Xét nghiệm Covid-19 bằng điện thoại rẻ hơn 10 lần so với PCR
Các nhà khoa học đã tìm ra cách xét nghiệm Covid-19 chỉ với một chiếc điện thoại và mức giá rẻ hơn PCR 10 lần.
Một nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học California, Santa Barbara vừa phát triển một hệ thống xét nghiệm Covid-19 hoàn toàn mới. Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại và chuẩn bị một vài thiết bị xét nghiệm cơ bản khác, người dùng đã sẽ nhận được kết quả chính xác tương tự như kỹ thuật PCR.
Nghiên cứu này vừa được công bố trong một bài báo khoa học của JAMA Network Open. Toàn bộ hệ thống “smaRT-LAMP” chỉ mất chưa đến 100 USD với những dụng cụ đơn giản như bếp điện loại nhỏ, hộp giấy và đèn LED, The Guardian cho biết.
Nhóm nghiên cứu của Đại học California, Santa Barbara cho biết bộ kit chỉ cần một vài dụng cụ test đơn giản để lấy mẫu nước bọt và một chiếc điện thoại.
Bộ test sẽ có mức giá rẻ hơn so với que thử nhanh thông thường và rẻ hơn gấp 10 lần so với xét nghiệm PCR.
Bacticount, ứng dụng được sử dụng trong quy trình xét nghiệm, sẽ dùng camera của điện thoại để nhận diện virus trong nước bọt và cho ra kết quả trong vòng 25 phút. Theo Gizmodo, người dùng chỉ cần thu thập mẫu nước bọt cho vào bộ test đặt trên một chiếc bếp điện.
Video đang HOT
Sau đó, nhỏ một vài giọt dung dịch phản ứng chuyên dụng giúp nhận diện RNA có trong mẫu và đậy lại bằng một hộp giấy có gắn đèn LED ở bên trên. Tiếp đến, máy ảnh điện thoại sẽ chiếu vào hộp giấy và thu lại phản ứng thông qua màu sắc để xác định virus Covid-19.
Nhóm các nhà khoa học cho biết bộ kit test hiện chỉ có giá 7 USD. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là chỉ tương thích với Samsung Galaxy S9 vì công nghệ đo lường chuẩn xác trên thiết bị. Nhóm cũng hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều dòng điện thoại khác trong tương lai.
Tuy hệ thống chỉ có thể lấy mẫu cho tối đa 50 người nhưng kết quả xét nghiệm lại rất đáng kỳ vọng. Theo các nhà nghiên cứu, bộ test không chỉ cho ra kết quả chính xác như kỹ thuật xét nghiệm PCR tại các phòng khám mà còn có thể nhận diện các biến thể Covid-19 mới hoặc các virus khác như cúm.
“Vì các biến thể của Covid-19 xuất hiện ngày càng nhiều nên quy trình lấy mẫu, xét nghiệm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael Mann tại Đại học California, Santa Barbara cho biết.
Ông cũng chia sẻ kỳ vọng của mình là bộ test có thể tiếp cận nhiều người dùng smartphone. Gần một nửa dân số thế giới hiện nay đã sở hữu smartphone.
“Do đó, chúng tôi tin rằng kỹ thuật xét nghiệm này sẽ mang đến một phương thức vừa chính xác lại phải chăng cho mọi người”, ông Mann chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn của Gizmodo, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay bộ kit được thiết kế dựa trên điều kiện cơ sở vật chất hạn chế tại các bệnh viện nhỏ, ở các vùng hẻo lánh, đồng thời giúp người dùng có thể tự thực hiện xét nghiệm tại nhà.
Ngoài ra, vì dễ sử dụng và giá bán phải chăng nên bộ xét nghiệm cũng hướng đến phục vụ các quốc gia có thu nhập trung bình trở xuống, theo Cnet.
Rẻ hơn xét nghiệm PCR gấp 10 lần, nhưng kỹ thuật test này vẫn có thể cho ra kết quả chính xác tương tự.
Tiến sĩ ngành công nghệ sinh học tại Đại học Reading, Alexander Edwards, cho rằng nhiều bài kiểm định trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hệ thống hoàn toàn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn.
“Công trình nghiên cứu này cho thấy chỉ với phương pháp lấy mẫu đơn giản, nhân viên y tế hoàn toàn có thể cho ra kết quả xét nghiệm chính xác”, ông Edwards cho biết.
Mặt khác, tiến sĩ Edwards cũng đưa ra mối băn khoăn trước tính khả thi của dự án.
“Nhiều nhóm cũng từng công bố những công nghệ test tương tự. Nhưng khó khăn nằm ở việc làm thế nào để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đơn giản, dễ sử dụng và sẽ tiếp cận cho người dùng”, tiến sĩ Edwards nhận định.
Gizmodo nhận định độ chính xác và kèm theo đó là mức giá phải chăng, khả năng phát triển trong tương lai của bộ sinh phẩm này hứa hẹn sẽ phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm tại các quốc gia trên thế giới trong năm 2022.
Australia: Hàng trăm người bị báo sai kết quả xét nghiệm COVID-19
Một sự cố đáng chú ý liên quan đến dịch COVID-19 đang gây xôn xao ở Australia khi một phòng xét nghiệm tại thành phố Sydney đã thông báo sai kết quả của hơn 400 người.
Những người này nhận được kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trong khi thực tế phải là dương tính.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại một điểm xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Melbourne, bang Victoria, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ngày 26/12, bệnh viện St. Vincent ra thông báo xác nhận sự cố trên ở đơn vị xét nghiệm SydPath, cho rằng lí do là vì một "lỗi do con người". Các kết quả sai thuộc về những xét nghiệm thực hiện trong ngày 22-23/12. Thông báo nêu rõ: "Một nhóm phản ứng khẩn cấp đang tiến hành xem xét cụ thể nguyên nhân của sai sót này và những người ảnh hưởng đã nhanh chóng được báo tin sau khi sự cố được phát hiện".
Một bệnh nhân cho hãng truyền thông ABC biết: "Tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vài ngày sau khi xét nghiệm. Dù bác sĩ của tôi nói rằng cần tin tưởng kết quả. Nhưng tôi tin bản thân mình, tôi không khỏe với mọi triệu chứng là đã mắc COVID-19. Hẳn là kết quả xét nghiệm PCR đã không chính xác".
Bệnh nhân này bày tỏ: "Thật đáng xấu hổ. Mất 85 tiếng để tôi được xác định là đã mắc bệnh. Thậm chí SydPath còn gửi 2 thông báo khác nhau cho tôi. Một nói rằng kết quả sai là do lỗi của bộ phận xét nghiệm. Thông báo kia lại nói rằng kết quả sai là do lỗi giấy tờ".
Sau khi tiếp xúc F0, cần bao lâu thì test mới có kết quả chính xác? Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19. Và thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương...