Xem chiến đấu cơ Mỹ sử dụng tính năng “đốt sau” đầy ấn tượng
Ngoài việc giúp máy bay tăng tốc nhanh hơn từ 40 – 70%, tính năng đốt sau ( afterburner) còn tạo ra một hiệu ứng vô vùng bắt mắt cho các chiến đấu cơ hiện đại.
Để có khả năng “đốt sau”, các máy bay phải được trang bị một buồng đốt đặt sau các cánh quạt tuabin và ngay trước họng xả. Khi muốn sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và ô-xy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.
Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, tăng tốc khẩn cấp và tăng tính cơ động khi chiến đấu. Hình dạng họng xả biến thiên, có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt. Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay.
Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng của máy bay Mỹ khi kích hoạt khả năng đốt sau:
Tính năng đốt sau tạo ra hiệu ứng vô cùng bắt mắt cho tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ
Một chiếc F/A-18c Hornet của đội chiến đấu cơ tấn công số 37, Mỹ kích hoạt tính năng đốt sau khi cất cánh khỏi tàu USS Harry S. Truman
Mỹ thử nghiệm tính năng đốt sau của động cơ chiến đấu cơ F-15 tại căn cứ Jacksonville
Video đang HOT
Động cơ của tiêm kích thế hệ 5 F-22 khi đang dùng hết công suất của buồng đốt sau
Một chiếc F/A-18E Super Hornet dùng tính năng đốt sau khi chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington
F/A-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower dùng khả năng đốt sau
Một máy bay F-16C của không đoàn chiến đấu cơ số 177, không quân Mỹ cất cánh trong đêm
Máy bay F-16 của Mỹ dùng tính năng đốt sau để cất cánh khỏi căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản
Máy bay F-16 của Mỹ cất cánh khỏi sân bay quốc tế Atlantic City, New Jersey
Máy bay F-16 của không quân Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ ở sân bay Bagram, Afghanistan
Máy bay SR-71 của NASA rời khỏi trung tâm nghiên cứu máy bay Dryden, California vào lúc xế chiều với tính năng đốt sau
Theo Danviet
F-16 suýt vào tay IS, đội bay tiếp dầu Mỹ giải cứu
Trong chiến đấu, ngoài thao tác bay và điều khiển vũ khí, các phi công cần phải ghi nhớ rất nhiều điều nếu muốn chiến thắng và trở về an toàn.
Phi công lái F-16 của liên quân Mỹ suýt rơi vào tay IS
Một phi công lái chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon suýt chút nữa đã buộc phải nhảy dù khỏi máy bay do gặp sự cố nhiên liệu, khi đang bay trên khu vực do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát. Rất may là thảm họa đã không xảy ra do nó đã được phi đội máy bay tiếp dầu Mỹ nhanh trí giải cứu.
CNN ngày 13-2 dẫn nguồn tin từ phía Không quân Mỹ cho biết, vào ngày xảy ra sự việc, máy bay tiếp dầu KC-135 đang phối hợp tiếp dầu cho một nhóm cường kích A-10 Thunderbolt, trong khi đang tiến hành chiến dịch không kích IS thì được lệnh tiếp liệu cho một chiếc F-16.
Tuy nhiên, do trục trặc trong hệ thống điều khiểu tiếp dầu, chiếc F-16 đã buộc phải ngắt kết nối với KC-135 khi mới nhận được khoảng 220kg nhiên liệu. Số lượng nhiên liệu này là quá ít ỏi so với mức 1.100kg nhiên liệu cần cung cấp cho chiếc tiêm kích hạng nhẹ này.
Sau khi thử lại lần thứ 2 nhưng vẫn thất bại, phi công F-16 đã thông báo với chỉ huy Phi đoàn máy bay tiếp dầu 384 rằng, anh ta đang gặp phải sự cố với hệ thống nhiên liệu. Máy bay chỉ tiếp nhận 20% lượng nhiên liệu cần thiết của nó là hệ thống điều khiển tiếp dầu lại ngắt.
Máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ
Thông cáo của Không quân Mỹ cho biết rằng, lượng nhiên liệu mới nạp chỉ đủ cho chiếc F-16 bay trong vòng 15 phút nữa. Sự cố này có thể buộc phi công phải phóng ghế nhảy dù, bởi chiếc máy bay không đủ lượng nhiên liệu tối thiểu để bay về căn cứ.
Tuy nhiên, phi hành đoàn một chiếc KC-135 đã quyết định tạm dừng nhiệm vụ tiếp dầu cho A-10 và hộ tống chiếc F-16 về căn cứ của không quân liên quân an toàn. Trong suốt chặng đường đưa máy bay về, cứ hơn 10 phút là máy bay tiếp dầu lại phải bơm cho F-16 một lượng nhỏ nhiên liệu.
Không quân Mỹ chỉ cho biết vụ việc xảy ra vào năm ngoái và không tiết lộ cụ thể vị trí chính xác mà sự cố xảy ra hay cũng không nói rõ chiếc F-16 trên của không quân nước mình hay của nước đồng minh nào trong liên quân 64 nước đồng minh đang tham gia không kích chống IS ở Syria và Iraq.
Phi hành đoàn của chiếc KC-135 Mỹ đã được biểu dương bởi mặc dù phải hộ tống chiếc F-16 về căn cứ nhưng nó vẫn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Việc liên quân không phải vứt bỏ 1 chiếc F-16 trong vùng IS kiểm soát cũng là một thắng lợi có ý nghĩa lớn.
Chiếc KC-135 cứ 15 phút một lần lại tiếp dầu cho chiếc F-16
Vụ việc IS sát hại dã man phi công Jordan Moath al-Kassasbeh là một lời nhắc nhở hậu quả có thể xảy ra đối với các phi công phải hạ cánh ở vùng do IS kiểm soát và bị chúng bắt làm tù binh. Jordan là một trong hơn 60 quốc gia tham gia liên minh chống IS tại Iraq và Syria.
Vụ nhóm phiến quân Turkmen bắn chết phi công máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Nga khi anh nhảy dù khỏi máy bay, sau khi bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cũng là một minh chứng rõ ràng về sự nguy hiểm mà các phi công lái máy bay chiến đấu có thể gặp phải.
Ngày 13-2, trang mạng quốc phòng nổi tiếng của Mỹ là Defense News cũng nêu lên 7 điều chú ý mà bất cứ phi công nào, dù là lái máy bay tiêm kích hay ném bom, cường kích cũng phải thuộc nằm lòng, khi tham gia các chiến dịch tác chiến trên không.
Theo_Báo Đất Việt
"Soi" đội quân rô-bốt hùng hậu của Nga Nga đang tập trung vào phát triển rô-bốt chiến đấu. Theo tờ báo RG, quân đội Nga có kế hoạch thành lập một cơ quan chỉ huy chung của cả rô-bốt và binh lính thông thường, nhằm nâng cao được tối đa khả năng thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống khác nhau. Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga đang hoàn thành...