Xe tăng Nga hạ thiết giáp Mỹ ở Ukraine từ khoảng cách 9,5km
Xe tăng T-80 của Nga phá hủy thiết giáp Bradley do Mỹ viện trợ Ukraine từ khoảng cách 9,5km, ngoài tầm bắn của các hệ thống vũ khí chống tăng mà Kiev sở hữu.
RiaNovosti hôm (29/6) đăng tải video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, trong đó cho thấy, kíp lái xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM của Moscow đã khai hỏa đạn pháo trúng xe bọc thép Bradley của Ukraine trên mặt trận Kupyansk từ khoảng cách 9,5km.
Video ghi lại khoảnh khắc T-80 tập kích thiết giáp Bradley của Ukraine. Video: BQP Nga/RiaNovosti
“Xe tăng đã đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách khá xa và ngoài tầm nhìn theo tọa độ thu được với sự trợ giúp của máy bay không người lái (UAV)”, Bộ Quốc phòng Nga thông tin.
Theo hình ảnh được ghi lại, chiếc T-80 khai hỏa dù mục tiêu không nằm trong tầm quan sát bằng mắt thường. Chiếc Bradley của Ukraine phát nổ rồi cháy lớn sau khi trúng đạn.
Khoảng cách 9,5km nằm ngoài khả năng đánh chặn của mọi hệ thống tên lửa chống thiết giáp trong biên chế quân đội Ukraine, khiến binh sĩ của Kiev không có nhiều lựa chọn phản đòn.
Xe tăng T-80 của Nga. Ảnh: Reuters
T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Khi được đưa vào biên chế năm 1976, nó trở thành mẫu tăng chủ lực đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ turbine phản lực, trước khi M1 Abrams của Mỹ ra đời.
Nga những năm qua liên tiếp nâng cấp T-80, trong đó phiên bản hiện đại nhất T80BVM được lắp giáp phản ứng nổ Relikt hiện đại giúp tăng khả năng sống sót của kíp lái. Về hỏa lực, xe trang bị pháo nòng trơn 125mm loại 2A46M-4, có tầm bắn xa và độ chính xác cao.
Chưa rõ loại đạn được sử dụng trong vụ việc mới nhất. Với sự hỗ trợ về tọa độ mục tiêu của UAV, xe tăng T-80 có thể tăng tầm bắn nhờ khai hỏa đạn pháo theo quỹ đạo hình cầu, giống như cách hoạt động của các loại pháo thông thường.
Ukraine từ đầu tháng tung một số lữ đoàn do NATO huấn luyện, trang bị vũ khí phương Tây vào đợt phản công ở chiến tuyến Đông Nam, nhưng hứng thiệt hại nặng nề về nhân lực và thiết bị, bao gồm loạt xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cùng xe chiến đấu Bradley, Stryker mà Mỹ viện trợ.
Ukraine hứng thiệt hại lớn, Mỹ viện trợ khẩn thêm 55 thiết giáp
Mỹ chuẩn bị gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, bao gồm 55 xe bọc thép và đạn dược cho các hệ thống phòng không Patriot và pháo phản lực HIMARS.
Hãng tin AP ngày 26/6 dẫn lời các quan chức Mỹ xác nhận, Washington đang chuẩn bị gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 500 triệu USD dành cho Kiev, nhằm mục đích "củng cố cuộc phản công của lực lượng Ukraine, vốn đang diễn ra chậm chạp trong giai đoạn đầu".
Xe chiến đấu bọc thép Bradley của Mỹ. Ảnh: GettyImages
Gói viện trợ mới nhất gồm 30 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 25 xe bọc thép chở quân Stryker. Mỹ sẽ gửi sang Ukraine thêm đạn dược cho hệ thống phòng không Patriot, đạn pháo phản lực HIMARS, tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa chống radar HARM.
Dự kiến, số vũ khí trên sẽ được rút từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc để đảm bảo đưa ra chiến trường ở Ukraine một cách nhanh chóng, theo Reuters. Đây là lần thứ 41 Mỹ quyết định lấy vũ khí từ kho để gửi sang Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra tháng 2/2022.
Tuần trước, Lầu Năm Góc nói rằng họ đã mắc lỗi tính toán dẫn tới việc các lô vũ khí đã viện trợ cho Ukraine bị tính cao hơn 6,2 tỷ USD so với giá trị thực tế. Điều này dẫn tới việc khoản chênh lệch nói trên sẽ được bổ sung trong các gói viện trợ quân sự cho Ukraine trong thời gian tới.
Xe tăng, thiết giáp Ukraine bị phá hủy trong đợt phản công ở Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters
Ukraine từ đầu tháng tung một số lữ đoàn do NATO huấn luyện, trang bị vũ khí phương Tây vào đợt phản công ở chiến tuyến Đông Nam, nhưng hứng chịu thiệt hại nặng nề về nhân lực và thiết bị, bao gồm loạt xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cùng các xe chiến đấu Bradley và Stryker.
Thống kê của Nga cho thấy Kiev mất 186 xe tăng, hơn 400 xe bọc thép chỉ trong khoảng nửa đầu tháng 6/2023. Cơ quan tình báo quân sự Estonia thì đánh giá Ukraine đã thiệt hại khoảng 10% số trang thiết bị do các nước phương Tây cung cấp sau hai tuần phản công.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ngày 25/6 tuyên bố đợt phản công diễn ra ba tuần qua "là một số hoạt động chuẩn bị", chưa phải chiến dịch chính, đồng thời thừa nhận lực lượng Nga "đã thiết lập những tuyến phòng thủ rất mạnh".
Ông Reznikov cho rằng, cuộc phản công ban đầu "bị kỳ vọng quá mức". Ông khẳng định Ukraine chưa bao giờ lên kế hoạch cho đợt phản công chớp nhoáng, đồng thời tin tưởng chiến dịch này sẽ thành công, giúp Kiev "tiến một bước gần hơn đến chiến thắng".
Theo giới quan sát, đợt phản công lần này của Ukraine khó khăn hơn nhiều giai đoạn mùa Thu 2022 khi Kiev có thể nhanh chóng tái kiểm soát khu vực rộng lớn ở Kherson và Kharkov do Nga chủ động rút về phía bên kia sông Dnipro (ở Kherson) và Oksil (Kharkov) để lập tuyến phòng thủ.
Trên chiến trường, Nga áp đảo hoàn toàn về pháo binh và khả năng tác chiến đường không do các hệ thống phòng không của Ukraine hoặc đã bị phá hủy, hoặc còn rất ít đạn dược để hoạt động. Bên cạnh đó, Moscow đã bố trí các tuyến công sự kiên cố diện tích rộng, bảo vệ bằng mìn.
Nguyên nhân khiến xe chiến đấu bộ binh của Mỹ 'sa lầy' tại Ukraine Kể từ khi Ukraine tiến hành chiến dịch phản công, một số lượng lớn xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ viện trợ đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Eurasian Times, trong ngày 13/6, Chính phủ Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 325 triệu USD cho Ukraine. Gói viện...