Xem I Care A Lot mà phẫn nộ chuyện Britney Spears: Khi hệ thống nhân đạo trở thành công cụ kiếm tiền của kẻ thiếu đạo đức
Lợi dụng người yếu thế làm “con mồi” cho kế hoạch chuộc lợi đầy gian xảo, cả bộ phim I Care A Lot và vụ án của Britney Spears đều có điểm chung gây phẫn nộ.
Một trong những vụ lùm xùm đình đám nhất Hollywood có lẽ chính là câu chuyện về nữ ca sĩ Britney Spears. Ở tuổi 39, “công chúa nhạc Pop” ngày nào vẫn không có quyền kiểm soát cuộc sống của mình, làm dấy lên phong trào đòi quyền lợi #FreeBritney của đông đảo người hâm mộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cô dường như vẫn đang mắc kẹt trong hệ thống giám hộ không có một kẽ hở để xoay chuyển tình thế.
Câu chuyện trái ngang của Britney Spears chính là những gì bộ phim đình đám I Care A Lot (Người Giám Hộ Hoàn Hảo) lột tả, chỉ có điều chuyển đối tượng “con mồi” sang cộng đồng lớn hơn là những người cao tuổi neo đơn, thiếu sự giúp đỡ. Bộ phim lật mở lại những vấn đề còn đang tồn tại của hệ thống luật pháp, hành pháp nước Mỹ khi những kẻ khôn lỏi có thể lợi dụng quyền giám hộ để chuộc lợi riêng cho bản thân mình và giữ nạn nhân câm nín, không thể lên tiếng.
I Care A Lot: Câu chuyện thực tế đến chấn động về kẽ hở của hệ thống luật pháp, hành pháp nhằm chuộc lợi trên những người yếu thế
I Care A Lot kể về Marla Grayson – một người phụ nữ hành nghề giám hộ. Marla săn lùng những người cao tuổi có tài chính, cấu kết với bác sĩ để bịa ra bệnh tật cho nạn nhân và thuyết phục quan tòa biến ả ta thành người giám hộ chính thức của đối tượng. Từ đó, Marla nắm quyền quản lý tiền bạc, tài sản của nạn nhân và tự tính phí dịch vụ đắt cắt cổ, biến tiền của họ dần trở thành tiền của mình mà vẫn được nhiều người ca ngợi.
Quyền bảo hộ, giám hộ thường được coi là “trường hợp cần kíp cuối cùng”. Thông thường, dịch vụ này chỉ được áp dụng cho những cá nhân không thể tự chăm sóc cho bản thân. Chính vì vậy, tài sản cũng như nhiều quyền công dân của người này sẽ bị tước đi và trao lại cho người giám hộ quản lý, điều khiển.
Những mối quan hệ bảo hộ này thông thường rất khó để chấm dứt và tạo ra nhiều vấn đề liên quan, nhất là khi người được bảo hộ muốn giành lại quyền của mình. “Tôi đã làm nghề này 23 năm mà chưa thấy một trường hợp giám hộ nào được hủy bỏ”, một luật sư tên Brian Tully trao đổi với trang Market Watch.
Britney Spears: “Công chúa nhạc Pop” chật vật trong sự tự do bị bó buộc, những vụ kiện cáo và phong trào #FreeBritney đình đám
Nữ ca sĩ Britney Spears trong nhiều năm nay đã thu hút sự chú ý bởi phong trào #FreeBritney (Giải thoát Britney) được tạo ra bởi người hâm mộ. Mục đích của cuộc vận động dài hơi này là để giúp Britney giành lại quyền quản lý cuộc sống riêng của mình khỏi tay người bố Jaime Spears – cũng là người giám hộ của cô.
Người hâm mộ đi biểu tình, đòi công bằng cho Britney Spears
Mọi chuyện bắt đầu vào thời điểm năm 2008 khi Britney đã làm công chúng hoảng hồn với vụ sang chấn tâm lý lớn nhất cuộc đời mình, tự giam mình cùng con trai ở trong phòng suốt 72 giờ. Từ đó, ông Jaime Spears giành được quyền trở thành người giám hộ đúng theo luật pháp của Britney Spears và được trả khoảng 130 nghìn đô/năm (khoảng 3 tỷ đồng) nhờ vai trò này.
Nhiều người hâm mộ phát giác các điểm bất thường trong những bài đăng tải của Britney trên mạng xã hội – và sau đó rất nhiều giả thuyết được đưa ra rằng nữ ca sĩ đang không được tự quản lý mạng xã hội của mình, ngầm gửi những “thông điệp cầu cứu” qua các đoạn video nhảy nhót, múa máy trong nhà. Chính Britney Spears cũng đang trong quá trình kiện tụng để ngăn ông Jamie Spears khỏi việc quản lý sự nghiệp, tài sản của mình. Hồi tháng 11, luật sư đại diện của cô đã khẳng định rằng Britney “cực kỳ phản đối” quyền giám hộ của bố ruột, và sẽ không hoạt động nghệ thuật cho đến khi sự nghiệp của cô được “giải phóng” khỏi bàn tay của ông, trang New York Times đưa tin. Người này cũng cho biết rằng đã từ lâu, ông Jamie không hề gặp và nói chuyện với con gái, song vẫn có toàn bộ quyền lực trên tài sản của cô.
Video đang HOT
Hình ảnh Britney Spears đi chân trần về sau phiên tòa về quyền giám hộ năm 2019
Sau nhiều tranh chấp, nữ ca sĩ vẫn gục ngã trước quyết định nửa vời của tòa án: đơn kiện của cô bị bác bỏ. Thay vào đó, có một công ty thứ 3 sẽ được thuê để cùng quản lý tài sản của cô song song với bố ruột. Tất nhiên, tiền trong tài khoản của cô cũng sẽ được dùng để chi trả chi phí quản lý cho bên thứ 3 này.
Như vậy, có thể thấy câu chuyện về quyền giám hộ và sức ảnh hưởng đến không thể chống cự của nó đối với đối tượng “được” giám hộ. Những sự kiện tưởng như chỉ có ở trên phim thực chất lại đang xảy ra với chính Britney Spears, nhờ vào kẽ hở của luật pháp nước Mỹ.
Miley Cyrus đã từng hô to khẩu hiệu “ Free Britney” trên sân khấu. Nhiều ngôi sao khác của Hollywood cũng góp giọng ủng hộ cho Britney.
I Care A Lot và Britney Spears: Khi hệ thống nhân đạo trở thành công cụ của những kẻ thiếu đạo đức
Bắt nguồn từ nghĩa cử tốt đẹp nhằm giúp đỡ những người không có khả năng nhận thức, hành động sống an toàn và yên ổn, câu chuyện về quyền giám hộ giờ đây có thể biến tướng thành công cụ chuộc lợi, hại người mà vẫn được pháp luật Mỹ cho phép.
Trong I Care A Lot , ngành nghề này thậm chí còn có thể trở thành “siêu lợi nhuận”, hoạt động êm thấm với vỏ bọc đạo đức hoàn hảo mà khó ai có thể nhìn thấu thực – hư. Quá trình xem xét, chứng thực để có thể đảo ngược lại kết quả hoàn toàn không dễ dàng khi người giám hộ được trao quá nhiều quyền lực đến mức khống chế được nạn nhân.
Vụ án, câu chuyện dai dẳng của Britney Spears sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên, nữ ca sĩ ít nhất còn có tiếng nói và sự ủng hộ của đông đảo người hâm mộ. Điều này đặt ra câu hỏi: còn có bao nhiêu người đang phải chịu cảnh bất công như Britney, như phim mà chẳng thể lên tiếng? I Care A Lot vừa là một tác phẩm giật gân, vừa là một nụ cười chua chát, nhạo báng lên sự bất cập và dễ lợi dụng của một hệ thống sinh ra để “bảo vệ người khác”.
'I Care a Lot' - khi kẻ cắp gặp bà già
Với Rosamund Pike trong vai chính, bộ phim hài đen của đạo diễn người Anh J Blakeson pha trộn nhiều thể loại để kể lại một phi vụ lừa đảo xảy ra trong ngành y tế nước Mỹ.
Sơn Phước 9 giờ trước
Thể loại : Hài hước, giật gân
Đạo diễn : J Blakeson
Diễn viên : Rosamund Pike, Peter Dinklage, Dianne Wiest, Eiza González
Đánh giá : 7/10
Bộ phim I Care a Lot là tác phẩm mới nhất của Rosamund Pike - minh tinh nổi danh toàn thế giới sau Gone Girl (2014).
Có hai loại người trên thế giới này: người không phải sống trong viện dưỡng lão, và người bị tống vào đó không thương tiếc. Với Jennifer Peterson (Dianne Wiest), bà thuộc loại thứ nhất, nhưng vô tình bị đẩy làm loại thứ hai.
Peterson sinh năm 1949, từng làm tài chính ở Chicago. Bà chuyển đến khu phố Williams, Shallross đắt đỏ để nghỉ hưu đã được bảy năm. Theo bác sĩ riêng, Peterson có sức khỏe tốt, dù gần đây cho thấy dấu hiệu mất trí nhớ và rối loạn.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Peterson đang đun nước pha trà. Bà vừa ngồi xuống đọc báo thì nghe thấy có tiếng gõ cửa. Một người phụ nữ tóc vàng, đeo kính đen, tự nhận là người làm việc cùng bác sĩ riêng của bà.
Ả đưa cho Peterson một tờ lệnh của tòa án, thông báo rằng mình sẽ là người giám hộ hợp pháp của bà kể từ nay. Từ lời lẽ dịu dàng cho đến đe dọa, kẻ lạ mặt yêu cầu Peterson đi theo mình đến viện dưỡng lão, bằng không bà sẽ gặp rắc rối.
Người phụ nữ bí hiểm kia là Marla Grayson (Rosamund Pike) - một tay lừa đảo chuyên nghiệp. Trong thế giới của Grayson, ả không phải là cừu, mà luôn tự nhận mình là sói. Để hành nghề, Grayson đã thiết lập một đường dây bí mật, với sự giúp đỡ của nữ trợ lý kiêm người tình, một nữ bác sĩ và người quản lý viện dưỡng lão.
Ả sói đội lốt một người giám hộ pháp lý, chuyên đi săn cừu là những người già lớn tuổi. Sau khi thuyết phục tòa án rằng họ không thể tự chăm sóc bản thân, Grayson sẽ trở thành đại diện hợp pháp và tìm cách bòn rút hết tài sản của họ.
Bộ phim bắt đầu với phi vụ tưởng chừng ngon ăn dành cho Marla Grayson.
Kế hoạch của ả sói Grayson vốn dĩ sẽ hoàn hảo như mọi lần, nếu Peterson thực sự là cừu. Bà lão với quá khứ bí ẩn hóa ra lại là mẹ ruột của Roman Lunyov (Peter Dinklage) - tên trùm xã hội đen người Nga từng giả chết và lẩn trốn suốt nhiều năm nay.
Trò chơi đuổi bắt giữa sói và cừu bắt đầu khi Lunyov hay tin mẹ mình đang bị nhốt trong viện dưỡng lão như tù nhân. Gã liên tục phải tìm cách cứu bà mà không được phép để lộ danh tính. Trong khi đó, Grayson cũng kiên quyết không chịu từ bỏ con mồi béo bở.
Kịch bản gốc pha trộn nhiều thể loại
Câu chuyện lừa đảo và sự xuất hiện của Rosamund Pike trong vai nữ chính khiến I Care a Lot được đem ra so sánh vui như phần hậu truyện của Gone Girl (2014) - bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Gillian Flynn .
Trên thực tế, đạo diễn J Blakeson đã tự tay viết một kịch bản gốc. Nội dung phim dựa trên những câu chuyện mà anh từng đọc được trên báo, liên quan đến những kẻ lừa đảo ngoài đời giống như Marla Grayson.
Đây là lần thứ hai Blakeson cùng lúc đảm nhận hai vai trò biên kịch và đạo diễn. Anh là người thích thử thách bản thân ở nhiều dạng phim, hơn là tập trung vào một phong cách nhất định.
J Blakeson thích pha trộn nhiều thể loại trong cùng một tác phẩm.
J Blakeson từng có kinh nghiệm làm phim giật gân (thriller) với The Disappearance of Alice Creed (2009), hành động - khoa học viễn tưởng (sci-fi) với The 5th Wave (2016). Trong lần tái xuất này, nhà làm phim pha trộn nhiều yếu tố để tạo ra một cuốn phim chick-flick (phim dành cho phụ nữ) hấp dẫn.
Sau khi định hình I Care a Lot là một câu chuyện về đề tài tội phạm (crime), Blakeson đã thêm thắt rất nhiều nội dung để phát triển ý tưởng gốc. Nửa đầu bộ phim ngập tràn những câu thoại châm biếm theo kiểu black comedy (hài đen), nửa sau lại mang bầu không khí có hơi hướm giật gân.
Sự nhập nhằng trong ranh giới thể loại khiến bộ phim vẫn có những tình tiết hơi khuôn mẫu. Những cảnh đấu trí về mặt pháp lý gợi nhớ series How I Get Away with Murder , một số nhân vật lại như được lấy cảm hứng từ Parasite (2020) khi có tính cách ngu ngốc đến ngớ ngẩn.
Trong suốt thời lượng gần hai tiếng đồng hồ, tính chất gây cười là thứ giữ chân khán giả. Blakeson không chỉ làm rõ những lỗ hổng của ngành y tế, mà còn đem cả nền tư pháp Mỹ ra để giễu nhại.
Trong một xã hội đề cao sự tự do, người già lại hoàn toàn bị tước đi tiếng nói khi chính quyền quyết định họ "cần giúp đỡ". Có không ít lần vị thẩm phán da màu xuất hiện như gã bù nhìn, chỉ biết ngồi theo dõi người da trắng tranh cãi. Tuy nhiên, những chi tiết hài hước vô tình làm giảm nhẹ tính nghiêm túc của câu chuyện, và đôi lúc khiến cho cuộc đối đầu giữa Grayson với Lunyov chỉ như trò "mèo vờn chuột".
Vai diễn ác nhân và ma lực của đồng tiền
Với Amy trong Gone Girl và nay là Grayson trong I Care a Lot , Rosamund Pike đã xóa bỏ định kiến về những cô gái tóc vàng hoe trong phim Mỹ. Giống Amy Elliott-Dunne, Marla Grayson luôn toát lên vẻ thông minh đến đáng sợ.
Chỉ trong vài phút, ả đã cô lập thành công bà cụ khỏi thế giới bên ngoài, nhất là với đứa con tội phạm. Sau đó, Grayson lục tung ngôi nhà của Peterson để moi móc thông tin, nhanh tay cuỗm luôn cả số kim cương quý giá mà bà cất trong két sắt ngân hàng.
Rosamund Pike cuốn hút qua từng cảnh quay trong phim.
Nhưng nếu Amy vẫn được xây dựng theo mô-típ femme fatale (những người phụ nữ bí ẩn và nguy hiểm), thì Grayson lại đi ngược nguyên mẫu đó. Xuyên suốt bộ phim, nhân vật này không có bất kỳ bí mật nào phải che giấu.
Mục tiêu duy nhất của Grayson là trở nên giàu có, giàu đến mức có thể "dùng tiền làm vũ khí" như giới thượng lưu trong xã hội. Để đạt được mục tiêu ấy, Grayson có thể bất chấp mọi thủ đoạn, thậm chí bỏ ngoài tai lời can ngăn của người tình đồng giới.
Từng lời thoại do Blakeson chấp bút đều thể hiện rõ bản tính tham lam, máu lạnh của Grayson. Dù được Lunyov liên tục trao cho những cơ hội để sửa chữa sai lầm, Grayson vẫn không thể dừng lại trước ma lực của đồng tiền. Bản chất độc ác của người phụ nữ được đẩy lên đến đỉnh điểm khi ả dửng dưng trước mạng sống của chính mẹ ruột.
Qua diễn xuất duyên dáng của Rosamund Pike, nhân vật Grayson càng trở nên điên loạn. Vai diễn đã mang về cho minh tinh người Anh đề cử Quả cầu vàng 2021 hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc - Phim điện ảnh hài/ca vũ nhạc .
Peter Dinklage tỏ ra lép vế trước bạn diễn, một phần do nhân vật của anh bị xây dựng theo kiểu "đầu voi đuôi chuột".
Phía bên kia chiến tuyến trên màn ảnh là "chàng lùn" Peter Dinklage. Với nét lạnh lùng và đáng sợ không kém Tyrion Lannister của Game of Thrones, lẽ ra Lunyov có thể trở thành đối trọng hoàn hảo dành cho Grayson trong cuộc chiến tranh giành tài sản của người mẹ.
Đáng tiếc thay, kịch bản của Blakeson quá nâng đỡ Grayson mà vô tình hạ thấp Lunyov. Điều đó khiến nhân vật tay trùm người Nga không chỉ ít đất diễn, mà còn thua xa "quỷ lùn" Tyrion cả về sự độc ác lẫn trí thông minh.
Bên cạnh Pike và Dinklage, sự xuất hiện của nữ diễn viên gạo cội Dianne Wiest trong vai Jennifer Peterson là một bất ngờ thú vị. Nhân vật của bà đại diện cho giấc mơ Mỹ mà Grayson luôn tìm kiếm, nhưng không thể nào đạt được bằng con đường chính trực.
Một bà lão sống một mình, nhưng lại sở hữu khối tài sản béo bở, bảo hiểm xịn, ba khoản tiết kiệm đều có tiền lãi khổng lồ. Làm thế nào để một người làm công ăn lương suốt 40 năm sở hữu khối tài sản kếch xù như thế?
Rất dễ hiểu, bởi trong thế giới của I Care a Lot , không có ai là người tốt hoàn hảo. Mặt trái của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nô lệ của đồng tiền như Grayson hay Peterson. Đến cuối phim, người xem nhận ra thứ duy nhất Grayson thực sự "care" (quan tâm) chỉ là những tờ đô-la in hình tổng thống Mỹ.
Chồng cũ tham gia cuộc biểu tình 'giải phóng Britney' Người chồng đầu tiên của Britney Spears - Jason Alexander - chia sẻ bên ngoài tòa án rằng anh vừa liên lạc với nữ ca sĩ tối hôm qua và cô hoàn toàn muốn thoát khỏi sự giám hộ của bố. Jason Alexander đi biểu tình giải phóng Britney Spears khỏi sự giám hộ. Jason Alexander được trông thấy xuất hiện giữa dòng...