Xem xét nới trần lãi vay khi xác định thu nhập chịu thuế
Sau nhiều kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp (DN) và giới chuyên gia, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu sửa đổi nội dung khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, trong đó, có thể nâng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên mức 25 – 30%.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Đánh giá về việc ban hành và thực thi Nghị định 20, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, việc ban hành văn bản này nhằm tạo ra khung khổ pháp lý để quản lý thuế trong giao dịch liên kết và cũng là cam kết của Việt Nam khi tham gia Diễn đàn Chống xói mòn thuế và chuyển lợi nhuận của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD).
Thông qua Nghị định 20, từ năm 2017 đến nay, cơ quan thuế đã xử lý liên quan đến số thu là 11.089 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, xem xét về việc truy thu cũng như giảm khấu trừ, giảm lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một số DN.
Tuy nhiên, theo ông Trần Xuân Hà, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung của Nghị định 20. Đặc biệt là Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA)”.
“Qua tổng hợp, đánh giá có thể thấy, quy định về khống chế 20% trên mức chi phí lãi vay đối với giao dịch liên kết đã tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Khối OECD khuyến nghị mức khống chế này từ 10 – 30% nên khi xây dựng Nghị định 20, các chuyên gia quốc tế và trong nước đề xuất ở mức 20%. Song, về lâu dài, phải đánh giá lại tỷ lệ này cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của DN Việt Nam”, ông Hà nhận định.
Mặt khác, cũng theo ông Hà, một số ngành nghề, lĩnh vực có đặc thù hoạt động liên quan đến chi phí lãi vay như: kinh doanh với doanh thu từ lãi tiền gửi cũng như lãi tiền vay đối với dịch vụ tài chính ngân hàng; hay hoạt động của các DN trung chuyển vốn cho vay lại lẫn nhau; hoạt động kí quỹ trong các tập đoàn, tổng công ty… đều liên quan đến giao dịch liên kết và cần đánh giá kỹ.
Từ góc nhìn của đơn vị tư vấn thuế, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho biết, nhiều DN Việt Nam đã phản ánh với VTCA về những vướng mắc liên quan đến Nghị định 20, rõ nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở xã hội. Các DN kinh doanh nhà ở xã hội đang được hưởng ưu đãi thuế với mức thuế TNDN 10% và được vay nguồn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua ngân hàng. “Hầu hết các nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn mỏng nên họ vay từ các nguồn ưu đãi để triển khai dự án, để bán giá thấp cho người dân. Do đó tỷ lệ lãi vay sẽ vượt trần 20%. Theo quy định, số vượt trần này bị loại trừ khỏi chi phí khi tính thuế TNDN. Nghĩa là, DN vay thực, chi phí thực, nhưng không được tính chi phí đầu vào để xác định giá trị tính thuế, mà phải nộp thuế TNDN 10% trên chi phí lãi vay vượt quá trần 20% bị loại ra khỏi chi phí đó”, bà Cúc giải thích.
Video đang HOT
Mặt khác, theo bà Cúc, Nghị định 20 chỉ khống chế lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết, trong khi các DN không có giao dịch liên kết thì Luật Thuế TNDN hiện nay chưa quy định mức khống chế, nên cần xem xét cả nội dung này.
Chia sẻ về định hướng sửa đổi Nghị định 20, ông Hà cho biết, trên cơ sở Luật Quản lý thuế mới, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung tổng thể Nghị định 20, trong đó có cả quy định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cũng như quy định cụ thể về áp dụng tỷ lệ khống chế lãi vay thuần sau khi trừ đi doanh thu và tiền gửi, tiền vay. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu tỷ lệ khống chế lãi vay cho phù hợp, cân nhắc con số 25 – 30% để phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam.
Xuân Yến
Theo baodauthau.vn
Có 500 triệu đến Tết, gửi tiền vào đâu lãi cao nhất?
Mức lãi suất tiền gửi cao nhất các ngân hàng đang niêm yết với kỳ hạn dưới 6 tháng đang là 5%/năm, tương đương mức lợi nhuận khoảng 0,83% sau 2 tháng từ nay đến Tết Nguyên đán.
Anh M.H (27 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết anh mới mang 500 triệu đi gửi tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 2 tháng để chuẩn bị vốn kinh doanh cho dịp Tết Nguyên đán 2020 sắp tới. Tuy nhiên, thay vì được hưởng lãi suất 5,5%/năm như trước, khoản tiền gửi của anh chỉ nhận được mức lãi suất 5%.
Theo giải thích từ phía ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo nên từ 19/11 toàn bộ ngân hàng trong hệ thống đã phải giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng từ 5,5% về mức tối đa 5%/năm.
Như vậy, khoản tiền 500 triệu đồng của anh M.H từ nay đến Tết Nguyên đán 2020 sẽ mang về khoản tiền lãi 4,17 triệu đồng.
Thực tế, sau chỉ đạo hạ trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước, tất cả ngân hàng đã phải điều chỉnh lại biểu lãi suất tiết kiệm của mình khiến mặt bằng lãi suất trên thị trường thay đổi.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi đã thay đổi rất nhiều sau chỉ đạo giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Từ nay đến Tết, gửi tiết kiệm ở đâu lãi cao nhất?
Hiện nay, mức tiền gửi dưới 1 tỷ đồng là các khoản tiền gửi phổ biến nhất của người dân. Đây cũng là hạn mức gửi mà ngân hàng đưa ra biểu lãi suất chung cho các khách hàng.
Từ nay tới Tết Nguyên đán 2020 còn khoảng 2 tháng, nếu chọn gửi tiết kiệm ngân hàng, mức lãi suất người dân nhận được sẽ vào khoảng 0,83% giá trị tiền gửi ban đầu.
Theo khảo sát của Zing.vn, trong 34 ngân hàng thương mại hiện nay, có 18 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 tháng ở mức tối đa 5%/năm. Trong đó có một số ngân hàng thương mại tư nhân lớn như ACB, MBBank, SHB cùng nhóm ngân hàng khác như ABBank, CBBank, HDBank, MSB, SeABank...
16/34 ngân hàng còn lại niêm yết lãi suất kỳ hạn này dao động từ 4,1% đến dưới 5%. Trong đó, Techcombank là ngân hàng có lãi suất kỳ hạn 2 tháng thấp nhất, ở mức 4,1%.
Nhóm 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank (chiếm hơn 50% tổng lượng tiền gửi của người dân) niêm yết lãi suất kỳ hạn này trong khoảng 4,3-4,8%/năm.
Nếu lựa chọn nhóm ngân hàng quốc doanh để gửi 500 triệu đồng từ nay đến Tết Nguyên đán 2020 người gửi sẽ nhận khoảng 3,6-4 triệu đồng tiền lãi tùy ngân hàng. Trường hợp lựa chọn các ngân hàng khác như MBBank, ACB, SHB, MSB, VIB... mức lãi suất tối đa người gửi nhận được sẽ là 4,2 triệu đồng.
Lãi tiền gửi 12 tháng cao nhất 8,15%
Không chỉ mặt bằng lãi suất tiền gửi ngắn hạn thay đổi, với các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, và 12 tháng, mặt bằng lãi suất cũng giảm so với những tháng trước đó.
Từ ngày 19/11, hệ thống ngân hàng còn duy nhất CBBank niêm yết lãi suất trên 8%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Trước đó, có thời điểm một số nhà băng đưa mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,6%.
Hiện tại, người gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng CBBank sẽ được hưởng lãi suất 8,15%/năm, mức cao nhất trên thị trường. Nếu khách hàng gửi 500 triệu vào nhà băng này, sau một năm số tiền gồm cả gốc và lãi nhận về sẽ là 540,75 triệu.
Với kỳ hạn 12 tháng, Techcombank tiếp tục là ngân hàng có lãi suất thấp nhất, 6,1%/năm. Mức lãi này thậm chí còn thấp hơn nhiều so với nhóm ngân hàng quốc doanh Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank cùng là 6,8%.
Nếu gửi 500 triệu vào nhóm ngân hàng quốc doanh, người dân sẽ nhận về khoảng 34 triệu tiền lãi sau 1 năm, thay vì mức lãi 30,5 triệu nếu gửi tại Techcombank.
Một số ngân hàng khác niêm yết lãi suất kỳ hạn 1 năm xấp xỉ 8% như NCB (7,98%); PVCombank (7,99%); VietcapitalBank (7,9%), GPBank (7,8%)...
Trong khi nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cỡ lớn niêm yết lãi suất kỳ hạn này ở mức 7-7,2% như ACB, MBBank, HDBank, SHB...
Theo Zing.vn
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng lên 8,9% một năm Mức lãi suất này cao hơn gần 3% so với lãi tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank. Ngân hàng Bản Việt (Vietcapital Bank) mới đây đã thông báo về việc tăng lãi suất tiền gửi cho tất cả khách hàng giao dịch từ ngày 14 đến 18/10. Theo đó,...