Xe xanh: Toyota sẽ bắt tay Tesla để phát triển dòng SUV cỡ nhỏ dùng động cơ điện?
Trang báo Hàn Quốc, Chosun Iibo vừa đăng tải thông tin Toyota sẽ hợp tác cùng Tesla trong việc phát triển một dòng SUV cỡ nhỏ chạy điện trong thời gian tới.
Cụ thể, Chosun llbo cho biết, hai thương hiệu xe lớn này sẽ bắt tay hợp tác với nhau trong phát triển một dòng SUV điện hoàn toàn mới. Mẫu xe sẽ sử dụng thiết kế đến từ nhà xe Nhật Bản Toyota, trong khi Tesla sẽ là nhà cung cấp phần mềm và nền tảng điều khiển điện tử trứ danh của mình.
Toyota có thể sẽ một lần nữa bắt tay hợp tác với Tesla để phát triển một dòng SUV cỡ nhỏ chạy điện hoàn toàn mới
Nếu tin đồn này là đúng, nhiều khả năng thời gian tới sẽ xuất hiện một mẫu SUV điện với mức giá hợp lý chỉ khoảng 25.000 USD ( 589 triệu đồng). Đây chắc chắn sẽ là một mẫu xe hơi rất có tính cạnh tranh khi được dung hòa giữa các tính năng, phần mềm hàng đầu trong nền công nghệ xe điện của Tesla và sự tin cậy đến từ danh tiếng của Toyota.
Trước đó, Toyota cũng đã công bố kế hoạch điện khí hóa 40% dòng sản phẩm của mình từ nay đến năm 2025 và 70% vào năm 2030. Tuy nhiên, Toyota không đi theo hướng “độc nhất” xe điện như nhiều hãng xe lớn khác mà cam kết phát triển các dòng xe plug-in hybrid, hybrid, xe thuần điện và xe sử dụng pin nhiên liêu hydro trong tương lại.
Trước đó, Toyota đã từng hợp tác với Tesla trong việc phát triển mẫu RAV4 chạy điện
Đây cũng không phải lần đầu Toyota và Tesla bắt tay hợp tác trong việc phát triển xe. Vào năm 2010, hãng xe Nhật Bản đã mua lại 50 triệu USD cổ phần của Tesla và hợp tác trong việc phát triển mẫu RAV4 chạy điện. Tuy nhiên, Toyota đã bán lại toàn bộ số cổ phần này vào năm 2017.
Hiện cả Tesla và Toyota đều chưa có bất kỳ phản hồi nào trước tin đồn trên.
Xe Xanh: Nền công nghiệp xe điện và cuộc chiến đất hiếm không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc
Sự bùng nồ của nền công nghiệp xe điện cùng sự xuất hiện của các nguồn năng lượng thay thế đã khiến cho đất hiếm trở thành "kho báu" của thế kỷ 21.
Video đang HOT
Tính đến nay là hơn 5 năm kể từ khi tập đoàn sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ - Molycorp, sụp đồ với khoản nợ 2,3 tỷ USD. Chính sự kiện này đã khiến Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung ứng đất hiếm lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc.
Tại sao đất hiếm lại quan trọng đến vậy?
Đất hiếm được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất, chúng chưa 17 loại nguyên tố quan trọng, bao gồm: scandium, yttrium, lanthanum, cerium, praseodymium, neodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium, erbium, thulium, ytterbium và lutetium. Đây đều là các chất cần thiết cho hầu hết các ngành công nghiệp hàng đầu hiện nay như: chế tạo vệ tinh viễn thông, vệ tinh định vị, máy bay, xe hơi, điện tử tiêu dùng hay quân sự.
Đất hiếm chưa 17 loại khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất và vận hành các ngành công nghiệp chủ chốt như: Điện tử, ô tô, hàng không vũ trụ, viễn thông...
Trong đó, Neodymium là chất được sử dụng cho việc chế tạo nam châm điện vĩnh cửu bên trong các turbin gió, động cơ của xe điện và nhiều máy móc hiện đại khác. Loại khoáng chất này đang chiếm tới 1/5 lượng tiêu thụ đất hiếm trên toàn cầu.
Với sự bùng nổ của các phương tiện sử dụng động cơ điện những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ các loại đất hiếm ngày càng tăng, và biến chúng thành báu vật của thế kỷ 21. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IAEA: "Một chiếc xe hơi điện sử dụng lượng khoáng chất gấp 5 lần xe hơi thông thường và một nhà máy điện gió sẽ cần gấp 8 lần lượng khoáng chất so với một nhà máy chạy bằng khí đốt cùng công suất."
Các công nghệ ứng dụng năng lượng xanh tiêu tốn nhiều khoáng chất hơn so với năng lượng hóa thạch
Theo con số ước tính về lượng đất hiếm trên toàn cầu hiện nay: Trung Quốc chiếm 55% dự trữ có thể khai thác, Mỹ là 10 - 15%, Ấn Độ và Austalia là 3%.
Được biết, việc khai thác đất hiếm sẽ làm phát sinh ra một lượng lớn chất thải và các công ty khai thác khoáng bắt buộc phải chi trả một khoản kinh phí rất lớn cho hệ thống làm sạch. Cũng vì lẽ đó mà mỏ đất hiếm Moutain Pass tại California buộc phải đóng cửa vào năm 2002 do thiếu kinh phí.
Trung Quốc đang sử dụng đất hiếm như một "vũ khí địa chính trị"
Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia chiếm đến 80% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới, khiến cho nhiều quốc gia đang phải chịu phụ thuộc - trong đó có cả Mỹ. Cũng vì lẽ này, mà chính phủ Mỹ đã không đưa đất hiếm vào danh sách thuế quan vì lo ngại Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang nước này.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ 55% số lượng mỏ đất hiếm cung cấp 80% sản lượng đất hiếm đang được sử dụng trên toàn thế giới
Sau khi Molycorp sụp đổ, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều biện pháp với mong muốn kiểm soát chuỗi cung ứng đất hiếm trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2007, Trung Quốc đã công bố các chính sách ưu đãi đối với các nhà sản xuất đất hiếm nội địa và đồng thời cắt giảm nguồn cung cất hiếm cho Công ty WR Grace của Mỹ. Điều này đã khiến WR Grace buộc phải thành lập một chi nhánh tại Trung Quốc nhằm tiếp cận với các chính sách này. Ngoài ra, Trung Quốc còn cố gắng mua cổ phần của các tập đoàn sản xuất đất hiếm khác như Lynas Astralia và Arafura Resources.
Thậm chí, trước đó vào năm 1990, Trung Quốc đã mua lại một công ty con của GM là Magnequench chuyên về sản xuất nam châm vĩnh cửu và chuyển toàn bộ nhà máy về Trung Quốc. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã có một tầm nhìn chiến lược về đất hiếm từ rất lâu trước đây.
Nathan Picarsic, người sáng lập Horizon Advisory, cho biết: "Nhiều khi, Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề lợi nhuận kinh tế. Họ xem việc kiểm soát ngành đất hiếm như một con đường để gianh chiến thắng mà không phải đánh nhau"
Mỏ đất hiếm Mountain Pass tại California, Mỹ
Cũng vì lẽ đó, Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại việc nền kinh tế của nước nay sẽ bị tê liệt và an ninh quốc gia bị đe dọa nếu như Trung Quốc ngưng xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm sang quốc gia này. Nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ sửu dụng đất hiếm làm đòn bẩy nếu như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn kéo dài. Đặc biệt trong bối cảnh Mỹ còn đang có ít nhất 8 vật liệu chính vẫn phải phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cuộc chiến đất hiếm không hồi kết: Mỹ tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp xe điện cũng như sự có mặt của các loại năng lượng thay thế mới, Mỹ đang là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ đất hiếm lớn trên thế giới.
Cũng vì lý do này, Mỹ đang có những động thái nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc đất hiếm với Trung Quốc. Cũng nằm trong chiến lược lần này, mỏ Mountain Pass ở California đã bắt đầu hoạt động trở lại với cái tên mới: MP Materials.
Mỏ đất hiếm tại Australia đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của tập đoàn Lynas
Một mỏ khác ở khu vực Australia cũng đang bắt đầu sản xuất đất hiếm ở quy mô thương mại dưới sự điều hành của tập đoàn Lynas. Bên cạnh đó, tập đoàn Alkane Resources cũng đang nghiên cứu hệ thống sử lý tinh quặng của riêng mình.
Chính phủ Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc thăm do đối với các mỏ đất hiếm trong nước. Được biết, hiện đang có bốn mỏ đất hiếm có tiềm năng khai thác là ở Alaska, Nebraska, Texas và Wyoming. Nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ phải mất từ 10 - 15 năm để có thể mở rộng khai thác được các khu vực mới này.
Tuy nhiên, vấn đề thực tế lại không nằm ở khai thác mà ở khâu chế biến - hiện phần được diễn ra ở Trung Quốc. Chính vì vậy, Mỹ đang muốn đầu tư phát triển hệ thống tinh luyện quặng thô trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc. Trong khi, Lầu Năm Góc cũng đang tài trợ cho việc sản xuất nam châm đất hiếm trong nước, cùng với luật cấm mua nam châm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
"Nước Mỹ cần tập trung đầu tư vào các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có thể tìm thấy trong nội địa đồng thời thực hiện chính sách tái chế các vật liệu quan trọng." - Thượng Nghị sĩ Joe Manchin
Thượng Nghị sĩ Joe Manchin cho biết: "Nước Mỹ cần tập trung đầu tư vào các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có thể tìm thấy trong nội địa đồng thời thực hiện chính sách tái chế các vật liệu quan trọng. Tất cả những điều này có thể làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài đồng thời tạo ra việc làm ngay tại Mỹ".
Ngoài ra, cũng có một số công ty chế biến quặng thô không phải của Trung Quốc cũng có tiềm năng để hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên, để cho Mỹ và các quốc gia khác có thể tự chủ nguồn cung đất hiếm không phải câu chuyện một sớm một chiều.
Trước thông tin này, phía Trung Quốc không đưa bình luận gì thêm và khẳng định họ vẫn là đối tác thương mại tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Corolla Cross bán chạy top đầu tháng 2, hút khách bằng công nghệ an toàn Mẫu SUV của Toyota duy trì doanh số ổn định trên thị trường, đồng thời Corolla Cross tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong phân khúc nhờ hàng loạt tính năng an toàn chủ động. Thị trường ô tô tại Việt Nam tháng 2 giảm 50% doanh số do rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, lượng...