Xét nghiệm ADN, xác định cha ruột của bé 4 tuổi bị bạo hành
Để làm rõ mối quan hệ ruột thịt giữa bé Ngân và anh Tố – người nhận là cha ruột của cháu, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã tiến hành gửi mẫu máu đi xét nghiệm ADN.
Cơ quan chức năng xét nghiệm ADN để làm rõ mối quan hệ cha con giữa anh Tố và bé Ngân.
Chiều 25/9, cơ quan CSĐT công an thị xã Dĩ An cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đã tiến hành lấy mẫu máu anh Trần Văn Tố (31 tuổi, quê Sóc Trăng) gửi đến Trung tâm giám định sinh học pháp lý – Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an để xét nghiệm ADN nhằm làm rõ mối quan hệ cha con giữa anh Tố và bé Trần Thị Kim Ngân (4 tuổi).
Trước đó, hay tin bé Ngân bị mẹ và cha dượng hành hạ, anh Tố đã tới bệnh viện nhận bé Ngân là con gái. Anh Tố đã mang theo các loại giấy tờ như hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn để chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa anh và bé Ngân. Về phần bé Ngân, khi gặp anh Tố cháu cũng thể hiện rõ thái độ quyến luyến, yêu quý.
Theo UBND thị xã Dĩ An, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa thống nhất việc giao bé Ngân cho anh Tố chăm sóc vì đang chờ kết quả giám định ADN từ cơ quan công an. Trong thời gian này, anh Tố vẫn được chăm sóc bé Ngân.
Video đang HOT
Bé Ngân trong một lần vui chơi cùng chị Nhàn, người đã giải cứu và đưa cháu bé đi cấp cứu.
Hơn 10 ngày được các bác sĩ và người thân chăm sóc, thương tích trên mặt bé Ngân đã gần bình phục, Ngân đã tự tin vui đùa cùng mọi người xung quanh.
Đại diện Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, hiện số tiền người hảo tâm cả nước giúp đỡ bé Ngân là 210 triệu đồng và 100 USD. Ngoài ra còn rất nhiều món quà là hiện vật như sữa, quần áo, bánh kẹo… gửi đến bé.
Trước mắt, số tiền trên được gửi trong tài khoản, giao cho Quỹ Bảo trợ trẻ em thị xã Dĩ An quản lý. Bên cạnh đó, bé Ngân còn được làm thẻ bảo hiểm y tế nên được điều trị miễn phí trong những ngày nằm viện.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xả lũ chết người: Bộ trưởng Công thương nói gì?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời dân sau những nghi ngờ một số nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ gây ngập lụt lớn.
Trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" ngày 8/12, phát sóng trên VTV và Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời dân về hoạt động của các nhà máy thủy điện.
- Làm thủy điện mà gây tác hại cho môi trường, xả lũ sai quy trình, gây ngập lụt lớn cho vùng hạ du... cuốn trôi nhà cửa, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì lợi ít, hại nhiều. Vì vậy, người dân đặt câu hỏi là "chúng ta có nên tiếp tục làm thủy điện hay không", thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trong các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại các kỳ họp gần đây đã phân tích rõ thực trạng của thủy điện. Quốc hội cũng thảo luận rất kỹ về nội dung này.
Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết ghi nhận những đóng góp, hiệu quả tích cực của thủy điện đối với thực hiện chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cắt giảm lũ vào mùa mưa, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân ở hạ du.
Quốc hội cũng nêu ra những bất cập, hạn chế, tiêu cực của quá trình này. Theo tôi, chúng ta phải kiên quyết tìm nguyên nhân và có giải pháp căn cơ hơn để có thể khắc phục cơ bản thiếu sót, tồn tại trong quá trình phát triển thủy điện.
Ngày 16/11, các hồ thủy lợi, thủy điện đồng loạt xả lũ khiến các vùng hạ du ở Quảng Nam ngập chìm trong nước (Ảnh chụp lúc 16h chiều 16/11 tại xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam)
Là cơ quan chịu trách nhiệm quy hoạch thủy điện, xin Bộ trưởng cho biết làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của thủy điện. Cụ thể là những quy hoạch để các hồ chứa vận hành đồng bộ với nhau, tránh ảnh hưởng tới vùng hạ du?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Chúng tôi cho rằng bằng thực tế và các biện pháp khắc phục triệt để những tác động xấu của thủy điện sẽ làm người dân hiểu và đồng tình với chủ trương phát triển thủy điện.
Chính phủ cũng đã bàn bạc kỹ về nội dung này và thống nhất ban hành nghị quyết chuyên đề về thủy điện, thắt chặt quản lý Nhà nước trong quy hoạch thủy điện tập trung vào một đầu mối; xem xét lại cơ chế phân cấp ủy quyền đối với các dự án thủy điện, rà soát lại quy chế vận hành các hồ chứa, nếu thiếu thì phải ban hành; kiên quyết yêu cầu trồng bù đủ diện tích rừng bị thu hồi và xử lý nghiêm sai phạm.
Chính phủ đã phân công về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy điện cho các bộ, ngành, địa phương. Đối với Bộ Công Thương, là cơ quan tổng hợp chịu trách nhiệm về quy hoạch thủy điện, phối hợp với các địa phương, chủ đầu tư trong toàn bộ quá trình thực hiện các dự án thủy điện.
Một băn khoăn rất lớn của người dân là có những nghi ngờ nhiều nhà máy thủy điện xả lũ cùng lúc và gây ra lũ chồng lũ vùng hạ du. Người ta cho rằng đó là do chưa có một quy trình vận hành liên hồ, đập thủy điện. Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình ban hành các quy trình vận hành liên hồ như thế nào?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu trong năm 2014 phấn đấu ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện, còn trong chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu cụ thể hơn.
Đó là đối với liên hồ chứa chưa có quy trình vận hành về mùa mưa phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2014; đối với quy trình vận hành liên hồ chứa đã có nhưng vừa qua thấy rằng có yếu tố không phù hợp với thực tế thì phải rà soát, chỉnh sửa để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bổ sung. Riêng đối với quy chế vận hành liên hồ chứa trong mùa khô, phấn đấu sớm ban hành quy trình này.
Hiện nay, trong số 11 hệ thống liên hồ chứa, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 quy trình, còn 6 quy trình phấn đấu sẽ xây dựng và trình Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2014.
Theo Khampha
Một gia đình có 7 người chết vì TNGT Chiều tối 8/12, người thân của chị Lê Ngọc Ánh (SN 1969, ngụ ấp 6, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An) đã đến gia đình để hỗ trợ dựng trại, chuẩn bị cho đám tang của chồng chị. Thông tin chồng chị Ánh là anh Trần Anh Quang (SN 1971, sống chung gia đình) đã qua đời trong một vụ tai...