Xét nghiệm tìm kháng thể không phản ánh chính xác tỷ lệ mắc COVID-19
Các cuộc khảo sát để xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể có thể không đáng tin cậy, bởi các protein chống các tác nhân gây bệnh này thường có “tuổi thọ” ngắn.
Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tiến hành và công bố ngày 25/11.
Nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Novavax ở Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tới nay, câu hỏi liệu sự suy giảm các kháng thể chống virus SARS-CoV-2 có làm tăng nguy cơ tái nhiễm hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng nếu tái tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch của hầu hết mọi người sẽ tạo ra các kháng thể mới, cũng như các tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của CDC đã nêu bật một hạn chế quan trọng của các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh dựa trên xét nghiệm huyết thanh vốn đang được thực hiện trên khắp thế giới, qua đó hiểu rõ hơn về số người thực sự nhiễm các loại virus không làm xuất hiện triệu chứng.
Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Huyết tương sau khi được loại bỏ các yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh. CDC đã thu thập các mẫu huyết thanh từ các nhân viên y tế tuyến đầu tại 13 bệnh viện trong thời gian từ 3/4 – 19/6 năm nay và theo dõi khoảng hai tháng sau đó. Tính chung, 194 trong số 3.248 người tham gia khảo sát (tương đương 6%) có kháng thể có thể phát hiện được với virus SARS-CoV-2 ngay lần đầu tiên được xét nghiệm.
Trong số những người tham gia khảo sát có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, 156 người đồng ý xét nghiệm lại trong khoảng thời gian sau 50 – 91 ngày. Trong nhóm này, 94% ghi nhận mức kháng thể sụt giảm, trong đó có 28% không sản xuất kháng thể chống virus SARS-CoV-2 đủ đến ngưỡng được coi là dương tính.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng kết quả này cho thấy xét nghiệm huyết thanh tại một thời điểm duy nhất có khả năng không phản ánh hết số người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, và người có kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính không có nghĩa là chưa từng nhiễm virus này. Những người có xuất hiện triệu chứng mắc COVID-19 có mức kháng thể ban đầu cao hơn những người bị nhiễm mà không có triệu chứng.
Video đang HOT
Ở hầu hết những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể đều sản sinh kháng thể trong một vài tuần tiếp theo, trong đó những người mắc bệnh ở thể nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng lại sản sinh ít kháng thể hơn. Do đó, kết quả của nghiên cứu trên đặt ra câu hỏi đối với quan niệm sử dụng các kết quả xét nghiệm huyết thanh của cá nhân để xác định từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay chưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả “huyết tương dưỡng”, được lấy từ bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục, trong điều trị bệnh.
Cảm thấy sưng, vướng ở cổ họng có phải là dấu hiệu ung thư?
Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng khi phát hiện đều đã chuyển sang giai đoạn nặng, tiên lượng xấu.
Cảnh giác khi triệu chứng vùng hầu họng kéo dài nhiều ngày
Tại buổi tư vấn trực tuyến "Những điều cần lưu ý trong điều trị ung thư vùng đầu cổ" do Bệnh viện K tổ chức, PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xạ trị Quốc gia - Trưởng khoa Xạ đầu cổ, Bệnh viện K chia sẻ, vùng họng miệng là cửa ngõ đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài.
Hàng ngày, khi chúng ta ăn uống hay hít thở, các tác nhân có hại hoặc không có hại sẽ tiếp xúc với niêm mạc của toàn bộ vùng tai mũi họng, từ đường thở cho đến đường ăn ở phía trên.
Khi có bất kỳ tác nhân nào bên ngoài tác động vào thì đầu tiên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. Trong trường hợp cơ thể không tự điều chỉnh được nữa, sẽ sinh ra các triệu chứng và chính các triệu chứng này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.
"Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nóng nên những bệnh về tai - mũi - họng là hết sức phổ biến", PGS Tùng cho hay.
Khi gặp phải các triệu chứng bất thường như họng khô rát, hơi thở có mùi khó chịu, hầu họng có cảm giác sưng, vướng, theo PGS Tùng, người dân không nên quá lo lắng nhưng cũng cần được thăm khám kịp thời để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
PGS Tùng phân tích: "Có nhiều bệnh lý thông thường liên quan đến tai - mũi - họng. Nếu là bệnh viêm họng thì người bệnh chỉ cần thực hiện các biện pháp đơn giản như ngậm nước ấm hay súc họng bằng nước muối để vệ sinh tai - mũi - họng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu".
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, trong trường hợp các triệu chứng khó chịu ở vùng hầu họng liên tục tăng về cường độ và kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
PGS Tùng chia sẻ: "Ung thư vòm họng là một bệnh lý hiếm gặp ở vùng tai - mũi - họng nhưng cần hết sức cảnh giác. Khi có vấn đề bất thường, cần đi khám ở các chuyên khoa tai - mũi - họng để các bác sĩ kiểm tra tổn thương, sàng lọc ung thư".
Ung thư vòm họng dễ bị bỏ sót
Theo PGS Tùng, vùng hầu họng kéo dài từ trên đáy sọ xuống đến cổ và chia làm 3 phần. Vòm họng chính là phần đầu tiên. Đây là vùng rất kín nên ung thư vòm họng thường dễ bị bỏ sót khi thăm khám, nhất là ở giai đoạn đầu.
Do đó, người dân cần tập thói quen tầm soát ung thư vòm họng định kỳ để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo đặc trưng như: đau đầu, ngạt mũi 1 bên, ù tai, thấy nổi u cục vùng hầu họng. Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì hiệu quả điều trị sẽ rất cao.
Theo thống kê, với ung thư vòm họng, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn 1 và 2; 30-40% ở giai đoạn 3 và 15% ở giai đoạn 4.
Phương pháp tầm soát ung thư vòm họng chủ yếu là nội soi, có thể là nội soi ống cứng hoặc ống mềm. Khi thực hiện thủ thuật này, các bác sĩ sẽ đưa ống soi qua đường mũi vào vòm họng để xem bề mặt vòm có nhẵn hay không. Đồng thời đánh giá xem có hạch cổ hay không.
PGS Tùng chia sẻ thêm: "Thời gian gần đây, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, người ta đã phát hiện thêm một yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng là virus Epstein-Barr. Do đó, việc xét nghiệm huyết thanh để xem nồng độ virus trong máu cũng là phương pháp thường quy để đánh giá nguy cơ mắc ung thư vòm họng".
Bị tăng huyết áp và có ngực to như phụ nữ, người đàn ông suýt chết vì khối u lớn "khủng" ở thận Đi khám sức khỏe định kỳ, người đàn ông được chẩn đoán mang bệnh ở gan. Nhưng khi nhập viện điều trị, bệnh nhân lại phát hiện mang khối u lớn khủng khiếp ở thận khiến tính mạng bị đe dọa. Ngày 20/8, bác sĩ Quách Thanh Hưng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi (TP.HCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ...