Xét xử phần dân sự trong vụ án cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga lừa đảo
Ngày 28/10, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử phần dân sự trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị án Châu Thị Thu Nga (SN 1965, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà đất (viết tắt là Housing Group) thực hiện.
Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến Dự án B5 Cầu Diễn ( huyện Từ Liêm, nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Bởi trước và trong khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Châu Thị Thu Nga là Đại biểu Quốc hội.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2008, Housing Group hợp tác liên danh với Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (viết tắt là HAIC) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khu dân cư và biệt thự nhà vườn tại khu đất B5 Cầu Diễn. Dự án có diện tích 22.325,5m2, dự kiến quy mô gồm 3 chung cư 21 tầng và 36 nhà vườn. Tổng mức đầu tư là 279,3 tỷ đồng.
Mặc dù dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép xây dựng, nhưng Châu Thị Thu Nga vẫn chỉ đạo nhân viên của Housing Group thực hiện các hành vi nhằm huy động vốn của các bị hại.
Từ năm 2009 đến 2013, Châu Thị Thu Nga và đồng phạm ký 752 hợp đồng góp vốn, thu hơn 377 tỷ đồng. Trong số tiền này, Châu Thị Thu Nga chỉ trả lại hơn 28 tỷ đồng cho khách hàng, còn chiếm đoạt hơn 348 tỷ đồng.
Châu Thị Thi Nga tại phiên tòa phúc thẩm năm 2018.
Với hành vi phạm tội như trên, năm 2018, Châu Thị Thu Nga đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Liên quan đến vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên tài sản của Housing Group, Liên danh HAIC và Housing Group… Trong đó có khu đất 15.400m2 ô đất CT5, thuộc Khu đô thị thành phố Giao Lưu của Liên danh HAIC và Housing Group cùng căn nhà 3 tầng mới hoàn thiện phần thô, diện tích xây dựng là 340m/sàn của Housing Group trên diện tích 3.401,7m2 đất, tại Khu du lịch bãi tắm Quất Lâm (tỉnh Nam Định).
Tại bản án sơ thẩm năm 2017, TAND TP Hà Nội cũng đã đưa ra quyết định về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án. Theo đó, TAND TP Hà Nội buộc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải nộp trả lại số tiền đã nhận để đảm bảo thi hành án về nghĩa vụ bồi thường của Housing Group.
Về xử lý vật chứng, TAND TP Hà Nội tuyên “Tiếp tục kê biên quyền sử dụng 15.400m2 ô đất CT5 thuộc Khu đô thị thành phố Giao lưu cùng căn nhà 3 tầng”.
Video đang HOT
Sau bản án sơ thẩm, 16 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án kháng cáo không đồng ý hoàn trả lại tiền cho Housing Group. Tuy nhiên, có hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp 5 và Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Hà Nội không kháng cáo.
Tại bản án phúc thẩm năm 2018, TAND cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên các quyết định tại bản án sơ thẩm. Ngày 22/8/2018 và 22/2/2019, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 và Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Hà Nội có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 đề nghị không hoàn trả cho Housing Group 4,9 tỷ đồng. Còn Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Hà Nội đề nghị không hoàn trả cho Housing Group 500 triệu đồng.
Dự án B5 Cầu Diễn thời điểm xảy ra vụ án.
Ngày 12/9/2019, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội có công văn kiến nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm với bản án hình sự sơ thẩm năm 2017 và bản án hình sự phúc thẩm năm 2018 trong vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.
Ngày 17/3/2020, Chánh án TAND tối cao quyết định kháng nghị, đề nghị Giám đốc thẩm theo hướng, hủy bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm dân sự của hai công ty trên và hủy bản án phúc thẩm về phần xử lý vật chứng đối với việc kê biên hai nhà đất liên quan. Đồng thời tạm đình chỉ thi hành phần quyết định về trách nhiệm dân sự của hai công ty trên và phần xử lý vật chứng đối với việc kê biên hai quyền sử dụng đất trên.
Năm 2020, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm. Quyết định Giám đốc thẩm thể hiện, tổng số tiền Housing Group đã thanh toán cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 là hơn 4,9 tỷ đồng (năm 2008 là 4,5 tỷ đồng và năm 2009 là 434 triệu đồng). Tuy nhiên, lời khai của Châu Thị Thu Nga thể hiện, thực chất Housing Group là 100% vốn của Châu Thị Thu Nga. Việc Châu Thị Thu Nga gian dối thông tin huy động vốn diễn ra từ năm 2009 và năm 2013.
Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 phải hoàn trả cho Housing Group hơn 4,9 tỷ đồng là không đúng. Công ty này chỉ phải trả số tiền đã nhận thanh toán năm 2009 là hơn 434 triệu đồng. Các chứng từ của Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Hà Nội cung cấp thể hiện, doanh nghiệp này được Housing Group thanh toán năm 2007 và năm 2008 là hơn 500 triệu đồng. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm buộc doanh nghiệp phải hoàn trả hơn 500 triệu đồng là không đúng.
Tại khu đất 15.400m2, công văn của Sở Kế hoạch đầu tư ngày 15/5/2019 xác định, diện tích đất trên chưa được giao cho Housing Group, và Housing Group chưa được ký hợp đồng thu đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo Điều 168 Luật Đất đai.
Còn căn nhà trên diện tích 3.401,7m2 ở Quất Lâm (tỉnh Nam Định) là xây dựng trái phép, chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, chưa được UBND tỉnh Nam Định ra quyết định cho thuê đất.
Cả hai khu đất trên không thuộc quyền sử dụng của người phải thi hành án, không thuộc đối tượng được kê biên. Việc kê biên 2 tài sản trên là không đúng pháp luật.
Với quan điểm trên, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quyết định hủy bản án sơ thẩm về trách nhiệm dân sự và hủy bản ản phúc thẩm về phần xử lý vật chứng, đồng thời chuyển hồ sơ cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lại về phần dân sự.
Quá trình xét xử phần dân sự trong vụ án này, bị án Châu Thị Thu Nga có đơn xin xét xử vắng mặt. Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát và một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt. Do đó, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Hơn 10.000 nạn nhân sập bẫy từ những cuộc gọi mời vay vốn
Ngày 26/10, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, vừa phát văn bản về việc phối hợp điều tra đến một số cơ quan báo chí nhằm xác định thêm bị hại trong vụ án Lại Ngọc Đoan Trang (SN 1991, trú phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh) có hành vi thuê người gọi điện, giả danh là nhân viên ngân hàng hỗ trợ cho vay tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân.
Theo cơ quan Công an, từ đầu năm 2022 đến đầu tháng 9, có rất nhiều bị hại ở khắp các tỉnh, thành đến cơ quan Công an tại địa phương trình báo về việc bị một số đối tượng gọi điện đến xưng là nhân viên ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho vay tài chính. Khi người dân đồng ý vay thì đối tượng yêu cầu người vay chuyển các khoản lệ phí vào tài khoản Lại Ngọc Đoan Trang.
Lại Ngọc Đoan Trang (thứ hai), Nguyễn Văn Trường (thứ 3, bìa trái) cùng một số tang vật mà các đối tượng sử dụng gọi điện lừa đảo.
Chị L.T.N.N (trú phường Thủy Biều, TP Huế) cho biết, có một người lạ gọi điện vào số điện thoại di động của chị và giới thiệu là nhân viên ngân hàng. Đồng thời người này "quảng bá" rằng, đợt này ngân hàng có các gói vay lãi suất rất thấp, thủ tục đơn giản, người vay không cần trực tiếp đến ngân hàng mà chỉ gửi thông tin qua zalo, chỉ hơn 1 ngày làm hồ sơ là được giải ngân tiền...
Nghe vậy, chị N đồng ý vay số tiền 30 triệu đồng để mua thêm hàng hóa dự trữ. Tiếp đó, người gọi điện yêu cầu chị N chuyển các khoản phí làm hồ sơ thủ tục vay với số tiền là 5,8 triệu đồng. Chị N đã chuyển tiền theo yêu cầu và ngay sau đó không thể liên lạc được với người gọi điện tư vấn cho vay.
Tương tự, chị L.T.T (SN 1983, trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) đến Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) về việc bị đối tượng gọi điện rồi lừa đảo chiếm đoạt gần 43 triệu đồng. Theo lời nạn nhân, trong lúc đang buôn bán tại phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà), chị T được một đối tượng gọi điện tự xưng là nhân viên ngân hàng, giới thiệu các gói vay vốn không cần thế chấp, lãi suất thấp, giải ngân nhanh.
Tin lời đối tượng, chị T ngỏ ý vay số tiền 40 triệu đồng để mua thêm hàng hóa. Sau đó, thông qua nhiều cuộc điện thoại, chị T được yêu cầu chuyển khoản các loại phí để được giải ngân khoản vay (số tiền này chị T sẽ nhận lại cùng với số tiền vay 40 triệu đồng). Tin lời người gọi điện, chị T đã nhiều lần chuyển khoản số tiền gần 43 triệu đồng. Biết mình bị lừa, chị T đã có đơn trình báo đến Công an thị xã Hương Trà.
Theo cơ quan Công an, qua trình báo của các bị hại và các chứng cứ thu thập được, cho thấy, thủ đoạn các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo là gọi điện giả danh nhân viên ngân hàng thông báo đóng tài khoản, hoặc mở tài khoản cho vay không cần thế chấp, lãi suất thấp...
Trong đó, với gói vay từ 10 đến 20 triệu đồng thì khách hàng phải đóng lại tiền bảo hiểm hơn 1,8 triệu đồng; vay gói từ 60 đến 100 triệu đồng thì khách hàng phải đóng lại tiền bảo hiểm hơn 3,8 triệu đồng.
Có những trường hợp khách hàng nếu đối tượng gọi điện nắm được tâm lý đang cần tiền thì yêu cầu chuyển số tiền (gọi là tiền "bảo đảm") nhiều hơn cả số tiền vay. Nếu khách có nhu cầu vay, các đối tượng này sẽ ghi chú thông tin, kết bạn Zalo hoặc nhắn tin trao đổi, hướng dẫn các bị hại cung cấp chính xác thông tin về địa chỉ nhà ở hiện tại, căn cước công dân...
Qua thu thập các chứng cứ, bước đầu, cơ quan Công an xác định, đối tượng chủ mưu trong vụ án này là Lại Ngọc Đoan Trang (SN 1991, trú phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh). Đối tượng này có dấu hiệu câu kết với đồng phạm chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại trên toàn quốc.
Cụ thể, đối tượng Trang đã trực tiếp thuê nhiều đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên tài chính sử dụng điện thoại bàn hoặc điện thoại di động để điện tới bị hại, nhằm hỗ trợ tài chính, giải ngân các khoản vay ưu đãi về lãi suất. Ngay khi bị hại đồng ý, đối tượng yêu cầu nộp tiền vào 2 số tài khoản mang tên Lại Ngọc Đoan Trang và 2 số tài khoản mang tên Lê Thị Tuyết Nhi để nộp các khoản phí bảo hiểm, phí làm hồ sơ.
Khi biết rõ bị hại đã chuyển tiền thì các đối tượng cắt đứt liên lạc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đầu tháng 9/2022, Công an thị xã Hương Trà và Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Công an xã Phong Phú (huyện Bình Chánh), Công an phường Phú Thuận (quận 7) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an xác định các đối tượng nghi vấn lừa đảo đang ẩn nấp tại căn nhà 4 tầng, địa chỉ số 62, đường 11, khu dân cư Phong Phú, ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhóm đối tượng đang thực hiện các cuộc gọi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trong đó có hai đối tượng liên quan đến hoạt động lừa đảo nạn nhân L.T.T là Lại Ngọc Đoan Trang (SN 1991) và Nguyễn Văn Trường (SN 2002), cùng trú tại phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh. Đấu tranh khai thác bước đầu cho thấy, đối tượng Trang đã thuê nhà và lập Công ty TNHH kinh doanh đầu tư Hưng Thịnh.
Trang mua sắm các thiết bị, tuyển dụng nhân viên, hướng dẫn phương thức lừa đảo, trả lương, chi hoa hồng và tổ chức hoạt động lừa đảo. Thủ đoạn lừa đảo của công ty là mua thông tin của các khách hàng, phân công nhân viên (trong đó có Nguyễn Văn Trường) giả danh cán bộ ngân hàng gọi điện đến khách hàng và giới thiệu các gói vay không cần thế chấp. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân, các đối tượng đề nghị nạn nhân nộp trước các khoản tiền, chi phí để chiếm đoạt tiền.
Tính đến cuối tháng 10/2022, Cơ quan điều tra xác định có hơn 10.000 nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước sập bẫy lừa đảo của nhóm đối tượng do Lại Ngọc Đoan Trang làm chủ mưu. Các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều bị hại ở nhiều tỉnh, thành bị lừa với số tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng nhưng chưa đến cơ quan Công an trình báo. Vì vậy, Công an Thừa Thiên-Huế có thông báo, đề nghị người dân nào là bị hại trong vụ án này thì sớm đến cơ quan Công an gần nhất để trình báo, giải quyết.
Hiện, cơ quan điều tra Công an Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lại Thị Ngọc Trang và Nguyễn Văn Trường về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Do đối tượng Trang đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại và đối tượng Trường đang bị tạm giam... Một nguồn tin cho biết, ngoài 2 đối tượng bị khởi tố, vụ án này còn có sự tham gia của khoảng 20 đối tượng khác. Hiện, vụ án đang được Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục điều tra mở rộng và củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng còn lại.
Khởi tố thêm 1 bị can trong vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng của doanh nghiệp Liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng xảy ra tại Công ty TNHH Arion Electric Việt Nam khởi tố ngày 13/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Điệu (SN 1986) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài...