Xét xử cựu Chủ tịch PVTEX: Không góp tiền nhưng vẫn nhận 3 tỷ đồng
Ngày 30-8, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí ( PVTEX) cùng đồng phạm tiếp diễn phần tranh luận, đối đáp và chuyển sang nghị án.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa này là Trân Trung Chi Hiêu (SN 1963) – cựu Chu tich Hội đồng quản trị PVTEX; Đô Văn Hông (SN 1967) – cựu Chu tich Hội đồng quản trị, kiêm Tông giam đôc Công ty CP Đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc – PVC.KBC.
Tiếp đến là Đao Ngo Hoang (SN 1978) – cựu Trương phong Thương mai hơp đông PVTEX và Vu Phương Nam (SN 1979) – cựu Kê toan trương PVTEX. Cả 4 bị cáo cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy đinh cua Nha nươc vê quan ly kinh tê gây hâu qua nghiêm trong”. Riêng Trân Trung Chi Hiêu còn bị truy tố thêm tôi “Nhân hôi lô”.
Chỉ truy tố hành vi tạm ứng 20 tỷ đồng
Về vấn đề chỉ định thầu, thay đổi thiết kế, VKS cho rằng cơ quan điều tra đã giám định và thấy có những sai phạm, trách nhiệm thuộc về Hiếu, và những cán bộ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã chưa ước lượng được thiệt hại trong việc lựa chọn nhà thầu và thay đổi thiết kế. Vì vậy, VKS chỉ truy tố hành vi cố ý làm trái trong việc tạm ứng 20 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu (thứ 2, từ phải sang) và đồng phạm tại phiên tòa.
Liên quan đến việc làm trái của các bị cáo trong ứng 20 tỷ đồng, VKS có trách nhiệm chứng minh hành vi của các bị cáo và những người liên quan. Việc xác định các quyết định của các bị cáo và người liên quan, VKS đã trưng cầu giám định của các cơ quan chuyên môn, Bộ Tài Chính… PVTEX cấp tạm ứng 20 tỷ đồng là trái với quy định pháp luật.
“Chúng tôi không thể đánh giá thiệt hại mà trưng cầu giám định của Bộ Tài chính để xác định số tiền hơn 19 tỷ đồng, từ đó VKS khẳng định có thiệt hại” – đại diện VKS nhấn mạnh.
Với bị cáo Hiếu, tại công văn số 97, bị cáo đã đồng ý việc tạm ứng. Bị cáo đã ký quyết định 13, đồng ý tạm ứng thêm cho nhà thầu 20 tỷ đồng, các cán bộ cấp dưới đã làm theo. Hành vi đó là trái pháp luật.
Với bị cáo Hoàng và Phương Nam tại tòa cũng đã khai nhận, việc cho tạm ứng là không đúng. Ngay từ đầu đã biết là sai nhưng vẫn làm. Việc cho tạm ứng thêm là vượt với hợp đồng 14. Biết sai mà vẫn vi phạm là hành vi cố ý làm trái. Tuy nhiên, VKS đã phân hóa trách nhiệm từng bị cáo nên đã đề nghị mức án nhẹ hơn với hai người này.
Về tội nhận hối lộ, việc các luật sư thừa nhận Hồng có khai đưa tiền và hai người đứng tên dù không góp vốn, VKS thấy bị cáo không góp 3 tỷ đồng, song vẫn nhận tiền khi thoái vốn và được người thân đưa cho. Bị cáo Hiếu biết được sẽ có 10% khi PVTEX Kinh Bắc thành lập.
Điều đó thể hiện là tại CQĐT, bị cáo có nhiều lời khai, trước khi trình văn bản lên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thành lập PVTEX Kinh Bắc, Vũ Đình Duy (hiện đang bị truy nã) có nói về việc bị cáo Hồng có 70%, PVTEX 10%, Duy và Hiếu mỗi người có 10^%.
Video đang HOT
Dù bị cáo không góp vốn nhưng Duy đã nói sẽ lo việc đó. Bị cáo không phải bỏ ra 10% nhưng lại có số cổ phần này. Ngày 2-8-2010, người được bị cáo nhờ đứng tên đã ký vào văn bản thành lập, góp cổ phần. Nguồn gốc số tiền 3 tỷ đồng là của gia đình bị cáo Hồng.
Đại diện VKS nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là tại sao Hồng phải nộp thì bị cáo này đã khai báo là do thấy tiềm năng của PVTEX Kinh Bắc nên đã đồng ý đóng cho Duy và Hiếu mỗi người 10%, tương đương 6 tỷ đồng. Bị cáo Hồng phải đóng số tiền này vì Duy là Tổng giám đốc, còn Hiếu là Chủ tịch HĐQT. Cả hai người này có chức vụ lớn tại PVTEX và liên quan đến việc thành lập PVTEX Kinh Bắc.
Một vấn đề nữa là thỏa thuận Hồng và Duy. VKS thấy rằng Hiếu không trao đổi với Hồng nhưng có nói với Duy về việc này… Vấn đề cốt lõi là ở chỗ Hiếu không góp tiền, song khi thoái vốn thì lại nhận số tiền 3 tỷ đồng. “Bị cáo không trao đổi với Hồng nhưng tiếp nhận ý chí của Duy ngay từ đầu. Vì vậy, Hiếu và Duy nhận hối lộ là đúng” – VKS khẳng định.
Đề nghị xem xét thấu đáo tội nhận hối lộ
Đối đáp trước quan điểm của VKS, luật sư Nguyễn Huy Thiệp ( bào chữa cho bị cáo Hiếu) cho rằng, VKS khẳng định không truy tố hành vi chọn thầu, thay đổi thiết kế mà chỉ truy tố việc tạm ứng 20 tỷ đồng. Luật sư cho rằng, trước đó VKS đã đã truy tố cả những hành vi này nhưng hiện đã rút lại.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị HĐXX xem xét thấu đáo tội “Nhận hối lộ” đối với bị cáo Trần Trung Chí Hiếu.
Luật sư Thiệp đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét, bị cáo Hiếu không chối bỏ việc làm của mình là không sai mà chỉ đề nghị xem xét nguyên nhân, bối cảnh buộc phải đồng ý cho tạm ứng.
Theo luật sư, thời điểm đó, nhu cầu cấp thiết chỗ ở của hàng nghìn công nhân, đứng trước áp lực đó, với doanh nghiệp thi công đã hoàn thiện 80% công trình rồi, chỉ còn lại 20% mà không ứng tiếp thì sẽ gây khó khăn. Như vậy mục đích của Nhà máy sẽ không đạt được.
Theo luật sư vì lợi ích công cộng nên bị cáo Hiếu đã phải lựa chọn nhưng đã chỉ đạo ban điều hành thực hiện chủ trương phải đảm bảo nhưng lại có những sai sót. Luật sư đề nghị xem xét việc nếu nhà thầu thực hiện đúng mục đích thì cái sai đó không gây hậu quả, thậm chí ngược lại còn có thể coi là thành tích.
“Nếu sai trong thực hiện, thì bị cáo không phải chịu trách nhiệm. Đề nghị xem xét mức độ sai phạm cho bị cáo để có đánh giá khách quan với tội danh của bị cáo Hiếu. Đề nghị xem xét và chấp nhận nội dung VKS đã rút truy tố về việc chỉ định thầu và thay đổi thiết kế” – luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị.
Về hành vi cáo buộc bị cáo Hiếu nhận hối lộ 3 tỷ đồng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị tòa án xem xét thấu đáo để tránh oan sai. Bởi theo luật sư, bản thân bị cáo có thừa nhận việc nhận 3 tỷ đồng khi thoái vốn, song khi ấy bị cáo cho rằng đó là tiền của Duy.
Trong nói lời sau cùng, Trần Trung Chí Hiếu đề nghị tòa xem xét bản thân không có ý định nhận hối lộ. Bị cáo Hồng đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết để giảm nhẹ. Bị cáo Hoàng, Nam cũng đề nghị được khoan hồng để sớm trở về với gia đình, con nhỏ…
Ngày mai (31-8), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra các phán quyết về vụ án.
Theo anninhthudo
Cựu Chủ tịch PVTex Trần Trung Chí Hiếu bị đề nghị 27-29 năm tù
Ngày xét xử sơ thẩm thứ hai vụ án kinh tế xảy ra tại CTCP Hóa dầu và Sơ sợi Dầu khí (PVTex), chiều 29/8 đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKS) TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đưa ra bản luận tội và đề nghị mức án cho các bị cáo.
Các bị cáo trong vụ án này gồm: Trân Trung Chi Hiêu (SN 1963, nguyên Chu tich Hội đồng quản trị PVTex); Đô Văn Hông (SN 1967, Chu tich Hội đồng quản trị kiêm Tông giam đôc Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc - PVC.KBC); Đao Ngo Hoang (SN 1978, nguyên Trương phong thương mai hơp đông PVTex); Vu Phương Nam (SN 1979, nguyên Kê toan trương PVTex) cùng bị Viện KSNDTC truy tố về tội "Cố ý làm trái quy đinh cua Nha nươc vê quan ly kinh tê gây hâu qua nghiêm trong". Riêng bị cáo Trân Trung Chi Hiêu bị truy tố thêm tôi "Nhân hôi lô".
Theo nhận định của đại diện VKS, Trần Trung Chí Hiếu mặc dù biết rõ PVC.KBC không đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, làm các thủ tục chỉ định và kí hợp đồng giao PVC.KBC cùng nhà thầu liên danh HEERIM-PVC thực hiện gói thầu "Lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên" của PVTEX; chỉ đạo liên danh nhà thầu thi công trái với thiết kế cơ sở được duyệt.
Quá trình thực hiện hợp đồng, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTex đã chỉ đạo thuộc cấp của mình là Đào Ngọ Hoàng, Vũ Phương Nam làm thủ tục tạm ứng 20 tỉ đồng cho PVC.KBC trái quy định, gây thiệt hại cho dự án hơn 19,4 tỉ đồng. Hành vi này còn để lại hệ lụy to lớn, khiến toàn bộ dự án phải dừng thi công, dở dang từ năm 2012, đến nay dự án đã xuống cấp nghiêm trọng.
Các bị cáo Đào Ngọ Hoàng, Vũ Phương Nam có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ cho TGĐ PVTex Vũ Đình Duy (người hiện đang bỏ trốn). Dù biết việc cấp vốn cho PVC Kinh Bắc là trái quy định nhưng các bị cáo vẫn trực làm theo sự chỉ đạo của Vũ Đình Duy và Hiếu, tạm ứng 20 tỉ đồng cho PVC Kinh Bắc.
Ngoài ra, khi PVTex liên kết góp vốn thành lập PVTex Kinh Bắc, Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu còn có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, buộc Đỗ Văn Hồng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ PVC.KBC) phải chi cho mỗi bị cáo 3 tỉ đồng. Như vậy, hành vi của 2 bị can Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu có dấu hiệu "Nhận hối lộ".
Từ trái sang phải: Bị cáo Đỗ Văn Hồng, Đào Ngọ Hoàng, Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Phương Nam.
Theo nhận định của VKS, vụ án này là vụ án đặc biệt nghiêm trọng để lại hậu quả rất lớn, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19 tỉ đồng. Ngoài ra, dự án dừng hoạt động, ảnh hưởng đến chính sách nhà ở của các công nhân viên. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng xấu cho dư luận xã hội, làm mất niềm tin của nhân dân...
Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu giữ vai trò chính, vai trò cao nhất trong vụ án nên cần một bản án nghiêm khắc. Tuy nhiên, bị cáo thành khẩn khai báo, nhận một phần sai phạm, trách nhiệm của người đứng đầu; nhân thân tốt; gia đình đã tự nguyện khắc phục hậu quả; có thành tích xuất sắc trong công tác... nên VKS đề nghị HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Các bị cáo khác giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Trần Trung Chí Hiếu. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, nhận thức sai phạm, bản thân các bị cáo không được hưởng lợi nên VKS cũng đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Hòa đã có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm, bản thân bị cáo không hưởng lợi.
Bị cáo Vũ Phương Nam, nguyên Kế toán trưởng PVTex, giữ vai trò đồng phạm. Mặc dù biết rõ việc tạm ứng thêm 20 tỷ đồng cho PVC.KBC là trái quy định, nhưng bị cáo vẫn thực hiện chuyển tiền tạm ứng theo chỉ đạo của Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy. Do đó, VKS đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt đáng kể cho Nam.
Bị cáo Đỗ Văn Hồng sau khi nhận của PVTex 20 tỷ đồng tạm ứng trái quy định, bị cáo không tiếp tục thực hiện dự án theo hợp đồng mà chiếm hưởng cá nhân, dự án dở dang xuống cấp nghiêm trọng gây thiệt hại cho nhà nước.
Tuy nhiên, bị cáo thành khẩn khai báo, quá trình điều tra bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra nên VKS đề nghị tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Từ những phân tích, nhận định nêu trên, VKSND TP. Hà Nội đề nghị các mức án cho các bị cáo như sau:
Trần Trung Chí Hiếu, từ 12-13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 15-16 năm tù về tội Nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt là từ 27-29 năm tù.
Đào Ngọ Hoàng từ 9-11 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Vũ Phương Nam từ 8-10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vũ Văn Hồng từ 10-11 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về trách nhiệm hình sự, VKS đề nghị bị cáo Hồng phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sự là PVTex 19,4 tỷ đồng và 296 triệu đồng tiền lãi không kỳ hạn phát sinh từ ngày kết thúc hợp đồng số 14 (22/10/2014) đến ngày 16/06/2017.
Về số tiền 3 tỷ đồng nhận hối lộ đã được gia đình bị cáo Trần Trung Chí Hiếu tự nguyện nộp cho Chi cục Thi hành án TP. Hà Nội, VKS đề nghị sung công quỹ đối với số tiền này.
Theo infonet
Nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX đổ lỗi cho người đang bỏ trốn Tại phiên tòa sơ thẩm vào hôm qua (28/8), Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) và các đồng phạm thừa nhận đã nhận thức được sai phạm trong việc ứng vốn cho nhà thầu. Khi bị HĐXX truy vấn về lỗi, Hiếu cho lỗi chính là do ban điều hành, là...