Xét nghiệm kháng thể cho người dân 6 phường ở Phú Nhuận và Bình Thạnh
Từ ngày 29-8 đến 14-9, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức lấy mẫu điều tra kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 cho 3.600 người dân tại 6 phường của quận Bình Thạnh và Phú Nhuận.
Người dân được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể sáng 14-9 – Video: DUYÊN PHAN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 14-9, bác sĩ Trương Thị Thùy Dung – Viện Pasteur TP.HCM – cho biết kế hoạch lấy mẫu điều tra kháng thể cho 3.600 người dân tại 6 phường của quận Bình Thạnh và Phú Nhuận được triển khai hai đợt, bắt đầu từ ngày 29-8 đến hôm nay 14-9.
Tại quận Bình Thạnh, các phường được chọn lấy mẫu điều tra gồm phường 12, 22, 24; tại quận Phú Nhuận gồm phường 1, 2, 8. Mỗi phường sẽ lấy 600 mẫu, mỗi mẫu lấy 3ml máu. Sáng 14-9 là ngày cuối cùng đơn vị triển khai lấy mẫu cho người dân tại phường 2, quận Phú Nhuận.
Việc lựa chọn hai quận này dựa trên tiêu chí về tỉ lệ ca mắc và độ khả thi khi thực hiện lấy mẫu điều tra.
Về tiêu chí chọn phường, bác sĩ Dung cho biết tại các quận đều phân các vùng nguy cơ từ đỏ, vàng, xanh, cận xanh. Nhóm nghiên cứu sẽ lần lượt chọn các phường có tỉ lệ tổ dân phố đỏ cao nhất, phường có tỉ lệ tổ vàng cao nhất và phường có tỉ lệ tổ xanh, cận xanh cao nhất… nhằm đảm bảo đại diện cho tất cả các vùng từ nguy cơ thấp đến cao.
Người dân phường 2, quận Phú Nhuận được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể sáng 14-9 – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo bác sĩ Dung, khi tham gia, người dân phải thỏa các tiêu chí là công dân Việt Nam, từ 6 tuổi trở lên, không có tiền sử về bệnh rối loạn đông máu và tự nguyện cho lấy mẫu xét nghiệm.
Theo Viện Pasteur TP.HCM, kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện trong máu của bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi phục hồi và có thể được phát hiện trong máu. Việc khảo sát tỉ lệ người dân có kháng thể kháng virus sẽ giúp đánh giá được mức độ lây nhiễm dịch COVID-19 tại TP.HCM trong thời gian qua.
Tính từ ngày 27-5 đến nay, TP.HCM đã có 303.475 trường hợp mắc COVID-19 được công bố. Hiện TP đang điều trị 39.296 bệnh nhân, trong đó có 2.914 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.690 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Có 150.341 bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện. Ngoài ra còn có khoảng 92.355 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà.
Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh ở TP.HCM đang có chiều hướng giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng và số tử vong, đặc biệt số tử vong đã giảm 30%.
Một bệnh nhân SARS có kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng nCoV
Người này là bệnh nhân từng mắc SARS năm 2003 và đã khỏi bệnh. Các nhà khoa học phát hiện kháng thể đặc biệt trong máu của họ khi chiếu tia xạ.
Theo Scitech Daily , kết quả này được phát hiện trong quá trình Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và Công ty Vir Biotechnology (Singapore) nghiên cứu thuốc kháng thể sotrovimab.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature , dưới sự hợp tác của Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, Công ty Vir Biotechnology (Singapore) và các nhà khoa học tại Berkeley Labs Advanced Light Source (Mỹ).
Nhóm tác giả phát hiện kháng thể chống được mọi biến chủng nCoV chứa trong máu của một bệnh nhân đã khỏi SARS sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2003. Nó được gọi với cái tên S309.
Kháng thể này vô hiệu hóa tất cả biến chủng hiện có của SARS-CoV-2, bao gồm những chủng đáng lo ngại mà nhiều chuyên gia trên thế giới từng cảnh báo có thể làm vaccine kém hiệu quả.
Jay Nix, người đứng đầu Hiệp hội Sinh học Phân tử, thuộc Berkeley Labs Advanced Light Source (ALS), đã sử dụng chùm tia khúc xạ trên các mẫu kháng thể từ máu của một bệnh nhân sống sót sau khi mắc SARS. Nhờ đó, họ phát hiện ra S309.
Công trình của ông giúp tạo ra bản đồ cấu trúc chi tiết về cách các kháng thể S309 liên kết với protein đột biến của SARS-CoV-2. Dựa trên bản đồ này, nhóm tác giả đem nuôi cấy tế bào kháng thể trên động vật.
Các thí nghiệm trên chuột lang cho thấy kháng thể này thậm chí có thể ngăn ngừa lây nhiễm nCoV. Do đó, nhóm tác giả rất kỳ vọng sử dụng S309 trong thuốc hoặc phương pháp dự phòng Covid-19.
Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, họ đã phát triển kháng thể đơn dòng sotrovimab từ cấu trúc của S309 và đang đánh giá hiệu quả của nó trong các thử nghiệm lâm sàng.
Thuốc dựa trên kháng thể đơn dòng là các protein tạo ra từ trong phòng thí nghiệm có khả năng bắt chước hệ thống miễn dịch để ngăn chặn các kháng nguyên có hại như virus.
Sotrovimab vốn là loại thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 từ 18 tuổi trở lên có triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Cơ quan Khoa học Y tế Singapore đã cấp phép tạm thời sử dụng thuốc này.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) từ cuối tháng 5 cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp kháng thể đơn dòng dựa trên sotrovimab. Phương pháp này được hứa hẹn mang đến vũ khí điều trị mới trong cuộc chiến chống Covid-19 và cả các virus corona khác ở tương lai.
Thử nghiệm cho thấy sotrovimab giúp bệnh nhân Covid-19 nhẹ đến trung bình giảm 85% tỷ lệ nhập viện, tử vong so với những người dùng giả dược.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Làm sao để biết cơ thể đã có kháng thể sau tiêm? Tôi có nhu cầu xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm vắc xin Covid-19. Tôi có thể xét nghiệm ở đâu? Sau bao lâu tiêm vắc xin cơ thể sinh kháng thể? Trả lời: Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể...