Xem sư tử đực thể hiện sức mạnh, hạ gục trâu rừng châu Phi
Một con sư tử đực đã cho thấy lý do tại sao mình được vinh danh là “chúa tể thảo nguyên” vì sở hữu sức mạnh vượt trội khi xông thẳng vào giữa đàn trâu rừng châu Phi để hạ gục con mồi.
Sự việc được du khách người Hà Lan Anton van Loggernberg ghi lại được khi đang ghé thăm khu bảo tồn thiên nhiên Manyeleti (Nam Phi), cho thấy khoảnh khắc một con sư tử đực đã “đơn thương độc mã” lao thẳng vào đàn trâu rừng châu Phi, sau đó vồ lấy một con trâu rừng châu Phi cỡ lớn.
Dù con mồi đã cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi kẻ săn mồi, con sư tử đực cũng đã kịp thời ngoạm chặt vào cổ của con trâu rừng châu Phi và quyết tâm giữ chặt cho đến khi con mồi kiệt sức và bỏ cuộc.
Việc lao thẳng vào giữa đàn trâu rừng châu Phi của con sư tử đực được xem là một quyết định mạo hiểm vì trâu rừng châu Phi với cặp sừng sắc nhọn và số lượng lớn hoàn toàn có thể chống trả lại sự tấn công của một con sư tử đơn độc. Thông thường sư tử sẽ săn mồi theo đàn và sẽ bao vây một con mồi mà đàn sư tử nhắm đến trong bầy trâu rừng châu Phi, chứ hiếm khi một mình xông thẳng vào giữa bầy trâu rừng như con sư tử trong đoạn clip.
Có vẻ như con sư tử đực này rất tự tin vào sức mạnh của mình và sự tự tin đó đã được đền đáp bằng một “chiến lợi phẩm”.
Xem sư tử đực thể hiện sức mạnh, hạ gục trâu rừng châu Phi
T.Thủy
Theo dantri.com.vn
Theo chân nhiếp ảnh gia nổi tiếng đi tìm bản sắc thuần túy nguyên thủy nhất của nhân loại trước khi bị công nghệ xóa sổ
Jimmy Nelson (sinh năm 1967) là nhiếp ảnh gia Anh. Ông nổi tiếng khắp thế giới nhờ 2 cuốn sách ảnh "Trước khi họ biến mất" (Before They Pass Away) và Tôn kính con người (Homage to Humanity).
Thế giới đang đồng nhất với tốc độ chóng mặt. Sớm thôi, ngay cả những bộ tộc sống tại những nơi hẻo lánh nhất cũng có điện thoại thông minh để dùng.
Để có thể tận mắt thấy họ khi "vẫn còn là họ", nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson đã không quản ngại đường xa và bất đồng ngôn ngữ. Ông dành nhiều năm tìm đến tận nơi, cùng sống và chia sẻ buồn vui trước khi chụp những bức ảnh hơn vạn lời nói.
Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson
Nhiếp ảnh gia tận tâm: Dành cả 4 năm cho 1 bộ ảnh
Sau thời điểm "Trước khi họ biến mất" ra mắt, Nelson đã thành công khi bán được khoảng 250.000 bản và mở nhiều cuộc triển lãm. Người khen ngợi nhiều mà người chê bai cũng không ít. Tuy nhiên dù là khen hay chê thì một khi đã nhìn vào các tác phẩm của Nelson, tất cả đều bị ấn tượng bởi sự lộng lẫy đầy mê hoặc.
Để có được tập ảnh này, ông đã cất công đi khắp Trái đất từ năm 2010 đến hết 2013, lặn lội đến hầu hết các điểm tận cùng của thế giới, gặp gỡ các bộ lạc vẫn còn giữ nếp sống nguyên thủy, chưa bị ảnh hưởng bởi văn minh công nghệ. Với chiếc máy ảnh và đôi giày vượt đường trường, Nelson băng qua những cánh đồng băng bát ngát, những khu rừng rậm rạp, sa mạc mênh mông và đỉnh núi hiểm trở.
Những bức hình trong "Trước khi họ biến mất" của Jimmy Nelson
"Trong tất cả các nền văn hóa và bộ lạc của hành tinh, họ là những nơi nguyên dạng nhất còn sót lại," - ông giải thích. "Một khi toàn cầu và công nghệ hóa đã vươn đến, thì nhiều giá trị bản sắc và lối sống truyền thống cũng tới hồi cáo chung. Sớm thôi, toàn bộ họ sẽ có điện thoại thông minh mà dùng, và rồi trở nên đồng nhất với thế giới."
Bằng sự nỗ lực và nhiệt tình, Nelson vượt qua rào cản ngôn ngữ, làm quen, tạo dựng niềm tin. Với các nhóm liên tục di chuyển, ví dụ như tộc Chukchi ở Bắc Cực, ông còn lần theo dấu vết của họ như thám tử tư nữa. Lắm lúc vì thời tiết quá lạnh giá, ngón tay của Nelson cứng đơ không bấm máy nổi. Nhưng đổi lại, ông chụp được cái gọi là "bản sắc thuần khiết".
"Ở họ có cả sự cân bằng trong nội tâm lẫn sự cân bằng trong cộng đồng. Từ đây, tôi thấy được bản sắc thuần khiết nhất, cái mà hầu hết chúng ta đã tự mình đánh mất."
Khao khát giữ gìn những giá trị nguyên thủy
Tại vùng đất lạnh tới -50 độ C của Siberia, Nelson bắt kịp bộ tộc Nenet sống du mục, đi bộ cả 1000km/năm. Tới phía bắc Kenya, ông gặp bộ tộc Samburu nổi tiếng mạnh mẽ, đàn ông có thể tay không làm chết sư tử.
""Trước khi họ biến mất" là một công trình dân tộc học không thể thay thế," - tạp chí Truthout, Mỹ từng khen ngợi. Tuy nhiên, mục đích của Nelson còn lớn hơn thế. Ông muốn từ nỗ lực của mình mà nói với các bộ tộc rằng, bản sắc thuần túy của họ là tài sản vô giá, không thể bị đánh mất.
Bốn năm đi khắp năm châu cũng là khoảng thời gian Nelson cùng khóc cùng cười với các đối tượng chụp ảnh, chia sẻ từ miếng nước mát lành đến ngụm bia tự ủ nồng ấm. Trước mắt ông, họ vẫn nguyên vẹn như tổ tiên hàng ngàn năm trước, nhưng mong manh và dễ biến mất vô cùng.
Hơn ai hết, Nelson hiểu rõ sức mạnh tàn phá của công nghệ và hiện đại hóa. Nó xóa sổ các giá trị riêng biệt một cách tàn nhẫn, bất chấp mọi cố gắng giữ gìn. "Trước khi họ biến mất" hệt như một lời van xin hãy cứu lấy những nét độc đáo vẫn còn nguyên vẹn. Nó truyền sự run rẩy của cả người chụp lẫn đối tượng tới người xem, tạo nên sức ám ảnh khó quên.
Chinh phục từ hành trình gian nan đến lòng người khó chiều
Tuy đầy sức cuốn hút nhưng "Trước khi họ biến mất" cũng có chút... giả giả. Sở dĩ như vậy là bởi Nelson rất kỳ công trong việc sắp xếp bối cảnh và tạo dáng của người mẫu. Thế nên ông hay bị phàn nàn "áp đặt ý tưởng cá nhân vào ảnh".
"Người ta bảo tôi làm giả mọi thứ," - Nelson bức xúc. "Tôi ghét bị đánh giá như thế. Tôi cảm thấy dường như mọi người vẫn chưa hiểu những gì mình muốn làm. Cái tôi cố gắng tạo ra là nghệ thuật như một tuyên ngôn cho văn hóa."
Bức hình trong Homage to Humanity - tôn kính nhân loại
Thế nên, "Tôn kính con người" (Homage to Humanity) đã ra đời, là tập ảnh nối tiếp "Trước khi họ biến mất" với những bức hình chụp các cộng đồng bản địa trên khắp hành tinh, nhưng đậm nét tự nhiên và đời thường.
Tất nhiên là để có được chúng, Nelson lại lần nữa lên đường. Vượt qua những mảnh rừng nhiệt đới rậm rạp, ông tìm tới bộ lạc Tsaatan, những người chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ. Từ vùng lãnh nguyên mênh mông của Nga cho đến thung lũng Ladakh kéo dài của Kashmir, thậm chí là cả đất nước Vanuatu được hình thành nhờ chuỗi bao gồm 83 đảo lớn nhỏ, Nelson đều để lại dấu chân.
"Tôi quyết định tạo ra một cái gì đó thật nghệ thuật và lãng mạn, thật biểu tượng và thuần khiết".
Lần này, để phục vụ người thưởng thức, ông còn công khai cả các bài phỏng vấn, ghi âm, cảnh quay thực tế trong 3 năm (2016-2018) tìm kiếm và tiếp xúc với các bộ tộc.
Phương thuốc chữa lành
"Tôn kính con người" - khi nhìn vào nó, không ai còn có thể chỉ trích đó là "dân tộc học" hay "áp đặt" nữa. Qua góc máy và tài năng nhiếp ảnh của Nelson, ngay cả cuộc sống thường nhật cũng thật nên thơ.
Nhìn lại thuở nhỏ, Nelson vẫn nhớ mình là một nạn nhân của bạo lực học đường. Sau 8 năm theo cha mẹ đi khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, cậu bé Nelson bị gửi vào một trường nội trú. Thiếu phụ huynh chăm sóc, bảo vệ, cậu bị bắt nạt và thậm chí phải chịu đựng bạo lực tình dục. Đau đớn và tủi nhục khiến Nelson mới chỉ 16 tuổi đã rụng hết tóc trên đầu.
"Khi chuyện ấy xảy ra, bạn chỉ thấy ghê tởm bản thân. Bạn ghét bỏ tất cả, từ khuôn mặt, cơ thể cho đến tư duy, thấy mình chỉ có 2 con đường là sống hoặc chết," - ông tâm sự. Năm 17 tuổi, Nelson chán nản mua vé một chiều đến Trung Quốc, sau đó lang bạt khắp Tây Tạng suốt 2 năm.
Nhưng cũng chính trong 2 năm rày đây mai đó này, anh tìm thấy cách chữa lành. Nhờ gặp gỡ các bộ tộc lạ, anh nhận ra thế giới vẫn còn những người nằm ngoài quan niệm đạo đức rập khuôn hay thói quen phán xét tàn nhẫn, thấy mình được đối xử bình đẳng, yêu ghét thật lòng.
"Cả" Trước khi họ biến mất" lẫn "Tôn kính con người" đều là những bức ảnh chụp các bộ lạc, song cũng "phần nào là sự đào sâu vào nội tâm," - Nelson thừa nhận. Nhờ chúng, ông đủ mạnh mẽ để nhìn lại quá khứ và chữa lành vết thương cho chính mình.
Tham khảo Cnn
Theo Helino
Liều lĩnh như lợn rừng: Hù dọa cả đàn sư tử mà vẫn sống sót trở về Có lẽ đôi khi trong thời tiết nóng nực của châu Phi, lợn rừng cũng cần có những thú vui giải trí của riêng mình. Lợn rừng là loài động vật khá phổ biến, chúng có khả năng thích nghi tốt nên phù hợp với nhiều môi trường sống khác nhau. Ở châu phi, để có thể tồn tại, lợn rừng phải đối...