Xe Nhật, Hàn bán không ‘ế’ như dự đoán tại Mỹ giữa thời dịch COVID-19 nhờ những mẫu xe này
Ít nhất thì phân nhánh Mỹ của các hãng xe quốc tế cũng không phải đối mặt với con số sụt giảm 80% như dự đoán.
Do một số hãng xe đã chuyển sang công bố doanh số theo quý vì sợ số liệu không lạc quan gây ảnh hưởng xấu, doanh số xe bán ra toàn thị trường Mỹ không thể được tổng hợp chính xác mà chỉ có thể ước tính bởi các bên thứ 3. Một số các hãng xe còn tiếp tục công bố doanh số hàng tháng là Mazda, Subaru và Hyundai cho thấy một bức tranh ảm đạm nhưng không tiêu cực như tưởng tượng trước đó.
Cụ thể, Mazda chứng kiến mức giảm doanh số 44,5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái với 10.940 xe bán ra, lượng xe cũ chính hãng bán ra cũng giảm 53,8%. Không ngạc nhiên khi Mazda6 – mẫu xe chưa được nâng cấp trong thời gian qua chứng kiến mức giảm sâu nhất ở 68,1% trong khi Mazda3 và CX-3 cũng sụt giảm hơn 60%.
Video đang HOT
Đồng hương Mazda là Subaru đối mặt với mức giảm trung bình thấp hơn nữa là 47% so với cùng kỳ năm ngoái với toàn bộ đội hình tăng trưởng âm. BRZ, Impreza và Legacy là 3 mẫu xe có tỉ lệ doanh số xuống sâu nhất ở 63,4%, 61,5% và 54,6%.
Về phần Hyundai, thương hiệu Hàn Quốc đối mặt với mức giảm gần 39% với 33.968 xe bán ra, trong đó Tucson dù chưa lên đời vẫn là chỗ dựa vô cùng vững chắc đồng thời đạt mốc tổng 1 triệu chiếc bán ra tính riêng tại Mỹ.
Thương hiệu cùng tập đoàn là Kia chứng kiến mức giảm gần tương tự là xấp xỉ 38% nhưng có nhiều điểm sáng hơn với Seltos hoàn toàn mới và Optima, Sorento cũng như Telluride khởi sắc hơn dự kiến. Genesis chứng kiến mức giảm sâu nhất trong tập đoàn ở ngưỡng 80% với lượng xe G80 bán ra giảm tới 75%, một phần do người tiêu dùng chờ thế hệ mới mở bán.
Dù kết quả không quá khả quan, cả Hyundai và Subaru Bắc Mỹ đều cho biết số liệu thu được khả quan hơn nhiều so với dự đoán chung toàn thị trường là 80% nhờ nỗ lực của hệ thống bán lẻ.
Subaru khẳng định xe tại Việt Nam không bị lỗi bơm xăng như thị trường nước ngoài
Subaru vừa công bố triệu hồi nhiều mẫu xe, trong đó có Outback, Ascent, Legacy và Impreza vì lỗi ở hệ thống bơm xăng có thể khiến động cơ ngừng hoạt động.
Thế hệ mới nhất của dòng Outback tại Việt Nam được nhập khẩu từ Nhật Bản.
Theo thông tin từ Subaru, đây là các xe được sản xuất trong giai đoạn từ ngày 18-6-2018 đến 25-5-2019. Thiết kế cánh quạt bơm xăng trên các xe này không đạt tiêu chuẩn khiến việc bị ngâm trong dung môi hòa tan dẫn tới hiện tượng nứt. Tình trạng này xảy ra lâu ngày sẽ khiến cánh quạt bơm xăng bị biến dạng. Khi đó, bơm xăng sẽ hoạt động chập chờn hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.
Người dùng sẽ gặp hiện tượng xe báo lỗi kiểm tra động cơ, rồi chết máy và không thể đề nổ trở lại. Subaru cho biết, bốn mẫu xe nói trên phải được triệu hồi để thay thế hoàn toàn bơm xăng (miễn phí) nhằm đảm bảo an toàn. Riêng tại Mỹ và Canada, số xe triệu hồi đã là 188.207 xe.
Hiện tại, Subaru chủ yếu sản xuất Outback, Ascent, Legacy và Impreza tại nhà máy Lafayette (Mỹ), trong khi đó, nhà máy tại Gunma (Nhật Bản) của hãng tập trung vào các mẫu BRZ, XV, Forester. Do đó, việc triệu hồi chắc chắn cũng có ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong trao đổi trực tiếp với Subaru tại Việt Nam, được biết xe Outback nhập khẩu vào Việt Nam đến từ Nhật Bản, nên không bị lỗi liên quan tới các xe xuất xưởng tại Bắc Mỹ ở trên.
Trong khi đó, các mẫu Forester và XV, tuy đã ghi nhận có lỗi tương tự ở một số quốc gia Đông Nam Á, nhưng hoàn toàn "miễn nhiễm" tại Việt Nam. Các xe Forester bán ra ở thị trường trong nước được nhập khẩu từ nhà máy lắp ráp tại Thái Lan.
Hoàng Linh
Xe Nhật hay xe Hàn tiết kiệm xăng hơn? Trong 10 mẫu xe tiết kiệm xăng nhất của nước Mỹ năm 2020, có 7 mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản và 3 mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc. Toyota Camry LE 2020 tại Mỹ Theo đánh giá từ EPA (Cơ quan Môi sinh Hoa Kỳ), 10 mẫu ô tô sử dụng động cơ truyền thống cho khả năng tiết kiệm...