Xét nghiệm máu có thể dự đoán chính xác hơn ngày bà bầu sinh con
Từ nghiên cứu về phương pháp xét nghiệm máu, các nhà khoa học có thể dự đoán ngày sinh con của thai phụ chính xác hơn phương pháp thông thường.
Phương pháp xét nghiệm máu và phân tích mẫu máu có thể dự tính ngày sinh chính xác hơn. Ảnh minh họa
Hiện nay, thời điểm dự sinh của phụ nữ mang thai là 40 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương thức tính toán sơ bộ. Nhiều phụ nữ có thể sinh sớm hoặc muộn hơn thời điểm dự sinh từ 2 đến 3 tuần. Trên thực tế, thời điểm sinh bình thường sẽ rơi vào giai đoạn thai kỳ từ 37 đến 42 tuần tuổi.
Gần đây, các nhà khoa học từ trường Đại học Y Standford thuộc bang California (Mỹ) đã và đang tiến hành nghiên cứu tiên phong về phương pháp giúp dự sinh chính xác hơn. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tập san học thuật Science Translational Medicine (Mỹ).
Thạc sĩ Ina Stelzer, tác giả chính của nghiên cứu và các nhà khoa học khác đã nghiên cứu một phương pháp mới liên quan đến theo dõi cách cơ thể phản ứng với các tín hiệu từ bào thai và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Chuyển dạ là quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở phụ nữ mang thai chuẩn bị “vượt cạn”. Nó bắt đầu bằng sự xuất hiện của các cơn gò tử cung một cách đều đặn, sau đó ngày một tăng dần.
Nghiên cứu tập trung phân tích đặc tính sinh học của các mẫu máu. Ảnh minh họa
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 2 đến 3 lần từ 63 phụ nữ mang thai trong vòng 100 ngày cuối dự kiến của thai kỳ, phân tích 7.142 đặc điểm miễn dịch chuyển hóa, protein và tế bào đơn. Ngoài ra, nhóm cũng thực hiện hơn 2000 xét nghiệm trên các tế bào miễn dịch trong máu của họ.
Những thai phụ tham gia nghiên cứu đều chuyển dạ tự nhiên và không có bất kì thúc đẩy nhân tạo. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy có sự gia tăng hormone steroid trong những tuần trước khi sinh cùng với sự giảm phản ứng miễn dịch viêm.
Phản ứng miễn dịch viêm là quá trình đáp ứng sinh lý đề kháng của cơ thể chống lại sự xâm nhập có thể dẫn đến sự thay đổi tổ chức. Nhiệm vụ đầu tiên của phản ứng viêm là loại bỏ các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và cho phép sự sửa chữa hồi phục tổ chức tổn thương.
Kết quả theo dõi cho thấy, trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần trước khi sinh, mô hình hormone của người mẹ thay đổi và có sự thay đổi của tế bào miễn dịch gây viêm. Những yếu tố này thể hiện qua những thay đổi trong thuộc tính sinh học của máu.
Kết quả nghiên cứu giúp xác định các trường hợp sinh non. Ảnh minh họa
Ý nghĩa từ kết quả nghiên cứu đối với thai phụ và thai nhi
Các nhà khoa học đã xây dựng mô hình dự đoán thông qua 45 thuộc tính sinh học và thử nghiệm kết quả này đối với 10 phụ nữ khác. Từ đó, họ xác định ngày sinh thực tế trong khoảng 17 ngày từ trước hoặc sau thời gian dự sinh tính theo cách thông thường. Tuy nhiên, cần nhiều thử nghiệm kết quả trên nhiều phụ nữ để có mô hình dự đoán chính xác hơn.
Ngoài thu hẹp ngày dự sinh của phụ nữ, nghiên cứu cũng có thể được sử dụng để cải thiện thời điểm khởi phát chuyển dạ. Dự đoán này độc lập với ngày dự sinh của thai phụ.
Ông Pat O’Brien, bác sĩ tư vấn từ khoa Sản của Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia (Anh), cho biết, nếu có thể biết rằng thai phụ sẽ chuyển dạ sớm, các bác sĩ có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho quá trình sinh. Ngoài ra, các bác sĩ sản khoa cũng có thể cung cấp cho những phụ nữ mang thai dự kiến sinh sớm các loại thuốc bao gồm tiêm steroid để giúp em bé trưởng thành trước khi sinh.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, nếu có thể mở rộng nghiên cứu, kết quả này có thể góp phần vào phương pháp dự đoán các trường hợp sinh non. Từ đó tìm được các biện pháp thích hợp để chăm sóc cho cả thai phụ và đứa trẻ.
Mẹ bầu khỏe mấy đi đẻ cũng có thể gặp 4 bất trắc này, biết trước đỡ mất bình tĩnh
Có 4 trường hợp khẩn cấp khi sinh con, mặc dù khả năng xảy ra khá nhỏ nhưng mẹ bầu cần biết trước để chuẩn bị tinh thần, tránh hoang mang, mất bình tĩnh để rồi gây ra hậu quả đáng tiếc.
Càng gần tới ngày dự sinh, các mẹ bầu càng thêm căng thẳng và lo lắng, thậm chí mất ngủ hàng đêm. Bà mẹ nào cũng băn khoăn, lo sợ việc vượt cạn có an toàn, thành công hay không, con yêu chào đời có khỏe mạnh không. Đặc biệt, câu chuyện về những tai biến sản khoa, những tình huống nguy cấp có thể xảy đến với cá mẹ bầu càng khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi.
Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, có 4 trường hợp khẩn cấp khi sinh con, mặc dù khả năng xảy ra khá nhỏ nhưng mẹ bầu cần biết trước để chuẩn bị tinh thần, tránh hoang mang, mất bình tĩnh và gây ra hậu quả đáng tiếc.
Dystocia (đẻ khó)
Dystocia là một thuật ngữ y khoa chỉ việc sản phụ rơi trường hợp đẻ khó. Bình thường, mẹ bầu có thể trạng tốt, các bác sĩ sẽ khuyên sinh thường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh, cổ tử cung không mở, quá trình chuyển dạ kéo dài, tử cung co bóp yếu, gây chảy máu, xuất huyết... là những tình huống có thể gặp với một mẹ bầu sinh khó. Để đảm bảo sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên lập tức chuyển qua thực hiện sinh mổ.
Mặc dù được khuyên đẻ thường nhưng nếu rơi vào trường hợp đẻ khó, các bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ đi mổ. Hãy bình tĩnh trong trường hợp này và tin tưởng vào bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Cách xử lý: Lúc này mẹ bầu nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đừng quá căng thẳng, hãy tin tưởng vào bác sĩ và tay nghề y tế khi phải chuyển qua sinh mổ. Sự lừng chừng, không dứt khoát của bạn có thể khiến cho tình huống thêm nguy kịch.
Bong nhau non
Một số mẹ bầu do sinh hoạt không đúng tư thế khi mang thai ở 3 tháng cuối hoặc đến ngày dự sinh khiến cho bánh nhau đã bị bong một phần hoặc toàn bộ ra khỏi thành tử cung. Nếu bị bong nhau non có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dưới dai dẳng, không ngắt quãng và ra máu, thai nhi có nguy cơ bị ngạt thở.
Cách xử lý: Trong vòng 6 giờ sau khi bong nhau non, bác sĩ sẽ tiến hành ngay ca mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ.
Thai nhi thiếu oxy
Trong quá trình sinh nở, đầu thai nhi có thể bị khung xương chậu chèn ép hoặc dây rốn của thai nhi quấn quanh cổ khiến cho thai nhi thiếu máu, thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi cũng giảm theo. Lúc này, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt để đưa thai nhi ra ngoài.
Khi mẹ bầu bị bong nhau non, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dưới dai dẳng, không ngắt quãng và ra máu, thai nhi có nguy cơ bị ngạt thở. (Ảnh minh họa)
Cách xử lý: Nếu thai nhi bị thiếu oxy quá lâu, các mô não sẽ bị mất đi và thai nhi có thể bị bại não. Tình huống xấu này xảy ra, bác sĩ sẽ ngay lập tức cho thai phụ thở oxy hoặc tiêm tĩnh mạch và thực hiện mổ lấy thai khẩn cấp nếu cần thiết.
Co thắt tử cung yếu
Khoảng 15- 20 phút sau khi sinh em bé, nhau thai sẽ được đưa ra ngoài một cách tự nhiên cùng với sự co bóp của tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp sinh thường, do tử cung co thắt yếu hoặc nhau thai bám vào trong cơ thể không thể tự rụng kịp thời, hoặc không rụng hết.
Cách xử lý : Nếu tử cung của mẹ bầu co thắt yếu, không thể tự đẩy nhau thai ra ngoài, các bác sĩ sẽ phải lấy nhau thai ra bằng tay. Trong quá trình này, cơn đau của mẹ phải chịu sẽ rất lớn, còn hơn cả lúc sinh, do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý.
Xét nghiệm thấy men gan cao: Bệnh lý nào đang ẩn trong cơ thể? Men gan cao là một chỉ số báo hiệu gan đang có sự tổn thương và cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới men gan cao để có biện pháp điều trị hợp lý. Men gan tăng cao nói lên điều gì? Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng trong cơ thể như chuyển hóa, giải độc, lưu trữ, thanh lọc máu... Để...