Xét nghiệm mới giúp chẩn đoán COVID-19 nhanh, chính xác 90%
Một xét nghiệm chẩn đoán nhanh COVID-19 với chi phí thấp do các nhà khoa học tại Penn Medicine, Pennsylvania, Mỹ mới phát triển, cung cấp kết quả trong vòng 4 phút với độ chính xác 90%.
Thử nghiệm chẩn đoán nhanh chóng và rẻ tiền này được gọi là RAPID 1.0 (nguyên mẫu phát hiện đo thời gian chính xác di động 1.0) có thể phát hiện virus trong mẫu tăm bông hoặc nước bọt…
Phát hiện COVID-19 chính xác 90%
Hầu hết các phương pháp hiện có để kiểm tra COVID-19 đều sử dụng RT-PCR – phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược – để phát hiện SARS-CoV-2. Mặc dù hiệu quả, nhưng kỹ thuật này đòi hỏi không gian phòng thí nghiệm lớn và nhân viên được đào tạo để sử dụng. Ngoài ra các xét nghiệm này cũng tốn kém, có nguy cơ lây nhiễm chéo và có thể mất hàng giờ hoặc hàng ngày để đưa ra kết quả.
Công nghệ RAPID sử dụng quang phổ trở kháng điện hóa (EIS), biến đổi sự kiện liên kết giữa protein đột biến của virus SARS-CoV-2 và thụ thể của nó trong cơ thể người, protein ACE2 (cung cấp điểm vào cho coronavirus bám và nhiễm vào tế bào người), thành một tín hiệu điện mà bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên có thể phát hiện. Tín hiệu đó cho phép xét nghiệm phân biệt giữa các mẫu người bị nhiễm bệnh và người khỏe mạnh. Tín hiệu có thể được đọc qua một thiết bị để bàn hoặc điện thoại thông minh.
Xét nghiệm COVID-19 nhanh chóng giúp bệnh nhân được chăm sóc và điều trị.
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hiệu suất của RAPID bằng cách sử dụng cả các mẫu lâm sàng dương tính và âm tính COVID-19 từ Bệnh viện Đại học Pennsylvania, bao gồm cả các mẫu của biến thể B.117 rất dễ lây lan của Vương quốc Anh. Trong các thử nghiệm, họ đã phân tích 139 mẫu tăm bông (109 trong số đó là COVID-19 dương tính và 30 COVID-19 âm tính) được xác định bằng các đánh giá lâm sàng RT-PCR tiêu chuẩn. Nhóm nghiên cứu cũng phân tích 50 mẫu nước bọt của các bệnh nhân. Đối với các mẫu tăm bông, RAPID chính xác đến 87,1%. Đối với các mẫu nước bọt, RAPID chính xác đến 90%.
Video đang HOT
Cho kết quả chỉ sau 4 phút
Các nhà nghiên cứu cho hay, RAPID cung cấp kết quả sau 4 phút, nhanh hơn hầu hết các phương pháp hiện có để chẩn đoán COVID-19. Các xét nghiệm huyết thanh học có thể mất khoảng 15 đến 20 phút và có độ chính xác khoảng 60 đến 70%. Ngoài ra, RAPID có thể phát hiện COVID-19 ở nồng độ cực thấp (1,16 PFU mL), tương ứng với tải lượng virus tương quan với giai đoạn đầu của COVID-19 (khoảng 2 đến 3 ngày sau khi khởi phát triệu chứng). Điều này có lợi cho việc phát hiện bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm COVID-19 sớm nhất, giúp bệnh nhân được chăm sóc nhanh chóng và giảm khả năng lây lan virus.
Chi phí rẻ, sử dụng đơn giản
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, công nghệ này có giá cả phải chăng, có thể dễ dàng sử dụng và nhân rộng. Mỗi xét nghiệm, có thể được thực hiện ở nhiệt độ phòng, chi phí sản xuất là 4,67 đô la. Ngoài ra, các điện cực được sử dụng trong xét nghiệm có thể nhanh chóng được sản xuất hàng loạt bằng cách sử dụng máy in màn hình có bán trên thị trường để in bảng mạch (được đặt tên là eChip). Một đơn vị cỡ phòng thí nghiệm có thể sản xuất 35.000 điện cực hàng ngày (khoảng 1,05 triệu mỗi tháng).
Nhóm nghiên cứu cũng chế tạo một điện cực cho RAPID bao gồm giấy lọc (ePAD), đây là vật liệu dễ tiếp cận và rẻ tiền hơn. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng ứng dụng của ePAD cho RAPID ở quy mô rộng hơn. Chi phí thấp, nhanh chóng và dễ đọc sẽ mở rộng xét nghiệm cho không chỉ những người có đủ khả năng mà còn cho các vùng sâu vùng xa hoặc vùng khó khăn.
Ngoài việc sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, RAPID có thể được sử dụng để phát hiện các loại virus khác và chẩn đoán nhiều loại bệnh như cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bộ trưởng Y tế: Kiên Giang cần chuẩn bị tất cả các tình huống xấu nhất
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Kiên Giang cần chủ động đưa ra tình trạng báo động cao hơn và chuẩn bị cho tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy ra như: Vấn đề dịch trong cộng đồng, số ca mắc tăng cao; chuẩn bị các kịch bản cho trường hợp cách ly trên diện rộng, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Bộ Y tế làm việc với tỉnh Kiên Giang về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19
Chiều 18/4, tại Kiên Giang, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm Trưởng đoàn đã làm việc lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, chỉ trong 10 ngày gần đây, nước bạn Campuchia có hơn 2.650 trường hợp mắc COVID-19, chủ yếu lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện khó khăn lớn nhất trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh là tình hình nhập cảnh qua biên giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp.
Từ ngày 20/2/2021 đến nay có hơn 1.300 người nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng đã phát hiện 31 vụ nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh với 142 đối tượng.
Hiện điều kiện làm việc của cán bộ, chiến sĩ ở các chốt biên phòng còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới trên bộ và trên biển.
Bên cạnh đó, năng lực xét nghiệm COVID-19 chưa đạt yêu cầu: Kiên Giang chỉ có 3 máy xét nghiệm COVID-19, công suất tối đa đạt 600 mẫu/ngày, như vậy sẽ không đảm bảo để phục vụ xét nghiệm rộng nhằm truy vết nhanh chóng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (đảm bảo năng lực xét nghiệm 1.000 đến 1.500 mẫu/ngày).
Kiên Giang vẫn đang đảm bảo kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, nhưng trước diễn biến phức tạp của các nước trong khu vực, nhất là nước bạn Campuchia, Kiên Giang là tỉnh có nguy cơ rất cao có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế: Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Kiên Giang thiết lập bệnh viện dã chiến tại thành phố Hà Tiên; ưu tiên phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho tỉnh Kiên Giang trong những đợt tiếp theo;
Tỉnh cũng đề nghị xem xét hỗ trợ hai máy Real time RT-PCR và vật tư, sinh phẩm để xét nghiệm khẳng định COVID-19. Ngoài ra, cơ quan chức năng cấp thêm cho Kiên Giang 20.000 test nhanh chuẩn đoán COVID-19 và 10 triệu đôi găng tay y tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Kiên Giang cần chủ động đưa ra tình trạng báo động cao hơn và chuẩn bị cho tất cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra như: Vấn đề dịch trong cộng đồng, số ca mắc tăng cao; chuẩn bị các kịch bản cho trường hợp cách ly trên diện rộng, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Đồng thời, tỉnh xem việc ngăn chặn, kiểm soát biên giới trên bộ và trên biển là giải pháp tiên quyết trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường vận động, tuyên truyền để mỗi người dân trở thành một cộng tác viên trong phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế phối hợp hỗ trợ tỉnh nâng cao công tác xét nghiệm và xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá nhằm tầm soát người nhiễm bệnh ngay từ ban đầu khi nhập cảnh vào Việt Nam; báo cáo với Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cơ chế hộ chiếu vaccine cho Phú Quốc nhằm kiểm soát tốt chế độ miễn dịch giúp phát triển kinh tế và kích cầu phát triển du lịch ở Phú Quốc.
Trước đó, Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu quốc tế, chốt biên phòng, khu cách ly, địa điểm thành lập bệnh viện dã chiến và trung tâm y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Hà Tiên. Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã thăm hỏi, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trực tại các chốt kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 dọc tuyến biên giới giáp Campuchia...
TP Hà Tiên cần nâng cao khả năng xét nghiệm COVID-19 Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang sáng 18/4, trước tình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại địa phương cũng như trong khu vực. Báo cáo với đoàn công tác, trước diễn biến dịch bệnh...