Xét nghiệm này giúp xác định khả năng sinh sản của buồng trứng
Mãn kinh được ví như cửa ải mà phụ nữ phải trải qua. Để giảm thiểu bất lợi từ mãn kinh, một xét nghiệm mới có tên PicoAMH Elisa vừa được Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép thương phẩm.
Ảnh minh họa
Cách đây 2 năm, FDA đã “bật đèn xanh” cho phép thương phẩm xét nghiệm có tên PicoAMH Elisa của Tập đoàn Ansh Labs LCC (có trụ sở tại Webster, Texas). PicoAMH Elisa đo lượng hormone Anti-Mullerian (AMH) trong máu. Nồng độ AMH là một chỉ số giúp các bác sĩ xác định một người phụ nữ đang đến gần giai đoạn mãn kinh hoặc có khả năng đã đạt đến giai đoạn kinh nguyệt cuối cùng hay chưa.
Tuy nhiên, xét nghiệm PicoAMH Elisa này chỉ được sử dụng kết hợp với các đánh giá lâm sàng và kết quả xét nghiệm khác. FDA đã xem xét dữ liệu được lấy từ 690 phụ nữ, tuổi từ 42 đến 62. Đây là những người đã tham gia vào nghiên cứu dài kỳ có tên WHNLD (Nghiên cứu liên quan đến sức khỏe phụ nữ toàn quốc). Dữ liệu cho thấy xét nghiệm PicoAMH Elisa thực sự tốt trong việc xác định nồng độ AMH trong máu và xác định những phụ nữ có kinh nguyệt cuối cùng và những phụ nữ có kinh nguyệt cuối cùng cách đó 5 năm.
Xét nghiệm AMH khá mới nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng
Hỗ trợ xác định khả năng sinh sản
Video đang HOT
Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Nồng độ AMH sẽ hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với xét nghiệm FSH, giúp việc xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trở nên thuận tiện hơn.
Trước đây, các xét nghiệm đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) phải thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (ngày thứ 2-4). Xét nghiệm AMH khá mới nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt trước khi thực hiện kích trứng hay thụ tinh trong ống nghiệm. Hiểu rõ về chỉ số này sẽ giúp ước đoán khả năng sinh con và kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nhằm tăng khả năng mang thai.
Mặc dù xét nghiệm PicoAMH Elisa đã được phê duyệt song FDA cũng khuyến cáo bác sĩ lâm sàng nên đánh giá cẩn thận kết quả xét nghiệm trong bối cảnh nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo không phải dừng các biện pháp tránh thai ở những phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh và bỏ qua xét nghiệm ở nhóm bị xuất huyết tử cung do ung thư nội mạc tử cung.
Nguyên nhân gây mãn kinh
Về sinh lý, mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Quá trình biến đổi dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormone thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục…
Thời kỳ này bắt đầu từ tuổi 40, kéo dài vài năm trước kỳ kinh cuối tới 1-2 năm sau đó, trung bình khoảng 10-20 năm. Các triệu chứng mãn kinh xảy ra đối với cơ thể khác nhau tùy theo mỗi người, có thể là các triệu chứng nhẹ thoáng qua hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý. Tiêu biểu như tiểu nhiều lần, tiểu khó, cảm giác nóng bừng mặt (bốc hỏa), rối loạn giấc ngủ, ra mồ hôi trộm ban đêm, hành kinh bất thường hoặc có thể ngưng đột ngột, hoặc dần dần nhẹ đi hay nặng dần rồi ngưng hẳn, suy giảm khả năng sinh sản.
Ngoài ra còn có các thay đổi bề ngoài như tóc khô, rụng, dễ gãy, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Tuyến vú mềm nhão, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, giọng nói bị ồm, lông chi mọc nhiều hơn. Tính khí thay đổi, tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố xúc cảm, tăng stress… Riêng về thể chất, đặc biệt là âm đạo, âm hộ teo dần khiến hoạt động chăn gối đau đớn, khó chịu, dễ mắc chứng loãng xương, gãy xương.
Nguyên nhân gây mãn kinh chứa đựng nhiều bí ẩn nhưng chủ yếu vẫn là thay đổi về sinh học trong cơ thể. Từ độ tuổi 30 trở đi, trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu suy giảm hormone estrogen. Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì sắc đẹp và sinh lý của phụ nữ. Estrogen do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, gọi là nội tiết tố nữ.
Estrogen giúp cho người phụ nữ có dáng hình mềm mại, giữ nước và mỡ dưới da, làm cho da người phụ nữ mềm mại. Estrogen làm phát triển các đặc tính sinh dục nữ như tăng sinh các mô ở cơ quan sinh dục như tăng sinh tuyến vú, làm cho vú to và chắc, kích thích mọc lông nách, lông mu… Đến độ tuổi tiền mãn kinh, lượng hormone này giảm dần dẫn đến tình trạng thiếu hụt hormone, gây ra các triệu chứng kể trên.
Cắt buồng trứng ung thư có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục?
Ngoài chức năng sinh sản, buồng trứng là cơ quan tiết ra testosterone và estrogen duy trì giới tính nữ, tạo cảm giác hưng phấn tình dục.
Bên cạnh việc giảm hoặc mất khả năng sinh sản, ham muốn tình dục có bị ảnh hưởng hay không sau cắt buồng trứng là vấn đề người bệnh lo lắng.
Ung thư buồng trứng là loại bệnh nguy hiểm, khó phát hiện sớm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người mắc ung thư buồng trứng thường có các biểu hiện nặng bụng, đầy bụng, khó chịu hoặc đau vùng chậu, ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón, mót tiểu, chán ăn, vòng eo to lên. Tuy nhiên, các biểu hiện trên là khi bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm có thể khu trú ở một hoặc hai buồng trứng, giai đoạn II và III là khâu trung gian. Ở giai đoạn IV bệnh di căn tràn lan đến các cơ quan khác ngoài buồng trứng, đặc biệt là phổi. Tùy từng giai đoạn và tình trạng người bệnh phải đối mặt, bác sĩ sẽ có giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khó phát hiện sớm (ảnh: minh họa)
Cắt buồng trứng là một thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng mang bệnh. Những ca bệnh nặng, di căn, bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy cả buồng trứng, hai vòi trứng và tử cung, các hạch lymphô lân cận cùng mạc nối lớn. Nếu ung thư chỉ khu trú trong một buồng trứng, thì kỹ thuật mổ đúng cách, điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trường hợp được phát hiện sớm, bác sĩ có thể cân nhắc để giữ lại tử cung và buồng trứng bên trái hoặc phải, người bệnh sẽ còn khả năng có con.
Buồng trứng là cơ quan sản sinh trứng cho quá trình sinh sản, tiết ra testosterone và estrogen giúp duy trì giới tính nữ. Hormone cũng chính là phần không thể thiếu trong cảm giác hưng phấn tình dục của phụ nữ, chúng kích thích, tạo chất bôi trơn tự nhiên trong âm đạo. Những bệnh nhân bị cắt buồng trứng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng quan hệ tình dục và khả năng có con.
Các bác sĩ cho biết, cắt buồng trứng có thể gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt, khả năng mang thai và gây ra một số triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh. Cụ thể, sau khi cắt một bên thì bên buồng trứng còn lại vẫn đảm bảo khả năng tiết hormon và người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt hàng tháng vẫn còn cơ hội có con. Những trường hợp phải cắt cả 2 bên buồng trứng thì sẽ không có kinh nguyệt, gây hiện tượng mãn kinh ngay lập tức, bệnh nhân mất khả năng sinh con tự nhiên.
Ngoài khả năng sinh sản, ham muốn tình dục ra sao sau cắt buồng trứng khiến người bệnh lo lắng (ảnh: minh họa)
Hậu quả của việc cắt buồng trứng khiến người phụ nữ đột ngột trải qua các triệu chứng điển hình của mãn kinh như: bốc hỏa, vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo... Tuy nhiên, việc cắt cả 2 buồng trứng không làm giảm ham muốn tình dục, do hormone testosterone mới là hormone duy trì ham muốn tình dục ở cả nam và nữ không chỉ có buồng trứng tiết ra mà tuyến thượng thận cũng tiết ra hormon này.
Ngoài ra trong một số trường hợp, khi bác sĩ cắt hai buồng trứng nhưng vẫn cố gắng bảo tồn mô lành của buồng trứng để duy trì chức năng nội tiết. Mô lành còn lại vẫn có thể hoạt động bù, không gây thiếu hụt về nội tiết và không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Đã có những nghiên cứu cho thấy, quan hệ tình dục ở những phụ nữ sau cắt buồng trứng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ mà còn cần thiết để duy trì sự mềm mại của mô âm đạo
Sau khi cắt buồng trứng do hiện tượng thiếu hụt hormone sinh dục nữ có thể gây ra hiện tượng khô âm đạo, đau khi giao hợp. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng những chất giúp bôi trơn thay thế. Sau khi cắt buồng trứng do thiếu hụt hormone sinh dục nữ, có thể gây ra những thay đổi tâm lý và một số bất lợi cho sức khỏe, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn các biện pháp hỗ trợ.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Hóa trị ung thư có gây vô sinh ở phụ nữ? Hóa trị có thể làm giảm phóng thích trứng và gây ra những ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn lên khả năng sinh sản. Hóa trị có thể ảnh hưởng đến buồng trứng bằng cách làm giảm phóng thích trứng và gây ra những ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn lên khả năng sinh sản. Ảnh minh họa Trong khi hóa...