Xe tăng Leopard-2 liệu có thay đổi cục diện chiến trường Ukraine?
Theo các thông tin công khai, trong số xe tăng Mỹ và Phương Tây dự kiến viện trợ cho Ukraine, các phiên bản của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard-2 do Đức chế tạo sẽ được viện trợ nhiều nhất.
Thực tế, MBT Leopard-2 là dòng xe tăng hiện đại được thiết kế để chống lại “ làn sóng thiết giáp” khổng lồ của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Nó đã được nâng cấp liên tục trong nhiều thập kỷ qua và hiện vẫn là một trong những dòng MBT phổ biến trên thế giới và được đánh giá cao về khả năng bảo vệ, hỏa lực, độ tin cậy. Tuy nhiên, chiến trường Ukraine là môi trường tác chiến khác biệt và cực kỳ khắc nghiệt đối với mọi loại phương tiện chiến đấu hiện đại nhất. Vậy MBT Leopard-2 có là dòng xe tăng thay đổi cục diện chiến trường Ukraine?
Xứng danh MBT của người Đức
Dù không phải là quốc gia khai sinh ra xe tăng, nhưng cùng với Liên Xô, Đức là quốc gia có truyền thống phát triển và sản xuất những mẫu xe tăng trứ danh trên thế giới. Trong Thế chiến 2, chắc hẳn sẽ nhiều người không thể quên được các mẫu xe tăng uy lực như Tiger và Panther do người Đức phát triển và tung ra chiến trường. Truyền thống này sau đó tiếp tục được Tây Đức duy trì và phát triển. Dòng xe tăng Leopard và sau này là mẫu Leopard-2 do hãng chế tạo Krauss-Maffei sản xuất đã tiếp tục duy trì được uy tín của người Đức trong lĩnh vực phát triển vũ khí.
MBT Leopard-2 hiện là một trong những dòng xe tăng hàng đầu thế giới hiện nay. Ảnh: Wikipedia.
Khi nhắc tới xe tăng Leopard-2, đầu tiên phải nhắc tới nguyên mẫu MBT-70 hợp tác giữa Mỹ và Tây Đức. Đây chính là nguyên bản công nghệ để sau này Mỹ và Đức phát triển các dòng xe tăng danh tiếng tới thời điểm hiện tại là Leopard-2 và M1 Abrams.
Chính vì có chung thiết kế gốc, cả 2 dòng MBT của Mỹ và Đức đều chia sẻ tư duy thiết kế của phương tiện đấu tăng chủ lực ưu tiên vỏ giáp ở bán cầu trước và mang một khẩu pháo uy lực và hiệu quả đối phó với các dòng xe tăng của Liên Xô cùng thời. Vì thế, không quá ngạc nhiên khi Mỹ mua công nghệ pháo 120mm nòng trơn L/44 của Đức để trang bị trên xe tăng Abrams hay Đức mua công nghệ quan sát quang-ảnh nhiệt của Mỹ để trang bị trên các phiên bản Leopard-2.
Uy lực, sự tin cậy, hiệu quả của Leopard-2 đã được minh chứng trong thực tế và nó nhận được sự công nhận trên thế giới và được hàng chục quốc gia đặt mua với khoảng hơn 3.000 xe được chế tạo, trong đó hơn 2.200 xe để xuất khẩu. Hiện tại, phần lớn các quốc gia châu Âu đang sở hữu các biến thể của xe tăng Leopard-2.
Trong suốt hàng thập kỷ tồn tại, Đức đã liên tục nâng cấp MBT Leopard-2 để phù hợp với phương thức tác chiến hiện đại và các đặc thù tác chiến riêng của từng quốc gia nhập khẩu. Một trong những biến thể đáng chú ý nhất và cũng là loại được Đức viện trợ cho Ukraine chính là biến thể Leopard-2A5/6 với hệ thống giáp phức hợp kết hợp với giáp hộp bổ sung thế hệ thứ 3 để tăng cường khả năng bảo vệ trước các loại vũ khí chống tăng cầm tay, cũng như nâng cấp phiên bản pháo chính mới L/55 uy lực hơn.
Video đang HOT
Cùng với đó là hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 5km và tấn công chính xác ở cự ly 2km đã giúp Leopard-2 tiếp tục là MBT hiện đại và mạnh mẽ hàng đầu thế giới.
Hình ảnh xe tăng Leopard-2 bị bắn cháy tại Syria ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của dòng MBT này. Ảnh: Defense News.
Đối thủ xứng tầm tại Ukraine
Trong cuộc chiến giữa MBT và vũ khí chống tăng giống như quan hệ “mâu-thuẫn”, cả hai đều liên tục phát triển để đối phó lẫn nhau. Chính vì thế khi xe tăng Leopard-2 liên tục nâng cấp khả năng bảo vệ và hỏa lực thì vũ khí chống tăng lại có phần phát triển nhanh hơn.
Chưa tính tới phiên bản Leopard-2A5/6, tại chiến trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tung các xe tăng Leopard-2A4 nâng cấp tham chiến và đã nhận quả đắng thì chúng không chống chịu nổi các loại tên lửa chống tăng chưa phải mạnh nhất của Liên Xô và Nga là 9M113 Konkurs và Mertis-M. Hình ảnh xác những chiếc Leopard-2 bay tháp pháo tương tự như xe tăng Nga trên chiến trường năm 2016 đã ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của dòng MBT chủ lực của NATO.
Tại Ukraine, xe tăng Leopard-2 sẽ phải đối phó với nhiều loại vũ khí chống tăng nguy hiểm hơn nữa của Nga, cũng mối nguy cơ đến từ vũ khí chính xác cao tấn công từ trên không trước khi có cơ hội đối mặt trực tiếp với các dòng MBT chủ lực của Nga như T-72B3, T-80BVM hay T-90M.
Chiến trường Ukraine hiện tại có đủ khả năng chôn vùi danh tiếng của mọi loại MBT hiện đại của thế giới khi đối thủ là Nga, siêu cường vũ khí thế thới. Ảnh: Defense Talk.
Lớp giáp phức hợp thế hệ thứ 3 liệu có thể đối phó hiệu quả với các loại vũ khí chống tăng cực kỳ uy lực như Kornet, Vikhr, Shturm…vốn được thiết kế với mục tiêu chính đối phó với xe tăng của Mỹ và phương Tây hay không vẫn là dấu hỏi lớn. Nên nhớ rằng, vũ khí càng tinh vi, càng hiện đại thì tỷ lệ xảy ra lỗi hoặc hỏng hóc khi gặp các tác động mạnh mẽ của các loại hỏa lực tấn công trên chiến trường càng cao. Một phát bắn của vũ khí chống tăng có thể không đủ để hạ xe tăng Leopard-2, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc hoạt động ổn định của hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực trên xe hoặc khiến nó phải quay trở về tuyến 2 sửa chữa.
Cùng với đó, các xe tăng T-90M của Nga hiện tại cơ bản đã cân bằng với MBT của NATO về hỏa lực và tầm giám sát, thậm chí có ưu thế hơn 1 phần nhờ khả năng phóng tên lửa AT-11 Sniper qua nòng pháo chính.
Leopard-2 thậm chí chưa chắc có khả năng kịp đụng độ T-90M trước khi bị hỏa lực chống tăng của Nga tấn công và tiêu diệt. Ảnh: Topwar.
Mặt khác, việc tăng cường giáp bảo vệ đã khiến cỗ xe tăng Đức tăng trọng lượng lên tới hơn 60 tấn, nên dù trang bị động cơ diesel tăng áp 1.500 mã lực thì khả năng cơ động của Leopard-2 trên địa hình bùn lầy và đã bị tàn phá thời gian qua cũng là dấu hỏi lớn.
Xét một cách toàn diện, Leopard-2 với khả năng và truyền thống của mình sẽ là loại vũ khí đáng gờm tại chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, nếu để coi nó là vũ khí có thể thay đổi chiến trường tại Ukraine vẫn là dấu hỏi lớn và chỉ có thực tiễn chiến trường mới có thể chứng minh.
Lý do xe tăng Arbrams có thể không phù hợp với chiến trường Ukraine
Xe tăng M1 Abrams mà Washington gần đây đã cam kết gửi cho Ukraine có thể sẽ trở thành gánh nặng thay vì tăng cường khả năng chiến đấu cho Kiev, do nhu cầu bảo trì và hậu cần quá phức tạp.
Theo trang Financial Times, chiếc xe tăng nặng 70 tấn này có một động cơ tua-bin khí, cho phép nó tăng tốc nhanh hơn động cơ diesel nhưng lại yêu cầu bảo trì phức tạp và tiêu thụ lượng nhiên liệu lớn hơn.
Cựu chỉ huy trung đội thuộc Lục quân Mỹ John Nagl cho biết các binh sĩ đã phải dành rất nhiều thời gian để xử lý bộ lọc khí của loại xe tăng này trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003, do lo ngại cát sẽ lọt vào động cơ xe tăng và không thể hoạt động.
Ông nói thêm vào thời điểm đó trung đội "đã phải dành rất nhiều thời gian để đập các bộ lọc không khí theo đúng nghĩa đen".
Trước đó, chuyên gia quân sự Sergey Suvorov nhận định với hãng thông tấn TASS rằng các xe tăng M1 Abrams dường như sẽ không thể sửa chữa trong điều kiện chiến trường và không phù hợp cho những chiến dịch tại các vùng lãnh thổ nhiều bụi như ở Ukraine.
Ngoài ra, xe tăng M1 Abrams mà Mỹ quyết định hỗ trợ cho Ukraine có những điểm yếu khiến cho chúng dễ bị phá hủy bởi những vũ khí thời Liên Xô, trong đó có xe tăng T-55.
"Kinh nghiệm chiến đấu ở Iraq đã cho thấy chúng có thể bị lửa phá hủy. Tháp pháo của xe tăng này từng bị pháo 100mm của xe tăng T-55 xuyên qua. Có cả những bằng chứng cho thấy xe tăng Abrams từng bị tấn công bởi súng tự đông của cả xe chiến đấu bộ binh Bradley và xe BMP-2 của chúng tôi", ông nói.
Chuyên gia này cũng nói rằng có những trường hợp cho thấy xe tăng của Mỹ từng bị xe tăng T-72 của Liên Xô phá hủy hoặc bị súng phóng lựu chống tăng RPG-7 "xóa sổ".
Tờ Financial Times cũng nhấn mạnh việc duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe tăng Abrams yêu cầu các loại máy móc hoàn toàn khác biệt so với các loại xe tăng khác mà phương Tây cam kết sẽ hỗ trợ Kiev. Ngoài ra, việc huấn luyện các binh sĩ điều khiển sẽ tăng này cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh đó, loại xe tăng này cần nguồn cung cấp phụ tùng thay thế ổn định và có một thùng chứa nhiên liệu 500 gallon cần nạp đầy mỗi ngày bằng nhiên liệu máy bay vì nó không thể chạy bằng dầu diesel.
"M1 Abrams là một chiếc xe tăng tuyệt vời, nhưng nó là xe tăng của Mỹ và cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ yêu cầu tất cả các phương tiện hậu cần trên khắp thế giới", ông Nagl nói.
Ông Josh Kirshner, Giám đốc điều hành Beacon Global Strategies, công ty tư vấn chiến lược, cảnh báo những hạn chế về hậu cần cuối cùng có thể biến Abrams trở thành gánh nặng đối với Quân đội Ukraine vì họ có thể dễ dàng trở thành "con mồi" cho các cuộc tấn công của Nga.
Trước đó, hồi tháng 12/2022, Lầu Năm Góc đã từ chối cung cấp xe tăng M1 Abrams cho Ukraine vì lập luận rằng chúng quá khó vận hành . Sau đó, Washington thay đổi lập trường vào tháng 1, hứa hẹn cung cấp 31 xe tăng Abrams cho Kiev. Tuy nhiên, dự kiến phải mất ít nhất vài tháng nữa phương tiện này mới đến tay Ukraine.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên hỗ trợ vũ khí cho Kiev, cho rằng hành động đó sẽ chỉ kéo dài xung đột. Bình luận về việc cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng chúng sẽ "bốc cháy giống như phần còn lại" các vũ khí phương Tây.
Gợi ý bất ngờ của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nhằm gỡ nút thắt gửi xe tăng cho Ukraine Với gợi ý này, Đức có thể không có lý do gì để trì hoãn việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của mình tới chiến trường Ukraine nữa. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul. Ảnh tư liệu: Reuters/Getty Image Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh ABC News ngày 22/1 (theo giờ địa phương), Hạ...