Xét nghiệm máu theo phương pháp mới có thể giúp dự đoán nguy cơ tử vong
Không ai có thể nhìn thấy trước tương lai, nhưng dòng máu chảy trong huyết quản của bạn có thể chứa một số bí mật quan trọng về sức khỏe trong tương lai.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã xác định được 14 dấu ấn sinh học đặc biệt trong máu người có liên quan đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và có thể giúp các nhà khoa học dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân trong vòng 5 đến 10 năm tiếp theo.
“Nếu chúng ta có thể xác định người già dễ bị tổn thương bằng phép đo dựa trên máu này thì bước tiếp theo là dự đoán chính xác hơn về khả năng tử vong”, nhà dịch tễ học phân tử và nhà nghiên cứu lão hóa Eline Slagboom từ Trung tâm Y tế Đại học Leiden ở Hà Lan giải thích.
Vì thế, dự đoán về tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi trở nên tương đối nhiều cơ hội trong những năm cuối đời của bệnh nhân do lượng dữ liệu lâm sàng có sẵn trên người, giúp tăng khả năng ước tính sức khỏe và tiên lượng của họ trong thời gian ngắn.
Slagboom và nhóm nghiên cứu đã có giải thích và lưu ý rằng các yếu tố rủi ro thông thường đối với tỷ lệ tử vong ở tuổi trung niên chẳng hạn như huyết áp và cholesterol không thực sự tương ứng với nguy cơ ở bệnh nhân lớn tuổi, cao tuổi.
Trong nỗ lực hoàn thành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm các mẫu máu từ 44.168 cá nhân trong 12 đoàn hệ khác nhau. Những người tham gia ở độ tuổi từ 18 đến 109 là già nhất và là người gốc châu Âu. Trong các nghiên cứu tiếp sau đó, 5.512 trong số những người tham gia này đều đã chết.
Video đang HOT
Qua phân tích dữ liệu bao gồm các phép đo trên 226 dấu ấn sinh học chuyển hóa trong máu của người tham gia, các nhà nghiên cứu đã xác định được 14 dấu ấn sinh học độc lập liên quan đến tỷ lệ tử vong.
Để đánh giá mức độ các dấu ấn sinh học này có thể chỉ ra nguy cơ tử vong thực tế như thế nào, các nhà nghiên cứu đã phân tích chúng dựa trên so sánh với một nhóm hơn 7.600 bệnh nhân Phần Lan được nghiên cứu vào năm 1997.
Trong đoàn hệ này, 1.213 người tham gia đã chết trong quá trình theo dõi và 14 nhà sinh học “dự đoán” cái chết của họ trong vòng 5 đến 10 năm với độ chính xác xấp xỉ 83%, đánh bại các dự đoán với các yếu tố rủi ro thông thường, ít chính xác hơn.
“Các dấu ấn sinh học rõ ràng cải thiện dự đoán rủi ro về tỷ lệ tử vong 5 và 10 năm so với các yếu tố rủi ro thông thường ở mọi lứa tuổi”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Đây có thể là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong tương lai để giúp các chuyên gia y tế, nhưng các chuyên gia nhận xét về nghiên cứu nói rằng cần nhiều công việc hơn trước khi loại xét nghiệm này có thể được sử dụng trong môi trường lâm sàng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng số lượng dấu ấn sinh học thu được trong nền tảng của họ cho đến nay “chỉ là một phần của các chất chuyển hóa trong huyết thanh người”, có nghĩa là những nỗ lực trong tương lai với các hệ thống quang phổ tiên tiến hơn chắc chắn sẽ cung cấp một công cụ dự đoán mạnh mẽ hơn.
“Chúng tôi muốn giải quyết lỗ hổng về sức khỏe của mọi người đang bị che giấu và các bác sĩ không thể nhìn thấy từ bên ngoài”, Slagboom nói.
Minh Long
Theo Science Alert
Vì sao mèo ăn cỏ?
Đã bao giờ bạn đặt dấu hỏi về việc vì sao con mèo cưng của mình đôi khi lại ra vườn để... gặm cỏ? Chắc chắn nhiều người nuôi mèo đều biết điều này nhưng không phải ai cũng có câu trả lời vì sao chúng lại làm như vậy.
Câu hỏi này cũng là câu hỏi được các nhà nghiên cứu tại trường Thú y của Đại học California mới đây đem ra mổ xẻ và đã có những phát hiện đáng chú ý. Các nhà nghiên cứu đã hỏi hơn 1.000 chủ sở hữu mèo trên khắp nước Mỹ về người bạn đồng hành của chúng và thói quen ăn thực vật kì lạ.
Vì sao mèo ăn cỏ là câu hỏi đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác 100%.
Hơn 60% số mèo đã được nhìn thấy ăn thực vật trong ít nhất 10 lần riêng biệt, trong khi chỉ có 11% chưa bao giờ bị phát hiện làm như vậy. Hầu hết thời gian, việc ăn thực vật không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mèo, mặc dù khoảng 27% mèo có xu hướng nôn ngay sau đó.
Không có sự khác biệt đáng chú ý giữa những con mèo nhai cỏ và không nhai cỏ. Trong số những con mèo nhỏ, từ 3 tuổi trở xuống, gần 40% trong số chúng ăn thực vật hàng ngày so với 27% số mèo 4 tuổi trở lên.
Lời giải thích phổ biến nhất cho việc ăn cỏ là con mèo cảm thấy bị bệnh trước đó và ăn thực vật gây nôn, khiến chúng cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu nghi ngờ một động cơ khác. Thay vào đó, họ tin rằng đó là một khuynh hướng bẩm sinh được di truyền bởi tổ tiên hoang dã.
Nghiên cứu trích dẫn được thực hiện trên các loài linh trưởng, các nhà nghiên cứu cho rằng động vật hoang dã thường ăn cỏ không tiêu hóa để thanh lọc đường ruột có ký sinh trùng.
Vì hầu như tất cả các loài thú ăn thịt hoang dã đều mang tải ký sinh trùng đường ruột nên việc ăn thực vật thường xuyên, theo bản năng sẽ có vai trò thích nghi trong việc duy trì khả năng chịu đựng các ký sinh trùng đường ruột.
Kết quả là các nhà nghiên cứu lập luận rằng, hành động của mèo ăn thực vật dù có lý do vì cái gì thì thực sự nó là một phần tự nhiên của cuộc sống của mèo nên chủ sở hữu cũng không nên lo lắng quá nhiều.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
300 người tham gia diễn tập phòng thủ an ninh mạng Ngày 31/7, tại Hà Nội, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) tổ chức diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố năm 2019 với chủ đề 'Xử lý rò rỉ thông tin và điều tra, xác định nguồn gốc tấn công'. Theo VTC1