Xe tăng Nga bị Javelin vây kín
Lực lượng tăng thiết giáp Nga có nguy cơ phải đối mặt với dòng tên lửa chống tăng được đánh giá là mạnh nhất thế giới hiện nay – tên lửa Javelin.
Hai nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Công ty Raytheon và Lockheed Martin vừa nhận được hợp đồng từ quân đội Mỹ để tích hợp tên lửa chống tăng lên robot chiến đấu loại nhỏ. Để tăng cường khả năng chiến đấu và tấn công chính xác mục tiêu, Javelin đã được tích hợp vào module chiến đấu điều khiển từ xa thông thường (CROWS).
Như vậy, trên robot chiến đấu có kích thước khá khiêm tốn, lực lượng Mỹ vừa có thể tung ra những đòn đánh hủy diệt xe tăng đối phương bằng tên lửa lại vừa có thể dùng khẩu súng máy cỡ lớn được trang bị trên module chiến đấu.
Robot chiến đấu Mỹ tích hợp tên lửa Javelin.
Hiện một số nguyên mẫu vũ khí này đã được trang bị cho lực lượng Mỹ ở châu Âu tiến hành thử nghiệm, đánh giá hiệu quả. Khi chính thức được triển khai, robot chiến đấu với tên lửa Javelin sẽ được Mỹ ưu tiên cho những đơn vị đang có mặt tại châu Âu.
Cùng với đó, Mỹ cũng vừa chuyển giao xong Javelin cho Gruzia theo hợp đồng được 2 bên ký kết hồi năm 2017 với tổng trị giá lên tới 75 triệu USD. Những hệ thống Javelin sẽ nâng cao khả năng phòng thủ của Gruzia.
Điều đặc biệt là cùng với số tên lửa có trong hợp đồng mua bán vừa chuyển giao xong, nếu Gruzia cần, Mỹ có thể cung cấp với số lượng nhiều hơn nữa. Việc Mỹ hoàn thành chuyển tên lửa chống tăng hiện đại hàng đầu thế giới cho Gruzia đang tạo nên thế trận Javelin vây chặt Moscow từ Nam cho đến Tây nước Nga.
Video đang HOT
Bởi ngay trước khi hoàn thành chuyển giao Javelin cho Gruzia, Ukraine cũng đã nhận được lô tên lửa đầu tiên dù Mỹ và Bộ Quốc phòng Ukraine không thừa nhận.
Với cách bán và triển khai Javelin của mình, Mỹ có thể khiến Nga lo lắng bởi trước đó, Javelin đã có mặt tại Na Uy, Lithuania, Estonia – những quốc gia trên tuyến đầu chống Nga của NATO. Cùng với đó, Mỹ còn thường xuyên mang tên lửa Javelin đến Baltic tập trận.
Theo thống kê của truyền thông Nga, chỉ tính từ năm 2017 đến nay, đã có khoảng 10 cuộc tập trận có Mỹ và tên lửa chống tăng Javelin tham gia. Mới đây nhất là cuộc tập trận hồi tháng 5/2019 tại Estonia.
Thông tin về cuộc tập trận này được cơ quan báo chí của khối NATO xác nhận Lực lượng vũ trang Estonia và Mỹ đã phá hủy hàng loạt mục tiêu giả định giống T-90 của Nga bằng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin.
Theo tạp chí Defense News, với lối đánh cực hiểm và sức mạnh của vũ khí này, ngay cả tăng Armata của Nga cũng không thể đỡ nổi một khi bị tên lửa này tấn công. Để hoàn thành nhiệm vụ, Javelin được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương.
Đạn tên lửa nặng 11,8kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm đặt trong ống phóng để bảo vệ khỏi sự hư hỏng từ môi trường. Nó được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).
Tên lửa dùng cơ cấu phóng mềm, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu. Tên lửa sở hữu cách bổ nhào từ trên cao – nơi tồn tại điểm yếu phòng thủ của xe tăng.
Với cơ cấu phóng này, luồng phản lực khi quả đạn rời bệ phóng rất nhỏ, đảm bảo an toàn hơn cho xạ thủ và người xung quanh. Tên lửa đạt tầm bắn hiệu quả từ 75m tới 2.500m, tầm bắn tối đa gần 5.000m.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Hệ thống THAAD "đánh bại" S-400 Nga
Việc Mỹ và Saudi Arabia chính thức ký hợp đồng hệ thống đánh chặn THAAD cho thấy, tổ hợp S-400 Nga đã thất bại khi muốn có mặt tại Riyadh.
Thông tin về thương vụ này được Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, ngày 19/7, nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã trúng thầu thương vụ trị giá gần 1,5 tỷ USD xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD cho Saudi Arabia, qua đó nâng tổng giá trị của thỏa thuận lên mức hơn 5 tỷ USD.
Theo Lầu Năm Góc, hợp đồng mới là một sự sửa đổi đối với thỏa thuận đã đạt được trước đây về việc sản xuất hệ thống lá chắn tên lửa THAAD cho khách hàng Saudi Arabia. Hợp đồng mới tiết lộ, Riyadh mua của Mỹ 44 bệ phóng, tên lửa và các thiết bị liên quan thuộc Hệ thống THAAD.
Hệ thống THAAD.
Việc Mỹ tuyên bố đã ký hợp đồng thương vụ THAAD với Saudi Arabia đã gây bất ngờ cho nhiều người và động thái này đã được cựu chuyên gia cấp cao CIA Bruce Riedel, hiện làm việc tại Viện Chính sách Brookings cho rằng, đây là quyết định níu kéo đồng minh tại vùng Vịnh của Mỹ.
Thương vụ THAAD đã được Mỹ và Saudi Arabia đặt lên bàn nghị sự từ mấy năm gần đây nhưng chưa có quyết định chính thức nào được thông qua. Hồi cuối tháng 5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dự lễ ký kết một loạt hợp đồng quốc phòng với Saudi Arabia có hợp đồng bán vũ khí khổng lồ trị giá 110 tỉ USD có hiệu lực ngay lập tức và một hợp đồng quân sự khác trị giá tới 350 tỉ USD kéo dài trong vòng 10 năm.
Gói hợp đồng quốc phòng này sẽ hỗ trợ an ninh trong dài hạn đối với Saudi Arabia và vùng Vịnh trước các mối đe doạ từ bên ngoài. Nó cũng tăng cường năng lực của Saudi trong các chiến dịch chống khủng bố trên khắp khu vực, giảm gánh nặng lên quân đội Mỹ trong việc tiến hành các chiến dịch này.
Chi tiết về bản hợp đồng vũ khí cực lớn này không được công bố, nhưng theo một số nguồn tin từ giới chức Washington, thương vụ này bao gồm các xe tăng, xe chiến đấu Bradley, pháo M109, xe thiết giáp chở quân và trực thăng. Tại thời điểm đó, hệ thống THAAD lại nằm trong gói hợp đồng 350 tỉ USD kéo dài trong vòng 10 năm giữa 2 nước.
Nhưng sau đó, Mỹ đã chấp thuận bán THAAD cho Saudi Arabia - quyết định được đưa ra sau khi Moscow và Riyadh ký một số thỏa thuận về kế hoạch mua hệ thống phòng thủ S-400. Chính vì vậy, Bruce Riedel cho rằng quyết định của Mỹ cho thấy Washington đang muốn níu kéo đồng minh.
Ban đầu, việc Saudi Arabia khăng khăng với kế hoạch mua hệ thống S-400 và rất ít cơ hội dành cho THAAD xuất phát từ nguyên nhân hệ thống phòng không chủ lực của nước này - hệ thống Patriot PAC 3 do Mỹ cung cấp đã hoạt động không hiệu quả trong suốt thời gian qua khiến nước này chịu nhiều tổn thất.
Và THAAD cũng không thoát khỏi nghi vấn trở thành kẻ vô dụng đắt tiền bởi vũ khí này cũng chưa một lần thực chiến. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Nhật Bản không mua THAAD như Hàn Quốc mà quyết định xây dựng hệ thống phòng Aegis trên cạn.
Nhưng mọi nhận định đã thiếu chính xác và Saudi Arabia đã đưa ra lựa chọn cuối cùng của mình. Chỉ có điều lựa chọn đó không dành cho S-400 của Nga mà là hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Nga thử nghiệm thành công tên lửa chống đạn đạo mới Ngày 2/7, Bô Quôc phong Nga thông báo Lực lượng Phòng thủ Không gian Vu tru Nga đa thư nghiêm thành công môt tên lưa chông đan đao mơi tai một sa mạc ở Trung Á, trong bối cảnh quân đội nước này chuẩn bị tiếp nhận hệ thống phòng không S-500 Prometey thế hệ kế tiếp. Hệ thống tên lửa S-500 của...