Xem phim Se.x Education, người bố như tôi hốt hoảng nhận ra một sai lầm khiến con trai luôn phản kháng và đòi bỏ học
Bộ phim Se.x Education là một cuốn giáo trình đặc biệt trong cách dạy con ở tuổ.i dậy thì.
Năm con trai học lớp 8, con từng đòi nghỉ học. Thời gian đó, tôi khủng hoảng. Con khủng hoảng. Chúng tôi không thể nói chuyện với nhau. Con ngông cuồng, quậy phá, thường xuyên vi phạm nội quy trong lớp học. Tôi thường xuyên nhận điện thoại của cô chủ nhiệm, hết trách mắng đến năn nỉ tôi kèm cặp con. Nhưng chỉ cần tôi nói vài câu thì đã nổi đóa.
Không hiểu sao, con luôn chống đối và làm trái ý tôi. Đỉnh điểm là trận cãi vã lớn, con đậ.p bát cơm trong tay, giận dữ hét lên: “Con không phải con rối của bố. Con muốn nghỉ học”. Trong lúc tức giận, tôi đã tát con một cái.
Tôi chế.t điếng, bàng hoàng trước phản ứng của con. Và tôi dùng sự tức giận, quyền lực của người làm bố để trấn áp.
Thật may vì sau đó, con tôi vẫn đến trường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tôi và con cũng không được cải thiện. Thành tích học của con vẫn lẹt đẹt ở gần cuối lớp, dù năm nay, con đã học lớp 9.
Chán nản, tôi thường xem phim giải sầu. Và tình cờ, tôi xem được một đoạn phim Se.x Education. Tôi ấn tượng với nhân vật Adam, một cậu bé xuất hiện như một tên “đầu gấu” ở trường học. Adam thường xuyên bắt nạt bạn bè, ngông cuồng, bất cần. Nhưng khi biết lý do Adam nổi loạn, tôi lại thấy thương nhiều hơn trách.
Video đang HOT
Adam có một người cha quá khắt khe, áp đặt và bảo thủ. Ông ấy không cho con trai quyền được bày tỏ suy nghĩ hay chính kiến bản thân. Ông ấy ép buộc con trai phải làm theo mọi yêu cầu của mình. Điều này dẫn đến những ức chế tâm lý ở cậu bé đang tuổ.i nổi loạn. Và Adam đã nổi loạn thật sự như một cách để chống lại sự áp bức của chính cha mình.
Hiệu trưởng Groff, cha của Adam khiến tôi giật mình. Ông ấy giống tôi. Hoặc là tôi giống ông ấy. Tôi luôn dùng tình thương con để ép con phải làm theo mọi suy nghĩ của mình. Tôi ngã giá về tình yêu con bằng những con số thật đẹp trong bảng điểm. Tôi không cho con cắt tóc “kẻ nghệ thuật” vì với tôi, mái tóc đó rất phả.n cả.m ở tuổ.i học sinh. Tôi không cho con đi chơi cùng bạn bè vì sợ con bỏ bê việc học. Tôi cấm con dùng điện thoại vì sợ con học những điều không hay qua mạng xã hội.
“Không” là từ tôi hay nói với con. Đúng là sai lầm. Tôi đã tước đi quyền được thể hiện bản thân, quyền tự do cá nhân và quyền được sống đúng với chính mình của con trai mình. Để đòi lại những quyền đó, con đã nổi loạn và chống đối bố.
Tôi muốn con học giỏi. Con sẽ học tệ. Tôi muốn con mặc quần tây chỉn chu, con sẽ dành dụm tiề.n để mua mấy cái quần rin rách rưới. Khi cắt tóc, con “tiện thể” kẻ vài đường hoa văn trên mái tóc.
Tôi nhận ra mình chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự nổi loạn của con. Nếu tôi dùng tình yêu thương một cách mềm mỏng và dịu dàng hơn. Nếu tôi đừng cấm đoán hay định đoạt mọi điều trong cuộc đời con, thì có lẽ, mọi chuyện đã thay đổi. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một bài học cho các ông bố bà mẹ. Đừng nên tước đi đôi cánh tự do của con, mà hãy đồng hành cùng con trong quá trình khám phá bản thân. Tôn trọng một đứ.a tr.ẻ cũng chính là giữ gìn một mối quan hệ thiêng liêng.
Thật may khi tôi đã biết đến bộ phimSex Education. Tôi sẽ thay đổi mình, thay đổi cách dạy con. Chắc chắn, con sẽ đi đúng đường nếu tôi chịu thay đổi bản thân.
Đi dạo siêu thị, con trai tôi bỗng vùng khỏi tay mẹ chạy theo bác bảo vệ, vừa chạy vừa gọi ông ngoại
Tôi chạy theo giữ con lại nhưng con chạy nhanh quá. Vừa chạy, con vừa gọi to ông ngoại ơi.
Tôi lấy chồng, sinh con và định cư ở thành phố, cách quê nhà hơn 100km. Em gái tôi cũng lấy chồng xa, thậm chí còn xa hơn tôi nên ít khi về nhà. Chỉ vào dịp Tết Nguyên Đán, gia đình tôi mới đoàn tụ đông đủ được một tuần. Biết bố mẹ buồn, nhớ cháu nhưng công việc bộn bề, rồi con nhỏ cũng phải học hành, đứa thứ hai thì mới hơn 1 tuổ.i, còn nhỏ quá nên tôi không thể về quê thường xuyên được. Mỗi tháng, cứ nhận lương là tôi chuyển khoản cho anh hàng xóm cạnh nhà, nhờ anh ấy rút hộ 10 triệu đưa cho bố mẹ. Tôi chắc mẩm với số tiề.n đó, bố mẹ sẽ sống sung túc ở quê.
Hôm chủ nhật, vợ chồng tôi đưa 2 con đi dạo siêu thị. Đây là siêu thị mới mở ở thành phố, lại vào cuối tuần nên rất đông đúc, nhộn nhịp. Chồng tôi bế con gái út, tôi dắt tay cậu con trai năm nay học lớp 2. Lần đầu tiên được đi siêu thị mới nên 2 đứa nhỏ thích thú lắm, cứ chỉ trỏ, cười nói ríu rít.
Vừa lên lầu 2, con trai tôi bỗng khựng người lại rồi vùng khỏi tay mẹ, chạy theo bác bảo vệ, vừa chạy vừa kêu to: "Ông ngoại ơi, con đây nè, ông ngoại ơi". Tôi hốt hoảng giữ tay con lại nhưng không kịp, đành chạy theo con đến chỗ bác bảo vệ đã lớn tuổ.i đứng ở quầy sách. Con trai tôi vừa đến nơi thì ôm chầm lấy bác bảo vệ, còn tôi đứng ngây như phỗng khi thấy bác ấy. Trời ạ, bác ấy đúng là bố tôi, không thể nhầm lẫn được.
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Cùng lúc đó, chồng tôi cũng bế con gái đến chỗ mẹ con tôi. Anh ấy cũng bất ngờ vô cùng khi thấy bố vợ trong bộ quần áo người bảo vệ. Bố tôi nói vợ chồng tôi cứ dắt con đi dạo siêu thị, đợi tan ca rồi nói chuyện sau vì bố đang trong giờ làm.
Vợ chồng tôi đã đợi đến đúng 10h tối, lúc siêu thị đóng cửa, bố tôi ra ca trực. Chúng tôi chở bố về nhà, 2 đứa con tôi cũng không chịu ngủ mà cứ đòi chơi cùng ông ngoại. Nhìn các con cười đùa với ông, tôi lại thấy nghẹn lòng. Cũng nửa năm rồi, tôi không về nhà. Tôi càng không ngờ mình lại gặp bố trong trường hợp này.
Bố tôi kể, bảo ở quê không có việc gì làm nên ông xin làm bảo vệ ở đây. Ban đêm, bố ngủ lại trong phòng nghỉ của siêu thị luôn chứ không về. Nửa tháng, ông mới được nghỉ một ngày, ngày đó, ông mua đồ ăn ngon về với mẹ tôi. Mẹ tôi ở quê một mình cũng chán nên chuyển đến nhà dì tôi ở, chăm con cho em họ tôi rồi. Ông nửa đùa nửa trách bảo có 2 cô con gái nhưng chẳng ai nhớ đến cha mẹ, chẳng ai muốn về quê với ông bà. Sau này ông bà già thêm chút nữa, chống gậy mà tự nấu ăn chứ biết nhờ vả vào ai? Đâu phải gửi tiề.n về là xong, là coi như hết trách nhiệm, hết tình thương với cha mẹ rồi?
Tôi cúi đầu im lặng trước những gì bố nói. Chồng tôi bảo công việc bận quá chứ nếu rảnh rang thì cũng về quê chơi. Bố tôi lắc đầu, thở dài, kiểu như không chấp nhận lý do đó. Chồng tôi khuyên bố nghỉ việc, ông từ chối, còn dặn dò các con tôi phải đòi bố mẹ dẫn đến siêu thị thường xuyên để còn gặp ông. Khi nào nghỉ là phải đòi bố mẹ đưa về quê để còn gặp bà.
Từ hôm đó đến nay, tôi luôn tự trách mình và muốn xin chuyển việc về quê để còn gần gũi, chăm sóc bố mẹ. Tôi biết, nếu tôi chịu về quê, bố cũng sẽ đồng ý nghỉ việc thôi. Mà tôi sợ chồng không chịu. Phải làm sao bây giờ?
Biết tôi chuyển 100 triệu để con trai trả tiề.n viện phí cho cháu nội, con dâu hoảng hốt nói "Cháu chẳng bị sao cả" Nghe con trai nói, tôi vừa tức giận, vừa thất vọng, vừa đau lòng. Tôi năm nay 67 tuổ.i, là một công nhân đã nghỉ hưu. Kể từ khi chồng qua đời, tôi luôn cố gắng chăm chỉ làm việc kiế.m tiề.n nuôi con trai ăn học. Hồi đó, con trai tôi cũng ngoan ngoãn và thương mẹ nên nỗ lực không ngừng...