Xe máy phải kiểm định khí thải mới được lưu hành
Xe máy có “tuổi thọ” từ 5 năm trở lên sẽ phải kiểm tra định kỳ, nếu đạt tiêu chuẩn về khí thải và được cấp tem kiểm định thì mới được lưu hành. Mức phí kiểm định dự kiến từ 100-150 nghìn đồng/lần/xe.
Đó là nội dung chính trong Dự thảo Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan trước khi ra quyết định thực hiện ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, xe máy là nguồn chính gây ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn nhưng lại chưa được kiểm soát khí thải trong quá trình sử dụng. Đến hết năm 2014, số lượng xe máy đăng ký tại 5 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng và Cần Thơ là hơn 13,4 triệu chiếc, chiếm gần 30% tổng số xe máy cả nước. Vì vậy, việc kiểm soát khí thải trước mắt cần tập trung ở các thành phố lớn, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí.
Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an, cho biết: Đến 31/12/2014 cả nước đã có hơn 45 triệu xe cơ giới được đăng ký, trong đó mô tô 2 bánh chiếm 95% tổng số xe được đăng ký lưu hành. Riêng Hà Nội và TPHCM số lượng xe đăng ký là gần 11,2 triệu xe, chiếm khoảng 25% cả nước.
Trước đó, tháng 6/2010, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố. Theo đó, giai đoạn 2010-2013 triển khai tại Hà Nội và TPHCM, giai đoạn 2013-2015 triển khai tại các thành phố loại 1, loại 2.
Tuy nhiên, đến nay Đề án vẫn chưa triển khai được do kiểm soát khí thải xe máy là vấn đề xã hội lớn, nhạy cảm, phức tạp vì liên quan đến đa số người dân ở các thành phố lớn với đủ mọi đối tượng, thành phần, lứa tuổi và có nhận thức khác nhau; chưa có căn cứ pháp lý đủ mạnh và chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền… Vì vậy, Cục Đăng kiểm cho rằng cần thiết phải có một lộ trình thời gian hợp lý để triển khai những nội dung công việc lớn và phức tạp của đề án từ xây dựng văn bản pháp luật đến nguồn lực, tuyên truyền, giải thích chủ trương.
Số lượng xe máy được đăng ký ở Hà Nội và TPHCM chiếm gần 25% tổng số xe cả nước
Video đang HOT
Với việc kiểm soát khí thải gây ô nhiễm, Cục Đăng kiểm đề xuất lộ trình kiểm soát khí thải trước tiên tại Đà Nẵng. Cụ thể: từ 1/7/2018 áp dụng kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy trên 10 năm sử dụng; từ ngày 1/7/2019 áp dụng với xe trên 5 năm sử dụng. Tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và Cần Thơ, việc kiểm soát khí thải được thực hiện theo lộ trình, từ ngày 1/7/2020 đối với xe trên 10 năm sử dụng; từ 1/7/2021 với xe trên 7 năm sử dụng; từ 1/7/2022 với xe trên 5 năm sử dụng.
Theo Cục Đăng kiểm, do việc kiểm soát khí thải xe máy là vấn đề lớn và phức tạp nên cần triển khai thí điểm tại 1 thành phố có quy mô dân số và lượng xe vừa phải để rút kinh nghiệm trước khi triển khai đồng loạt. Trong khi đó, Đà Nẵng có khoảng 1 triệu dân và đến hết năm 2014 có 713.000 xe máy đăng ký. Chính quyền và người dân Đà Nẵng có ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới thành phố xanh, sạch, đẹp nên phù hợp thực hiện trước để rút kinh nghiệm”.
Phí dự kiến từ 100-150 nghìn đồng
Với quy trình kiểm định, xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải sẽ được cấp giấy chứng nhận và dán tem kiểm định mới được phép tham gia giao thông. Xe không đạt tiêu chuẩn phải được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc nâng cấp, thay thế phụ tùng và được kiểm định lại. Mức tiêu chuẩn khí thải và chu kỳ kiểm định xe máy sẽ do Bộ GTVT quy định cụ thể đối với các loại xe và phù hợp với từng thời kỳ.
Về chu kỳ kiểm định, Cục Đăng kiểm đề xuất chu kỳ kiểm định là 2 năm/lần, sau đó sẽ được điều chỉnh xuống 1 năm/lần. Nơi kiểm định xe máy sẽ được kết hợp giữa các đại lý ủy quyền của nhà sản xuất xe máy với các cơ sở đăng kiểm để thực hiện. Trong đó, đại lý ủy quyền của các hãng xe được xác định là lực lượng chính và có trách nhiệm thực hiện kiểm định xe máy vì đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường cho cộng đồng.
Về chi phí kiểm định, Cục Đăng kiểm kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí kiểm định, lệ phí cấp tem kiểm định khí thải xe máy. Việc thu phí sẽ tiến hành trực tiếp với người đưa xe đến kiểm định với mức tính toán sơ bộ là 100 – 150.000 đồng/lần/xe/2 năm.
Cục Đăng kiểm cho rằng đây là mức chi phí không đáng kể so với chi phí nhiên liệu hàng năm. Đối với người sử dụng xe máy phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa xe đạt tiêu chuẩn khí thải không bị thiệt hại mà còn tiết kiệm được nhiên liệu từ 10 đến 30% sau khi xe bảo dưỡng tốt hơn. Việc bảo dưỡng, sửa chữa cũng làm tăng độ bền của xe.
Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm cũng kiến nghị cần nghiên cứu để thực hiện hỗ trợ việc kiểm soát khí thải xe máy từ nguồn thu thuế bảo vệ môi trường, kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn khác. Theo đó có thể đưa ra cơ chế để người đưa xe đi kiểm định không phải trả tiền, tiền phí được bồi hoàn cho cơ sở kiểm định từ nguồn thu thuế bảo vệ vệ môi trường đối với xăng như kinh nghiệm của Đài Loan.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đề xuất thí điểm kiểm soát khói xe máy ở 5 thành phố lớn
Bộ GTVT đề nghị áp dụng kiểm tra khí thải với xe máy tại năm TP trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ trước khi áp dụng đại trà.
Ngày 19-5, Bộ GTVT cho biết đang tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành và các tỉnh, thành về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với mô tô, xe máy (gọi tắt là xe máy) trước khi trình Thủ tướng quyết định lộ trình áp dụng cụ thể.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị áp dụng kiểm tra khí thải với xe máy tại năm TP trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ trước khi áp dụng đại trà.
Mục tiêu của yêu cầu này là nhằm khống chế lượng khí thải tối đa được phép xả ra môi trường. Các xe thuộc diện buộc kiểm định sau khi kiểm tra, đạt kết quả sẽ được cấp tem kiểm định rồi mới được tham gia lưu thông. Xe không đạt thì phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc nâng cấp, thay thế phụ tùng để kiểm tra lại. Bộ GTVT cũng đang nghiên cứu, đề xuất Chính phủ bổ sung quy định xử phạt vi phạm đối với xe máy tham gia lưu thông mà không có tem kiểm định.
Hiện nhiều xe máy xả khói đen nghịt, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng chưa có biện pháp kiểm soát. Ảnh: MP
Theo Bộ GTVT, về cơ bản có sự thống nhất kiểm soát, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải xe máy. Tuy nhiên, hiện số xe máy rất lớn và điều kiện ở các địa phương khác nhau nên trước tiên thí điểm thực hiện ở các TP lớn, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị thí điểm trước ở Đà Nẵng từ đầu tháng 7-2018 với các xe đã sử dụng trên 10 năm. Một năm sau sẽ áp dụng tiếp với xe đã sử dụng trên năm năm. Riêng ở Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ thì niên hạn xe được chia nhỏ hơn, thành nhóm xe trên 10 năm, trên bảy năm và trên năm năm với lộ trình áp dụng lần lượt từ đầu tháng 7 của các năm 2020, 2021 và 2022.
Bộ GTVT tính toán, nếu được chấp thuận thì đến đầu tháng 7-2018 ước sẽ có khoảng 400.000 xe ở Đà Nẵng được kiểm định.
Chu kỳ, phí kiểm định ra sao?
Trước khi gửi văn bản lấy ý kiến, ngày 7-5 Bộ GTVT đã ban hành quy chế hoạt động của ban điều hành (trong đó có giám đốc Sở GTVT năm TP) đề án kiểm soát khí thải xe máy.
Một thành viên trong ban điều hành cho biết do xe máy rất nhiều nên trước tiên áp dụng với xe trên 10 năm và sau đó với xe trên bảy năm rồi đến trên năm năm sử dụng. "Các nhà sản xuất thường khuyến nghị kiểm định, bảo dưỡng xe máy định kỳ sáu tháng/lần (tương đương khoảng 4.000 km/lần).
Tuy nhiên, để giảm tải cho hệ thống kiểm định, bớt gây ảnh hưởng đến người dân, thời gian đầu chu kỳ kiểm định nên là hai năm/lần, sau đó sẽ xem xét giảm xuống một năm/lần. Mức phí kiểm định và lệ phí cấp tem khoảng 100.000-150.000 đồng/lần/xe/hai năm" - thành viên này nói.
Theo_Dân việt
Cấp riêng bằng lái xe ô tô số tự động: Lợi bất cập hại? Có ý kiến cho rằng việc tách GPLX số tự động chỉ đáp ứng nhu cầu của không nhiều người sử dụng, trong khi đó sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện đào tạo, sát hạch. Và nếu không kiểm soát chặt người sử dụng sẽ "đe dọa" an toàn giao thông....