Xét nghiệm ADN có thể phát hiện trẻ thần đồng?
Hiện trên thế giới có trào lưu đưa trẻ đi xét nghiệm ADN xem trẻ có phải là thần đồng không, có năng lực trí tuệ như thế nào, cảm xúc ra sao. Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến điều này.
Ảnh minh họa.
Nở rộ xét nghiệm ADN
Hiện có thực tế, các công ty xét nghiệm ADN đang mọc lên như nấm tại Trung Quốc, với lời hứa sẽ cho các bậc phụ huynh biết được tiềm năng của con họ, về cả trí tuệ và cảm xúc.
Các gói kiểm tra ADN được một vài nơi bán ra, rất đắt khách. Qua việc kiểm tra này, cha mẹ sẽ biết trẻ có năng khiếu về lĩnh vực gì đề từ đó đầu tư cho hiệu quả.
Trào lưu xét nghiệm gene khám phá tài năng cho trẻ cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, với những hàng được quảng cáo là có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Genetica, là công ty có trụ sở tại Mỹ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích gen, giải mã các thông tin di truyền được chứng nhận bởi Illumina – tổ chức giải mã gen số một thế giới.
Công ty cũng hợp tác với Illumina và Thermo Fisher để tạo ra con chip giải mã gen dành riêng cho người châu Á, độ chính xác lên đến hơn 99%, được xác thực bởi International Hapmap.
Theo đó, một người có thể là một tài năng thể thao hay không, có khả năng thải độc không, có tính kỷ luật không, thay có khả năng dung nạp sữa hay không… đều do gene quyết định.
Tài năng thiên bẩm qua vân tay?
Vân tay có thể nói lên rất nhiều điều về tố chất, khả năng, trí tuệ của một con người? Không ít phụ huynh đã bỏ tiền ra để thực hiện sinh trắc vân tay cho trẻ. Dịch vụ sinh trắc học vân tay vì thế cũng nở rộ không chỉ ở Hà Nội mà ở những tỉnh thành khác.
Theo quảng cáo của một đơn vị cung cấp dịch vụ thì kết quả sinh trắc vân tay chuyên sâu giúp cha mẹ khám phá được những tài năng thiên bẩm của con và bắt đầu định hướng phát triển từ sớm. Giúp cha mẹ hiểu được tương quan giữa các chỉ số liên quan mật thiết đến thành công như IQ, EQ, AQ, CQ mà con sở hữu.
GS Lê Đình Lương, Tổng Thư ký Hội Di truyền học Việt Nam khẳng định, tất cả những vấn đề liên quan đến việc nhìn tướng biết người, xem chỉ tay biết tương lai… đều không có cơ sở khoa học và không đáng tin.
Mỗi người có 3 tỉ nucleotit, 20 nghìn gen. Trong đó có đến 99% là gen giống nhau, chỉ có 1% gen khác biệt, không ai giống ai. Sự khác biệt đó là yếu tố bên trong để một người tiếp thu nhanh hơn hay chậm hơn người khác chứ không phải vân tay.
TS Thạch Mai Hoàng, bộ môn Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội từng cho biết, mỗi vân tay có 3 đường cơ bản. Từ 3 đường cơ bản đó nó sẽ cho ra một loạt các đường khác. Việc phân loại đó mang tính cá thể, không ai giống ai, thậm chí là cả anh em sinh đôi. Nhưng nó không nói lên điều gì về tính cách hay tài năng.
Vân tay thuộc về gen và mang tính di truyền. Còn việc một con người có năng lực và thành đạt không thì lại do môi trường sống. Một cá thể sinh ra phải có sự tương tác với môi trường văn hóa xã hội, giáo dục. Nói thế để thấy, dù có di truyền thì bàn tay cũng không thể hiện số phận theo kiểu “con vua thì lại làm vua”. Quy luật di truyền có nhiều kiểu.
Có thể là trực tiếp từ bố mẹ sang con, hoặc từ đời ông đời bà, hoặc pha trộn giữ bố và mẹ. Ở góc độ nào đó, vân tay có thể liên quan đến kiểu hình của kiểu gen, và có thể có những liên quan đến tính cách. Giống như xem đường chỉ tay, nhìn vào đó người ta có thể đoán người này có xu hướng, khả năng lãnh đạo, người kia thì không chứ không có cơ sở khoa học
Đừng để bị đánh lừa tập thể
GS.TS Lê Đình Lương cho biết, trào lưu xét nghiệm ADN để đoán biết tài năng của trẻ rất phổ biến ở Trung Quốc. Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học để nói rằng xét nghiệm gene có thể đọc được các chỉ số như thông minh, khả năng thiên bẩm, tính cách, hay thiên hướng lĩnh vực nọ kia…
Về nguyên lý, tất các các biểu hiện của sự sống trong đó có cả trí tuệ đều do gene quyết định. Để xác định một người có thiên hướng cụ thể nào đó, năng lực trí tuệ bẩm sinh nào đó, cần đến rất nhiều gene tập hợp trong một cơ thể.
Nhưng về nguyên lý giảm phân của gene thì khả năng có nhiều gene nổi trội tập hợp ở một người là xác xuất rất nhỏ, hàng tỉ người mới có những người lỗi lạc là Anhxtanh, Newton…
“Để xác định một người có thiên hướng nổi trội nào đó thì phải cần đến vài chục gene tập hợp mới có thể xác định được, nhưng điều này gần như không xảy ra”, GS.TS Lê Đình Lương cho biết.
Do vậy, kết quả xét nghiệm gene cho thấy người đó chỉ có 1 – 2 gene biểu hiện về năng lực A, thì không thể kết luận người đó có thiên hướng phát triển theo lĩnh vực A. Bởi ngoài gen A, còn có hàng trăm gen B, C, D… khác. Nghĩa là, xác xuất đúng của khả năng đó chỉ là khoảng 1 – 2% thôi, vậy thì có nên bỏ tiền ra làm các xét nghiệm như vậy hay không?
“Muốn biết trẻ có thiên hướng lĩnh vực nào thì phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ, quan sát, hỏi han, chơi với chúng… để thấu hiểu chúng. Nhiều người phó mặc việc đó cho tờ xét nghiệm gene là rất sai lầm.
Đúng là mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những thiên hướng phát triển cụ thể của bản thân, nhưng việc xét nghiệm gene không nói lên điều gì cả. Đó là chưa kể công thức kiểu gen môi trường = kiểu hình. Nghĩa là môi trường có yếu tố rất lớn trong việc hình thành tính cách, tài năng, trí tuệ của trẻ.
Việc quyết định có cho trẻ làm các xét nghiệm này hay không là quyết định của mỗi người, nhưng đừng để bản thân bị lừa, trở thành phong trào lừa, rất phản khoa học”, GS.TS Lê Đình Lương chia sẻ.
“Việc xét nghiệm gene này cũng giống như trò sinh trắc vân tay để phát hiện tài năng của trẻ, không hơn gì việc bói toán. Đáng buồn là nhiều cha mẹ lại rất tin tưởng và sẵn sàng bỏ tiền làm dịch vụ”.
GS.TS Lê Đình Lương
Mai Chi
Theo giaoducthoidai.vn
Những phát hiện khoa học quan trọng nhất của thập kỷ
Thập niên 2010 với nhiều khám phá quan trọng sắp kết thúc. Trong 10 năm qua, các nhà khoa học đã có nhiều khám phá về cơ thể người, hành tinh và vũ trụ có ý nghĩa.
Ngay sau khi hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 6/8/2012, xe tự hành thám hiểm sao hỏa mang tên Curiosity của NASA đã phát hiện những viên sỏi tròn. Đây là bằng chứng cho thấy bề mặt sao Hỏa từng có những dòng sông chảy qua hàng tỷ năm trước. Curiosity sau đó phát hiện thêm nhiều bằng chứng khác cho thấy bề mặt sao Hỏa đã từng có nhiều suối, hồ và thậm chí đại dương. Năm 2014, Curiosity còn phát hiện các phân tử hữu cơ phức tạp mà các nhà khoa học gọi là khối cơ bản tạo nên sự sống.
Ảnh: European Southern Observatory.
Đây là bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ được các nhà khoa học thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT) công bố ngày 10/4/2019. Bức ảnh là thành quả phối hợp giữa tám đài quan sát trên khắp thế giới, từ Hawaii đến cực Nam và hơn 200 chuyên gia thiên văn học. Khi kết hợp lại, những kính thiên văn này hoạt động như một chiếc kính thiên văn có kích thước bằng Trái Đất. Nó có thể thu thập hơn một petabyte trong khi quan sát hố đen M87 cách trái đất gần 55 triệu năm ánh sáng vào tháng 4/2017. Sau đó, các nhà khoa học phải mất hai năm để sắp xếp những bức ảnh đã chụp lại thành bức ảnh này.
Tiến sĩ Christian Hinrichs (phải) tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về liệu pháp miễn dịch cho bệnh ung thư HPV cho một bệnh nhân ung thư di căn xem ảnh chụp CT sự khác biệt của khối u ung thư và trước và sau khi điều trị. Từ lâu, các bác sĩ chỉ có 3 biện pháp chính để chiến đấu chống tế bào ung thư: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, phát hiện mới về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 đã mang lại cho các bệnh nhân ung thư niềm hi vọng.
Hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (trái) và Jennifer Doudna đã giúp cách mạng ngành y sinh với việc phát triển công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR. Phương pháp phẫu thuật gene CRISPR là phương pháp nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên. Hệ thống CRISPR/Cas9 "làm việc" bằng cách định vị chính xác và ghép các gene đặc biệt vào hệ gene. Phương pháp này có thể tạo các đột biến khiến gene mất chức năng, hoặc tạo ra các biến đổi khiến các gene đột biến trở lại tình trạng bình thường. Phương pháp này mở ra khả năng điều trị HIV, ung thư hoặc thậm chí hồi sinh những động vật đã tuyệt chủng.
Các phát hiện trong thập kỷ này chứng minh rằng hội họa có nguồn gốc lâu đời. Năm 2019, một bức tranh hang động mô tả cảnh săn bắn có niên đại 44.000 năm đã được tìm thấy ở Indonesia. Bức tranh vừa được phát hiện này đã trở thành bức tranh vẽ trên đá lâu đời nhất do con người tạo ra. Trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy các mảnh vỏ sò có màu được đục lỗ ở Tây Ban Nha có niên đại ít nhất 115.000 năm vào năm 2018. Điều này chứng tỏ người cổ đại có cuộc sống phong phú hơn chúng ta nghĩ.
Thập kỷ này cũng chứng kiến nhiều phát hiện khoa học mới về loài người. Năm 2010, kết quả xét nghiệm ADN từ một mẩu xương ngón tay út trong hang Denisova cho thấy chủ nhân của ngón tay là một phụ nữ thuộc chủng người khác với người hiện đại. Họ gọi chủng người ấy là Denisova. Năm 2015, các nhà khoa học cũng đã tìm ra hóa thạch của chủng người Homo naledi ở Nam Phi. Những phát hiện này đã mở ra khả năng nghiên cứu sự tiến hóa của con người. Ảnh chụp mô hình tái tạo lại chân dung người Homo naledi của nghệ sĩ John Gurche.
Hình ảnh trên mô tả hai ngôi sao neutron va chạm với nhau và tạo ra sóng hấp dẫn, một trong những khám phá lớn của thập kỷ. Ngày 11/2/2016, một nhóm các nhà vật lý của Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa (LIGO) ở Washington và Louisiana (Mỹ) công bố đã phát hiện được sóng hấp dẫn từ vụ va chạm của hai lỗ đen cách chúng ta khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng. Phát hiện này đã chứng mình cho lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein và đem lại cho các nhà khoa học tìm ra chúng giải thưởng Nobel Vật lý 2017.
Kính viễn vọng không gian dùng để tìm kiếm những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời (TESS) của NASA đã được phóng lên không gian vào ngày 18/4/2018. TESS được thiết kế để tiếp nối kính viễn vọng không gian Kepler, sứ mệnh săn hành tinh đầu tiên của NASA được phóng đi năm 2009. Trong thời gian đầu hoạt động, TESS đã phát hiện ba hành tinh mới, trong đó có một hành tinh được mô tả là "siêu Trái Đất". Sứ mệnh TESS được đánh giá sẽ là "cầu nối đến tương lai", giúp các nhà khoa học xác định những ngoại hành tinh nào có triển vọng nghiên cứu thêm để chuẩn bị cho sứ mệnh Kính viễn vọng Vũ trụ James Webb được phóng lên vào năm 2021.
Theo news.zing.vn
Giải mã 100% ADN của gia tộc Tào Tháo Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về ADN của gia tộc nhà Tào Tháo, lần đầu tiên Trung Quốc xác định được 100% ADN gia tộc này và chứng minh Tào Tháo không phải hậu duệ của danh tướng Tào Tham, khai quốc công thần nhà Hán. Thông tin trên do nhóm nghiên cứu Nhân chủng học và Lịch sử thuộc trường...