ ký hợp thức hồ sơ 112 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 3.762 tỉ đồng.
2. Trầm Thích Tồn (SN 1961, quê Trà Vinh; thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): Từ ngày 25-7-2012 đến ngày 24-5-2013, Trầm Thích Tồn ký hợp thức 80 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 7.176 tỉ đồng.
3. Chiêm Minh Dũng (SN 1973, quê Cần Thơ; cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): Từ ngày 20-11-2012 đến ngày 4-4-2019, Chiêm Minh Dũng ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB 140.713 tỉ đồng.
4. Nguyễn Thị Thu Sương (SN 1974, quê TP HCM: cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): Từ ngày 25-7-2012 đến ngày 30-7-2013, Nguyễn Thị Thu Sương ký hợp thức 79 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB 6.989 tỉ đồng.
5. Đinh Văn Thành (SN 1971, quê TP HCM; cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): Từ ngày 28-6-2012 đến ngày 19-10-2017, Đinh Văn Thành ký hợp thức hồ sơ 174 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB số tiền 42.770 tỉ đồng.
Từ ngày 9-2-2018 đến ngày 6-12-2020, Đinh Văn Thành ký hợp thức hồ sơ 305 khoản vay, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 189.103 tỉ đồng và gây thiệt hại số tiền 99.677 tỉ đồng.
TAND TP HCM kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước, hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa.
Trường hợp các bị cáo không ra trình diện hoặc đầu thú thì coi như tự bỏ quyền tự bào chữa và bị xét xử vắng mặt.
Bà Trương Mỹ Lan được áp dụng nguyên tắc có lợi khi xét xử Theo VKSND Tối cao, những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều 353, 206 BLHS năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can. Ngày 5/3, TAND TP.HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên...