Xếp hạng hero DOTA 2 chuyên nghiệp tháng 5: Ông hoàng Batrider
Chỉ duy nhất một lần Batrider không được góp mặt trong một trận đấu DOTA 2. Tháng 5 đánh dấu một quẵng thời gian sôi động của DOTA 2 trong năm nay với hàng loạt những giải đấu lớn trong đó có G-1 League và Vòng loại The International 2013.
Mặc dù không hề có phiên bản mới nào được cập nhật so với tháng trước, tuy nhiên chiến thuật thi đấu cũng đã có những thay đổi nhất định. Sau đây là kết quả thu được từ 593 trận đấu DOTA 2 chuyên nghiệp của tháng này:
Tier 1: Thường xuyên được ban/pick
Batrider vẫn tiếp tục góp mặt trong gần như tất cả mọi trận đấu chuyên nghiệp trong tháng này, hero này thực tế chỉ bỏ lỡ trận đấu giữa LGD.cn và iG trong vòng bảng của G-1 League. Một hero khác được coi là imba không kém là Wisp, bị ban trong hầu hết các trận đấu (100% ban/pick ở khu vực Châu Âu và Bắc Mĩ). Tất cả các hero thuộc nhóm này đều đã bị IceFrog nerf không ít thì nhiều ở phiên bản 6.78.
Tier 2: Đôi lúc bị ban, thường xuyên được pick
Juggernaut đã trở thành một hero quan trọng thường xuyên được lựa chọn của tất cả các đội. Hero này thường được pick cho vị trí carry trong một line up thiên về mid game. Bắt đầu được Na`Vi và Darer sử dụng trong giải The International 2012, tuy nhiên chỉ sau khi Ultimate của hero này được buff một chút các đội game mới bắt đầu chú ý đến Juggernaut. Chàng kiếm sĩ này thực sự mạnh trong suốt thời gian từ đầu cho đến cuối trận đấu với đầy đủ khả năng gây sát thương, sống sót và hồi máu cho đồng đội cũng như bản thân. Đặc biệt, ultimate Omnislash cho phép Juggernaut tấn công đối phương mà không phải bất kì chịu tổn hại gì.
Tier 3: Ban/pick tùy theo chiến thuật
Phantom Lancer đang dần bị bỏ rơi sau khi được IceFrog cân bằng lại. Thực tế cho thấy hero này khó có thể farm đủ những item cần thiết nếu không có sự hỗ trợ của các support, đặc biệt là Keeper of the Light. Việc bị nerf thêm nữa ở phiên bản mới có thể sẽ đẩy PL xuống làm bạn với Morphling. Trong khi đó, ta có thể thấy Visage đã quay trở lại với đấu trường chuyên nghiệp cùng với gương mặt mới Skywrath Mage.
Cả hai đều là những support giá trị mang lại lượng sát thương lớn ngay từ đầu game ở tri-lane, tuy nhiên vai trò của hai hero này lại khá khác biệt. Visage rất mạnh trong trường hợp tri-lane của hai đội gặp nhau với skill thứ hai Soul Assumption, đồng thời mang lại hai summon rất có giá trị trong combat và push. Còn Skywrath Mage thường được sử dụng để “bắt chết” hero off-lane của đối phương với khóa phép từ Ancient Seal, ngoài ra đây cũng là một hero solo mid khá mạnh.
Video đang HOT
Tier 4: Đôi lúc xuất hiện
Nhóm hero này không có nhiều thay đổi so với các phiên bản trước, ngoại trừ việc một số hero như Kunkka, Slark, Phantom Assassin hay cả carry bá đạo một thời Spectre đang giành được những sự chú ý nhất định. Riêng Kunkka được các đội game Trung Quốc lựa chọn rất nhiều trong thời gian gần đây và cho kết quả rất tích cực, đây là một trong những hero tủ của LGD.cn.
Tier 5: Những kẻ bị bỏ rơi
Trong nhóm này, những hero không hề được pick là: Bloodseeker, Death Prophet, Huskar, Meepo, Skeleton King, Spirit Breaker. Có không ít các hero đã được buff cũng như rework, hi vọng các đội sẽ có thể tìm ra cách hợp lí để sử dụng những hero này trong thời gian tới.
Những hero tạm thời chưa được đưa vào Captain’s Mode:
Theo GameK
Xếp hạng hero trong competitive DOTA 2 tháng 4: Ngôi sao Batrider
Batrider đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành ngôi sao trong DOTA 2 tháng 4. Sau đây là thống kê các hero được sử dụng trong DOTA 2 chuyên nghiệp tháng 4
Ngôi sao của tháng: Không ban thì phải pick
DOTA 2 Batrider có mặt trong tất cả 428 trận đấu chuyên nghiệp của tháng Tư vừa qua, hoặc bị ban hoặc được pick. Bộ skill cùng với các chỉ số hoàn hảo cho một initiator: ultimate xuyên BKB, lượng Intelligence và Strength cao, Flamebreak cho phép hất đối thủ vào vị trí mà bạn muốn, Firefly có khả năng gây một lượng sát thương lớn, control lane khủng với Sticky Napalm.
Bên cạnh đó là sự đa năng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí từ solo mid, offlane, jungle cho đến trilane khiến cho Batrider luôn có chỗ trong chiến thuật của các đội khi thi đấu DOTA 2.
Tier 1: Thường xuyên được ban hoặc pick
Nhóm những hero luôn dành được sự chú ý của các đội, hầu hết những hero này đều là lựa chọn sáng giá phù hợp với nhiều đội hình. Bên cạnh những hero đã quá quen thuộc, Wisp đang được chú ý nhiều hơn bởi bộ skill khác biệt và khả năng gây đột biến trong trận đấu với ultimate của mình.
Một điều đáng chú ý khác là Lifestealer, Lone Druid, Magnus và Nyx Assassin có tỷ lệ 100% ban/pick tại khu vực Châu Á (thực tế là Trung Quốc và Đông Nam Á), điều này cho thấy các đội DOTA 2chuyên nghiệp ở đây thường chú trọng nhiều hơn vào sự ổn định và chiến thắng, thay vì sự đa dạng trong chiến thuật.
Tier 2: Đôi lúc bị ban, thường xuyên được pick
Có thể nói là Cancer Lancer đã ít được ưa chuộng đi một chút, nguyên nhân của việc này có thể nằm ở việc người bạn đồng hành Keeper of the Light bị nerf cộng với việc các đội đã tìm ra cách counter lại hero này bằng Gyrocopter và Shadow Demon. Dù sao thì việc Phantom Lancer và bè lũ của mình xuất hiện ít đi sẽ làm các trận đấu DOTA 2 mới lạ và ít nhàm chán hơn.
Một gương mặt khác đang quay lại đấu trường chuyên nghiệp trong thời gian gần đây là Bane, một anti-carrier với khả năng disable cũng như trừ damage đủ để vô hiệu hóa một, thậm chí hai hero đối phương trong thời gian dài.
Tier 3: Được ban/pick tùy vào chiến thuật
Khi những kẻ khác bước tới, một số những hero sẽ phải lùi lại phía sau một chút, những hero từng rất được ưa chuộng như Luna, Jakiro, Anti-Mage ít được sử dụng hơn. Alchemist và Juggernaut, sau một ít thay đổi về skill, đã trở nên tin cậy hơn khi sử dụng trong thi đấu DOTA 2 chuyên nghiệp.
Tier 4: Hiếm khi được ban/pick
Đã có một thời gian dài Windrunner luôn góp mặt trong các trận đấu bởi sự đa năng mà hero này mang lại, nhưng khi có nhiều gương mặt khác có thể đảm nhận vai trò offlane đồng thời mang lại nhiều ảnh hưởng hơn trong teamfight thì Windrunner dần dần rơi xuống nhóm hero ít được coi trọng. Trong khi đó, Naga, Morphling, Lycanthrope,... là những ví dụ về việc bị Icefrog nerf quá tay, khiến cho những hero này khá hiếm khi được pick hay ban trừ khi đó là hero tủ của một player nào đó.
Tier 4: Rất hiếm khi xuất hiện
Bị nerf trực tiếp lẫn gián tiếp, khả năng combat cũng như control lane của Invoker bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho hero này không còn cạnh tranh được với những hero chuyên solo lane khác và rơi hẳn xuống đáy của bảng xếp hạng bên cạnh những kẻ đáng thương khác.
Tier 5: Không hề được ban/pick
Bloodseeker, Huskar, Spirit Breaker đều bị coi là những pubstar bởi chỉ có khả năng tấn công một đối tượng và quá yếu trong combat. Medusa từng là trùm trong chiến thuật nuôi rùa trong DotA, nhưng khi game đấu trở nên ngắn và nhanh hơn, hero này nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Necrolyte sau khi remake skill 3 từng được iG pick thử nghiệm trong một số trận đấu vào đầu năm nay, nhưng không đạt được kết quả khả quan.
Tusk cùng với Skywrath Mage là hai hero chỉ mới được đưa vào captain mode, Na`Vi là một trong những đội tiên phong sử dụng cả hai hero này trong trận đấu với Qpad Red Panda đầu tháng Năm cùng với combo Ice Shards - Mystic Flare khá đáng sợ.
Chưa được đưa vào captain mode trong tháng Tư:
Theo GameK
Đánh giá sơ bộ map DotA 6.78: Huskar chưa chắc đã yếu Dưới đây là một vài đánh giá khách quan về một vài hero có những thay đổi đáng kể nhất trong map DotA 6.78 này.Như chúng ta đã biết, vào ngày hôm qua, map DotA 6.78 đã được tung ra với những thay đổi đáng kể trong các hero mới cũng như những sửa đổi ở các hero cũ, item cũng như gameplay....