Giải mã 100% ADN của gia tộc Tào Tháo
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về ADN của gia tộc nhà Tào Tháo, lần đầu tiên Trung Quốc xác định được 100% ADN gia tộc này và chứng minh Tào Tháo không phải hậu duệ của danh tướng Tào Tham, khai quốc công thần nhà Hán.
Thông tin trên do nhóm nghiên cứu Nhân chủng học và Lịch sử thuộc trường ĐH Phúc Đán ở Thượng Hải công bố hôm 11/11/2013. Kết quả nghiên cứu cũng bác bỏ thuyết Tào Tháo là con cháu họ Hạ Hầu.
Sử sách Trung Quốc vẫn ghi rằng Tào Tung – cha đẻ của Tào Tháo, xuất thân từ gia đình bình thường và không được sử sách ghi rõ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Tào Tung vốn là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng nên đổi sang họ Tào. Tào Đằng là một trong những thái giám có thế lực nhất trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời vua nhà Hán và được phong chức Phí Đình Hầu.
Năm 2009, ngôi mộ cổ khai quật tại huyện An Dương, tỉnh Hà Nam được cho là mộ của Tào Tháo.
Nhóm nghiên cứu thu thập hơn 1.000 mẫu ADN của những người được cho là hậu duệ của Tào Tháo.
Năm 2009, ngôi mộ cổ khai quật tại thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam được cho là mộ của Tào Tháo. Vì còn nhiều hoài nghi, phòng xét nghiệm di truyền họ ĐH Phúc Đán tuyên bố sử dụng kỹ thuật di truyền để nghiên cứu ADN gia tộc nhà Tào Tháo.
Sau khi thu thập hơn 1.000 mẫu ADN của những người được cho là hậu duệ của Tào Tháo và tiến hành nhiều thử nghiệm, các nhà khoa học tiết lộ ADN của gia tộc họ Tào.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu ADN gia tộc Tào Tháo của các nhà khoa học ĐH Phúc Đán.
Ở Trung Quốc, hiện có 8 nhánh mang họ Tào và đều nhận là con cháu của Tào Tháo. Giờ đây, với bản đồ gien gia tộc họ Tào đã được xác định, ngôi mộ nào được cho là mộ Tào Tháo thì xương cốt sẽ được xét nghiệm ADN để xác định là thật hay giả.
Giáo sư Hàn Thăng thuộc ĐH Phúc Đán hồ hởi phát biểu: “Nghiên cứu này đánh dấu một bước đột phá trong các lĩnh vực lịch sử và di truyền học. Chúng tôi hy vọng để giải quyết những bí ẩn lịch sử bằng công nghệ hiện đại”.
Vị giáo sư và cộng sự sẽ tiếp tục nghiên cứu xác định ADN cho gia tộc hậu duệ Khổng Tử và các nhân vật lịch sử khác. Thậm chí các nhà khoa học còn muốn xác định xem các nhân vật như vua Nghiêu, vua Thuấn, Hoàng Đế, Viêm Đế… có phải chỉ là truyền thuyết.
Theo Người lao động
Tào Tháo - đệ nhất đa nghi: Vợ bỏ chỉ vì con trai trưởng chết
Tào Tháo còn là một con người nổi tiếng vì tính đa nghi, thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ.
Tào Tháo là một nhà chính trị nhà quân sự, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ.
Thế nhưng càng không thể hiểu, tại sao Tào Tháo lại có những thuộc hạ sẵn sàng sống chết với chủ tướng như thế. Độc giả sẽ hiểu phần nào cách hành xử khác người của Tào Tháo qua số phận người phụ nữ làm dâu họ Tào.
Tào Tháo - đệ nhất đa nghi: Con trai trưởng chết nhưng lại tiếc thương cho võ tướng hơn.
Con trai chết nhưng lại tiếc thương võ tướng hơn
Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi.
Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rưụ cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo.
Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. iển Vi say rưụ đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.
Trọng trận đánh bất ngờ này, Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng là Tào Ngang và người cháu.
Trên danh nghĩa thì Đinh phu nhân là vợ cả của Tào Tháo, tuy nhiên từ trước đó Tào Tháo đã có một người con trai với một cô gái họ Lưu, tuy nhiên cô này do sinh nở khó khăn nên đã chết sớm.
Là người vợ cả trên danh nghĩa, lại không thể có con nên Đinh phu nhân sau này đã nhận con của cô gái họ Lưu kia với Tào Tháo làm con trai của mình.
Khi hay tin người con trai Tào Ngang chết trận, Đinh phu nhân dường như hóa dại.
Không những thế, sau trận đánh này, Tào Tháo đã sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc iển Vi mà thôi".
Chính vì nghe được thông tin này mà Đinh phu nhân đã từng căm phẫn thốt lên rằng: "Con trai bị diết chết mà ông ấy không hề tỏ ra thương xót, như thế có quá nhẫn tâm hay không?".
Sau cái chết của Tào Ngang, Đinh phu nhân đã lặng lẽ rời bỏ Tào Tháo trở về nhà mẹ đẻ mà không một lời nhắn nhủ. Sợ bị tai tiếng do vợ bỏ nhà ra đi, Tào Tháo đã đánh xe ngựa về tận nhà của Đinh phu nhân để đón bà về.
Mặc dù nói hết lời nhưng Đinh phu nhân vẫn không hé môi nói một tiếng hay có bất kỳ biểu hiện gì trên khuôn mặt. Quá tức giận, Tào Tháo đã quát lên rằng: " Phu nhân muốn chia tay với tôi phải không, được, chia tay để phu nhân đi lấy người khác. Tuy nhiên, có ai dám lấy một người như phu nhân chứ".
Nói xong câu này, Tào Tháo đùng đùng lên xe về và không bao giờ quay trở lại ngôi nhà đó nữa. Cũng từ đó, Đinh phu nhân sống đến hết đời tại nhà của cha mẹ đẻ mà không trở về phủ Tào sinh sống.
HTHT
Theo Khỏe & Đẹp
Truyền thuyết mộ cổ bí ẩn và kẻ đạo mộ tuyệt tình nhất trong lịch sử Đạo mộ ( trộm mộ) là chuyện thường xuyên diễn ra hơn nghìn năm ở Trung Quốc, đặc biệt là thời cổ đại. Nhưng có một ngôi mộ đặc biệt, chủ nhân của nó thực sự quá lợi hại. Mộ bị giới trộm ghé thăm 30 lần, nhưng chưa từng bị mất một bảo vật nào. Đạo mộ ( trộm mộ) là chuyện...