Xe quá khổ, quá tải ‘tung hoành’ trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Tình trạng xe container, xe cơi nới kích thước để chở hàng quá tải đang “ nóng” trở lại trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dịp cuối năm.
Liên quan đến tình trạng các phương tiện chở hàng quá tải, cơi nới thành thùng, lưu thông trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tháng 11/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Cục Quản lý đường bộ I; các Sở GTVT Hà Nội, Hà Nam và Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trong khi đó, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cũng đang thực hiện kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm về kích thước thùng hàng, chở quá tải trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Thời gian thực hiện đến hết tháng 12/2021 với mục tiêu xử lý triệt để tình trạng xe chở quá tải.
Tuy nhiên ngay giữa cao điểm các đơn vị đều ra quân ngăn chặn và xử lý vi phạm thì tình trạng xe container, xe cơi nới kích thước để chở hàng quá tải lại đang “nóng” trở lại trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Rất nhiều phương tiện chở xi măng có dấu hiệu quá tải, không che chắn cẩn thận lưu thông trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: Cao Tuân
Ông Vũ Ngọc Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, mỗi ngày có trên 6.000 lượt xe tải lưu thông trên cao tốc, trong đó có rất nhiều xe cơi nới thành thùng, chở hàng quá tải. Tình trạng này gây mất an toàn giao thông cũng như phá vỡ kết cấu hạ tầng.
Được biết, đơn vị này đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ GTVT lắp trạm cân ở 8 điểm ra vào cao tốc để ngăn chặn vi phạm. Trong khi đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang trình Bộ Giao thông vận tải đề án kiểm tra tải trọng xe tự động trên toàn quốc, nhằm hạn chế sự can thiệp do con người tác động vào quá trình cân kiểm tra, tăng cường xử phạt vi phạm xe quá tải và loại bỏ tiêu cực.
Video đang HOT
Tình trạng xe quá tải “tung hoành” dịp cuối năm gây mất an toàn giao thông, phá vỡ kết cấu hạ tầng…
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khoẻ & Đời sống trong một giờ trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có đến hàng chục phương tiện có dấu hiệu quá tải, nối đuôi nhau chạy với tốc độ cao. Điển hình như các xe BKS: 29H-105.55; 29H-117.04; 90H-002.59; 90C-078.33; 90C-093.67, mooc 90R-005.46; 99C-125.84, mooc 99R-002.87; 90C-043.23, mooc 90R-003.86…
Để ngăn chặn và xử lý vi phạm, phóng viên đã liên hệ với Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ – Cục Cảnh sát giao thông) để phối hợp.
Những phương tiện cơi nới thành thùng, có dấu hiệu quả tải trọng lưu thông trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đều được phóng viên gửi hình ảnh và thông tin cho Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 để phối hợp ngăn chặn.
Đến cuối chiều 23/12, Chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 cho biết, tổ công tác đã kiểm tra phương tiện 90C-093.67, mooc 90R-005.46 của Công ty TNHH Xuân Trường và phát hiện lỗi quá tải 20,57%; phương tiện BKS 90C-043.23, mooc 90R-003.86 của Công ty TNHH Quang Vân lỗi chở hàng vượt quá 13,94%.
Cũng như các phương tiện BKS 90C-10496, mooc: 90R-007.16 (chở quá trọng tải 29,17%) và BKS 90C-093.04, mooc: 90R- 004.34 (chở quá trọng tải 13,53%) mà phóng viên phối hợp các ngày trước đó, 2 trường hợp này cùng bị lập biên bản chung mức phạt đối với lái xe 900.000 đồng và chủ xe 6.000.000 đồng.
Được biết, đây là mức phạt lỗi vi phạm hành chính rất thấp đối với xe chở quá tải trọng…
Trong ngày 23/12, Tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 đã phát hiện và xử lý được… 2 trường hợp xe quá tải.
Trong cao điểm giao thông Tết từ ngày 15/12/2021 – 14/2/2022, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát tập trung tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Cục CSGT yêu cầu trong khi thực hiện nhiệm vụ TTKS, xử lý vi phạm tiếp xúc với người dân, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CSGT phải đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo của ngành Y tế; nêu cao tinh thần trách nhiệm, văn hóa ứng xử, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác; chấp hành nghiêm điều lệnh; nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn khi thi hành nhiệm vụ.
Vụ vạch xương cá "tiến thoái lưỡng nan": Sở GTVT Hà Nội thừa nhận bất cập
Sở GTVT Hà Nội chính thức thừa nhận, đoạn đường kẻ vạch xương cá "tiến thoái lưỡng nan" từng gây sốt cộng đồng mạng xã hội hồi tháng 11 vừa qua đang có sự bất cập trong tổ chức giao thông.
Nội dung nêu trên thể hiện trong Văn bản số 5980/SGTVT-QLKCHTGT, được Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn ký, gửi Báo điện tử Dân trí trả lời về phản ánh vạch sơn xương cá trên tuyến đường Vành đai 3 (QL1) đoạn từ nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ đến lý trình Km159 258 (qua nút giao đường Vành đai 3 với QL5 cũ khoảng 950m).
Trước đó, đoạn đường này đã gây sốt cộng đồng mạng khi được coi là khiến người đi đường "tiến thoái lưỡng nan", đi thẳng thì mắc lỗi đè vạch xương cá mà tạt sang làn bên cạnh thì mắc lỗi đè vạch kẻ liền.
Sở GTVT Hà Nội thừa nhận, đoạn đường kẻ vạch xương cá nói trên đang có sự bất cập trong tổ chức giao thông (Ảnh: Nguyễn Trường).
Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện trạng tổ chức giao thông trên tuyến đường này về cơ bản được giữ nguyên từ khi tiếp nhận vào năm 2013 cho đến nay. Vào năm 2018, Sở GTVT chỉ điều chỉnh, tổ chức giao thông trên cầu Thanh Trì để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.
Cụ thể, Sở đã tổ chức giao thông phần đường chính cho phép các phương tiện ô tô, xe máy lưu thông hỗn hợp (do chưa có đường gom). Giữa làn dừng khẩn cấp và làn xe ô tô chạy có sơn vạch liền 3.1a. Tại các nhánh ram lên, xuống kết nối với 2 nút giao thông (giao đường cao tốc và đường Quốc lộ 5 cũ) thì bố trí các vạch sơn chữ V (vạch 4.2; thường được gọi là vạch sơn xương cá) tách, nhập làn phương tiện.
Tuy nhiên, khi Bộ GTVT bàn giao đoạn từ cầu Thanh Trì đến lý trình Km159 258 (qua nút giao đường Vành đai 3 với QL5 cũ khoảng 950m) về TP Hà Nội, đoạn đường này đã chưa đầu tư hệ thống đường gom song song như đoạn từ Pháp Vân đến cầu Thanh Trì.
Chính vì vậy, các phương tiện xe máy đi chung với phương tiện ô tô với thiết kế ban đầu của đường Vành đai 3 dẫn đến các phương tiện xe máy đã đi vào làn dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn giao thông.
Cũng theo Sở GTVT, để có giải pháp nhằm giải quyết bất cập về tổ chức giao thông trên đường Vành đai 3 theo như phản ánh và đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho người đi đường, trước mắt, Sở sẽ phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan căn cứ theo quy định hiện hành rà soát lại phương án tổ chức giao thông tại khu vực này để điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc tổ chức hướng dẫn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực trên được an toàn, thuận lợi.
Về giải pháp lâu dài, Sở GTVT cho biết sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống đường gom dọc theo hai bên đường Vành đai 3 từ cầu Thanh Trì đến Quốc lộ 5 (cũ) kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực.
Ngăn chặn 'hung thần' xe 3 bánh chở quá khổ dịp cuối năm Tình trạng xe 3 bánh "thương binh" chở hàng cồng kềnh, quá khổ quá tải, vi phạm luật giao thông đang có chiều hướng gia tăng dịp cuối năm trên nhiều tuyến phố Hà Nội, khi nhu cầu khách hàng tăng cao. Đáng nói, những "hung thần" đường phố này luôn chạy tốc độ cao, ngang nhiên "luồn lách" trong dòng xe cộ...